9X từng giành học bổng tiến sĩ Mỹ: ‘Khi đi làm, học giỏi không mấy quan trọng”
Ngô Di Lân từng là cái tên “đình đám” trong giới du học sinh khi trở thành 1 trong 5 ứng viên xuất sắc nhất được ĐH Brandeis (Mỹ) cấp học bổng tiến sĩ toàn phần ở tuổi 21.
Sau 6 năm, anh thẳn thắn nhìn nhận: “ Học giỏi là điều ít quan trọng nhất khi đi làm, bởi kiến thức chuyên môn là thứ có thể thay thế được”.
Học giỏi chưa đủ làm nên thành công
Giống như nhiều người trẻ khác, Di Lân cũng từng mong muốn một ngày nào đó mình sẽ được học ở những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới. Nhưng cũng như đa số, anh từng bị các trường hàng đầu như Oxford hay MIT từ chối.
Giờ đây nghĩ lại, Lân thừa nhận rằng “việc trượt những trường “top” không có gì ngạc nhiên vì họ đều yêu cầu rất cao về học thuật và bản thân mình cũng chưa chuẩn bị đủ kỹ”. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, anh không tránh khỏi cảm giác thất vọng.
“Điều đó giúp tôi nhận ra một điểm quan trọng, đa số các trường đại học hàng đầu, dù ở Mỹ hay ở những nơi khác, không chỉ coi trọng việc học giỏi. Điểm số cao không phải là một sự đảm bảo tuyệt đối rằng bạn chắc chắn nắm trong tay học bổng, nhất là khi giờ đây, bảng điểm của ai cũng đẹp long lanh.
Tôi biết có rất nhiều bạn điểm GPA không thực sự xuất sắc nhưng nhờ bảng thành tích ngoại khóa đặc biệt ấn tượng, họ vẫn có thể giành được học bổng chẳng kém ai”.
Ngô Di Lân từng giành học bổng toàn phần tại ĐH College Maastricht, sau đó là học bổng Tiến sĩ toàn phần tại ĐH Brandeis (Mỹ)
Giờ đây, sau 3 năm làm trợ giảng ở Mỹ, từng trải nghiệm trong môi trường làm việc ở một công ty quảng cáo lớn và đang triển khai một dự án kinh doanh riêng, Lân tự tin nhận định rằng, học giỏi lại là điều ít quan trọng nhất khi đi làm.
Bởi lẽ, môi trường giáo dục thường chỉ khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức thay vì đi tìm hướng giải quyết mang tính sáng tạo, đột phá. Những học sinh “giỏi” đa phần đạt điểm cao nhờ khả năng giải bài thuần thục chứ không hẳn là vì trí tuệ siêu việt. Hơn nữa, nhà tuyển dụng ban đầu có thể quan tâm tới điểm số, nhưng khi đã vào làm, điểm số không còn ý nghĩa gì nữa.
Lân cũng cho rằng, chỉ giỏi chuyên môn mà không chú tâm rèn luyện kỹ năng mềm thì sẽ rất khó để thăng tiến trong công việc. Những vị trí thủ lĩnh thường dành cho những người có tài dùng người và quản lý.
“Trên thực tế, kiến thức chuyên môn lại là những thứ có thể thay thế được. Giả sử, bạn là trưởng phòng, dưới bạn ắt sẽ có những nhân viên nắm rất vững kiến thức chuyên môn và có thể đưa ra sự tư vấn cặn kẽ, thấu đáo. Nhưng họ không thể là người tổng hợp và đưa ra quyết định. Đó là trách nhiệm của bạn – người trưởng phòng”.
Theo Ngô Di Lân, tầm nhìn chiến lược, trí tuệ cảm xúc cao, năng lực truyền cảm hứng cho những người xung quanh, tinh thần thép để ra quyết định dưới áp lực, đó mới là những gì làm nên một người lãnh đạo giỏi.
Vậy nên ngay từ lúc còn đi học, không nên chỉ cố nhồi nhét mọi thứ để được điểm cao mà cần phải chủ động tham gia các hoạt động xã hội để có cơ hội va chạm với cuộc sống; qua đó học được các kỹ năng thiết yếu như đàm phán, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình, đặt ra câu hỏi, sàng lọc và tổng hợp thông tin,….
“Có những phẩm chất đó, dù các bạn không trở thành lãnh đạo thì vẫn sẽ là một nhân viên xuất sắc. Vì thế, khi tuyển thành viên cho các dự án, tôi không hề quan tâm đến điểm GPA mà chỉ quan tâm tới cách các bạn thể hiện qua những bài kiểm tra tư duy và kỹ năng được thiết kế riêng”.
Video đang HOT
Môi trường là yếu tố quan trọng
Từng trải qua 5 nền giáo dục ở 5 đất nước khác nhau, Ngô Di Lân cho rằng, môi trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công.
“Học tập ở Anh, Thụy Điển, Hà Lan hay Mỹ cơ bản đều giống nhau ở chỗ, những môi trường này đã rèn luyện cho tôi về tư duy phản biện. Việc thầy rất chịu khó tranh luận với sinh viên, sinh viên sẵn sàng tranh luận với nhau khiến tôi dần quen với việc không có một đáp án đúng cho bất kỳ câu hỏi nào.
Bên cạnh đó, việc hình thành tư duy phản biện cũng giúp tôi dám nghĩ khác đi và dám bước trên con đường riêng của mình”.
Theo Di Lân, môi trường thuận lợi để một cá nhân đạt được thành công phải là một môi trường cởi mở – nơi mọi người sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho nhau.
Anh là người sáng lập Tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam (VYCO).
“Nhiều người cho rằng giá trị lớn nhất của việc du học nằm ở việc được học trường tốt, nhưng không hẳn như vậy. Quan trọng nhất, môi trường đó sẽ giúp ta có cơ hội được liên tục giao lưu, va chạm với những ý tưởng mới lạ, độc đáo và gặp được những người chung chí hướng”.
Thành công dễ bị coi là thành tựu cá nhân nhưng thật ra nó lại là sản phẩm của tập thể. Ý tưởng đột phá có thể là của một người, nhưng để trở thành một sản phẩm thay đổi thế giới, dù là Windows hay Facebook, chắc chắn sẽ phải qua tay của rất nhiều người. Cần phải có cả một cộng đồng cùng chung tay để tôi rèn, gọt giũa những ý tưởng thô ráp và biến chúng thành những viên ngọc quý.
Tất nhiên, không phải ai cũng là người may mắn sinh ra đã được đặt vào trong hoàn cảnh thuận lợi. Tuy nhiên, theo Di Lân, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể tự tạo ra một môi trường tốt.
“Tôi có những người bạn sinh ra trong các gia đình không mấy điều kiện. Mặc dù chưa từng được đặt chân ra nước ngoài, nhưng họ vẫn có thể nói tiếng Anh rất hay, phát âm chuẩn xác và sử dụng linh hoạt hơn nhiều bạn học lớp chuyên. Làm được điều đó là nhờ họ có sự quyết tâm sắt đá và chủ động tìm gặp những người bạn nước ngoài để luyện tiếng.
Do đó, môi trường là điều bản thân mỗi người có thể tự tạo ra để đưa mình tới thành công”.
Xây dựng kế hoạch và dám chấp nhận rủi ro
Muốn thành công cần phải có ước mơ. Nhưng để ước mơ thành hiện thực, chắc chắn phải có kế hoạch tốt.
“Tôi có thói quen ngay lập tức mở iPad ra ghi chép khi trong đầu nảy ra ý tưởng gì đó. Sau đó, tôi sẽ vạch ra tầm nhìn của mình là gì; để thực hiện được điều đó cần những bước nào. Việc lên kế hoạch sẽ bắt đầu từ những thứ vĩ mô rồi dần dần từng bước được lập ở mức độ chi tiết hơn”.
Ngô Di Lân từng là Tổng thư ký Chương trình Thanh niên Việt Nam Mô phỏng họp Liên Hợp Quốc (VYMUN) năm 2014, 2015 và 2016.
Khi đã có kế hoạch, muốn thành công cũng phải dám chấp nhận rủi ro.
“Nhiều người rất sợ thua cuộc, sợ mắc sai lầm. Nhưng muốn đột phá, muốn tạo sự khác biệt ắt phải dám chấp nhận rủi ro và làm những điều người khác không dám làm.
Nhưng điều đó không có nghĩa cứ “phi như thiêu thân”. Để chấp nhận rủi ro lớn sẽ cần phải có kế hoạch để kiểm soát rủi ro. Khi đã có phương án để kiểm soát rủi ro rồi, ta phải có lòng dũng cảm để ra quyết định và đối mặt với kết quả, dù tốt hay xấu”, Ngô Di Lân nói.
'Muốn hái quả ngọt, bạn cần lên kế hoạch học tập từ sớm'
Sau khi làm rõ hai bước phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu, chị Phạm Xuân Hương chia sẻ bước thứ ba của chiến lược học tập - lên kế hoạch.
Alan Lakein, tác giả rất nổi tiếng của Mỹ từng nói "Việc lên kế hoạch chính là mang tương lai vào hiện tại, nhờ đó mà bạn có thể hiện thực hóa tương lai, ngay từ bây giờ". Vì vậy, việc triển khai kế hoach chính là hành động từng bước, nhằm gặt hái mục tiêu của tương lai.
Nhiều người thất bại vì không lên kế hoạch chu đáo. Tôi biết một cháu trai, học rất giỏi, được học bổng toàn phần 4 năm ở Phần Lan. Tuy nhiên, từ lúc học đến lúc đi, mẹ và cháu không có kế hoạch chuẩn bị gì. Nghe bạn bè rủ xin học bổng thì xin, có học bổng thì đi, chứ không tìm hiểu và lên kế hoạch.
Khi qua đó, cháu không hiểu về văn hóa nên không hòa nhập với người bản xứ. Cháu được mẹ cưng chiều, không biết tự nấu ăn, lại kén ăn, không ăn được thức ăn xứ lạ. Cháu không tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần để sống tại xứ sở vùng Bắc Âu lạnh lẽo và thưa thớt nên không chịu nổi cái lạnh, sự cô đơn. Sau một năm học, tuy kết quả học tập xuất sắc, cháu vẫn xin bảo lưu để về Việt Nam, vì sụt cân nghiêm trọng. Kể từ đó, cháu không bao giờ quay lại Phần Lan nữa.
Mục tiêu của cháu, dù đã nằm trong tầm tay, chỉ vì không chuẩn bị, không lên kế hoạch chu đáo mà đành tuột mất. Vậy ta phải lên kế hoạch thế nào cho đúng?
Kế hoạch cần được hoạch định từ mục tiêu lớn nhất, xa nhất
Khi làm kế hoạch, tôi luôn chọn mục tiêu lớn nhất để hướng đến. Từ đó, tôi xác định các mục tiêu cụ thể của mỗi giai đoạn.
Nếu mục tiêu lớn nhất của bạn là con du học ở trường hàng đầu của Mỹ, hoặc xin học bổng Mỹ, bạn cần chuẩn bị sao cho ngay tại lớp 11, con cần hoàn thành những nhiệm vụ sau: Toefl, ACT hoặc SAT, các môn AP... (hồ sơ của các con sẽ đẹp hơn, thuyết phục các trường đại học Mỹ hơn khi có chứng chỉ AP). Năm lớp 12, các con cần dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển đại học mà trong đó phần viết bài luận rất quan trọng.
Từ đó, bạn cần phân bổ nhiệm vụ cho từng giai đoạn sao cho hợp lý. Học và thi các môn AP là khó nhất, nên cần nhiều thời gian nhất, vì vậy con phải học từ năm lớp 10 và thi vào năm 11.
Tương tự, bạn phân bổ dần xuống các mục tiêu nhỏ hơn, dễ hơn. SAT nên được học từ sớm (lớp 8 làm quen với PSAT, lớp 9 học SAT, lớp 10 thi SAT lần 1, lớp 11 thi SAT lần 2). Lộ trình này sẽ giúp bé có thời gian và có cơ hội thi thêm lần nữa để nâng điểm SAT.
Nếu muốn đạt điểm GPA (điểm trung bình các môn) tốt nhất cho 3 năm trung học, đồng thời đạt kết quả cao cho các chứng chỉ kể trên, việc học tiếng Anh cần hoàn thành ở năm cuối cấp 2, với kết quả tốt nhất có thể. Tôi từng tiếp xúc rất nhiều học sinh đạt IELTS 8.0 từ năm lớp 6, 7 hoặc 8. Các cháu đó hiện học ở các trường hàng đầu của Mỹ, như Havard, UCLA, Berkeley, Cornell.
Cháu gái tôi, vốn được học bổng cấp 3 A-star của Singapore. Như nhiều nước châu Á, chương trình học phổ thông của Singapore rất nặng và dạy theo chuẩn của Anh. Cháu học rất giỏi, rất chăm chỉ, nhưng không kịp lên kế hoạch từ đầu để chinh phục các mục tiêu nhắm đến việc xin học bổng đại học Mỹ. Mãi đến năm cuối cùng của cấp 3 cháu mới vội vã học và thi SAT, lúc đó không kịp thi SAT Subject, cũng như không có bất cứ chứng chỉ môn AP nào.
Với vỏn vẹn chứng chỉ SAT mà điểm số không quá xuất sắc để được nhận học bổng toàn phần, cháu đã phải từ bỏ giấc mơ vào các đại học hàng đầu của Mỹ. Câu chuyện cho thấy muốn hái quả ngọt, bạn phải lên kế hoạch từ sớm.
Ảnh: Shutterstock.
Kế hoạch cần được định lượng rất cụ thể
Một kế hoạch hoàn chỉnh có đầy đủ 3 yếu tố: Mục tiêu cần đạt (what), thời gian hoàn thành (when), cách thức thực hiện (how). Các yếu tố này cần được định lượng cụ thể.
Với con gái út, khi đưa mục tiêu học tiếng Anh, ông xã tôi đã tham khảo rất kỹ tất cả hệ thống, tiêu chí đánh giá trình độ tiếng Anh, từ Cambridge, IELTS cho đến Toefl và cách quy đổi ra quy chuẩn của khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR - Common European Framework for Reference). Trong từng chứng chỉ, anh còn nghiên cứu các thang điểm của từng kỹ năng.
Tùy theo năng lực hiện tại của con, chúng tôi đã đưa ra các mục tiêu ở từng thang điểm sao cho vừa sức con. Kỹ năng đọc và nghe khá dễ nên được đặt ở thang điểm cao nhất. Kỹ năng nói có mục tiêu vừa phải vì con gái vốn chậm nói. Kỹ năng viết rất khó nên tôi chỉ mong con đạt được đủ điểm.
Kế hoạch cần linh động thực hiện
Gần đây, một ông bố (tận tụy với con một cách hiếm có) ở Hải Phòng nhờ tôi giúp hướng dẫn lộ trình học tiếng Anh cho bé. Người cha ấy đã lên kế hoạch chặt chẽ và vô cùng chi tiết. Bạn ấy trao đổi với tôi cặn kẽ về thời khóa biểu, lịch học, thời gian học, môn học... từng ngày cho con. Tuy nhiên, tôi đã nhẹ nhàng khuyên bạn rằng kế hoạch học tập hãy tùy vào bé.
Khi đã có mục tiêu cụ thể, kế hoạch của bạn chỉ cần xoay quanh nó là được, không nhất thiết phải chi ly, không bao giờ nên cứng nhắc. Vì đứa trẻ mới là nhân vật chính, ta cần linh hoạt khi giao nhiệm vụ học tập cho con.
Con của chúng ta, là một đứa trẻ, không phải robot. Mỗi đứa trẻ mỗi khác, mỗi ngày con cũng khác. Có hôm con vui, có khi con buồn, có lúc con không khỏe. Là cha mẹ, ta cần để tâm quan sát con, hiểu con, để linh động điều chỉnh khối lượng học tập cho con.
Hôm nay con mệt rồi, thôi bố cho con xem Netflix nhé (vẫn là cho con tắm trong tiếng Anh đấy thôi). Cứ thế, chúng tôi điều chỉnh khối lượng, thời khóa biểu học hành, sao cho con không bao giờ cảm thấy mệt nhoài, áp lực. Vì vậy, con chưa bao giờ sợ học. Đó là điều mà bố mẹ cần hết sức lưu ý. Cường độ học tập quá căng thẳng, thời khóa biểu quá cứng nhắc, sẽ làm trẻ thấy nặng nề và sợ học. Một khi bé có thái độ sợ và chán nản học hành thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.
Kế hoạch cần triển khai phù hợp theo mạch học của con
Hoạt động trí não cần được tập trung, việc động não cần có thời gian để đào sâu mạch suy nghĩ. Việc học cũng cần như vậy. Trước khi giao nhiệm vụ cụ thể từng ngày cho con, ông xã tôi luôn xem xét tổng thể lượng bài tập, bài học ở trường và ở nhà mà con cần thực hiện. Tùy vào quỹ thời gian có được trong ngày, anh sẽ phân bổ từng nhiệm vụ vô cùng hợp lý với quỹ thời gian của con.
Các bài học khó, cần động não nhiều, cần mạch học liên tục thì anh sẽ ưu tiên xếp vào khoảng thời gian đủ dài liên tục cho con. Cụ thể là môn viết, môn ngữ văn Anh, hoặc các bài kiểm tra quan trọng, đều được anh xếp thời gian tối thiểu 2 giờ cho con học tập trung mà không bị đứt đoạn bởi bất cứ hoạt động nào. Các bài tập dạng trắc nghiệm sẽ được ưu tiên sử dụng để lấp vào khoảng thời gian trống 30 phút. Những khoảng thời gian thừa, thời gian chết, có thời lượng khoảng 15 phút (chờ mẹ dọn cơm, nghỉ ngơi sau khi ăn...) sẽ được tận dụng cho con đọc sách và xem kênh TedEd, với nội dung mà con yêu thích.
Cuối tuần, với thời lượng khoảng 3 giờ của sáng thứ bảy và chủ nhật là thời gian chất lượng nhất (con thường sảng khoái, minh mẫn sau một giấc ngủ dài và ăn sáng ngon miệng) sẽ được ưu tiên dành cho những nhiệm vụ nặng nề hoặc quan trọng nhất, chẳng hạn ôn lại tất cả bài học của cả học kỳ và hoàn thành bài thi học kỳ của trường trực tuyến.
Như tên gọi của nó, kế hoạch hành động cần được làm mỗi ngày, dù ít hay nhiều, bằng cách này hay cách khác, miễn sao hướng về mục tiêu là được. Kế hoạch cần được thực hiện bằng hành động. Hãy bắt tay làm từng bước, từng chút, dù cho nó còn nhiều thiếu sót, ta sẽ từ từ điều chỉnh trong quá trình thực tế. Không có việc gì có thể đạt được sự hoàn hảo ngay từ đầu. Đừng chờ đợi một kế hoạch hay chiến lược hoàn hảo. Hãy bắt đầu từ bước đầu tiên, ngay hôm nay.
Chị Phạm Xuân Hương, thạc sĩ marketing quốc tế, đã và đang đảm nhiệm vị trí Strategic Marketing Director tại nhiều công ty dược trong và ngoài nước. Chị có 3 con, con trai đầu 26 tuổi, du học ở Australia, đã định cư và làm manager tại Melbourne. Con trai thứ 24 tuổi, tốt nghiệp trường Vatel của Pháp, đang là manager cho một doanh nghiệp F&B của Pháp tại Việt Nam. Con gái út 11 tuổi, đạt học bổng 100%, học vượt lớp hệ phổ thông trực tuyến của Nisai Global School (thuộc tổ chức giáo dục Cambridge - Anh quốc).
Cha mẹ làm gì để giúp con trở nên xuất sắc? Để xây dựng chiến lược học tập đúng đắn, cha mẹ cần đánh giá chính xác con mình, chỉ đầu tư vào năng lực chính, không nên cho học tràn lan. Ảnh minh họa Chuyên gia marketing Phạm Xuân Hương chia sẻ chi tiết bước đầu tiên trong trong xây dựng chiến lược học tập là phân tích bối cảnh, gồm cả con...