9 loại thực phẩm phòng tránh hen phế quản, bảo vệ đường hô hấp hiệu quả
Việc ăn uống đúng cách và khoa học giúp cho cơ thể nâng cao khả năng đề kháng. Không chỉ vậy, thực phẩm phòng tránh hen phế quản còn giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.
Các thực phẩm phòng tránh hen phế quản hay người mắc hen suyễn nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bổ sung các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân có thể cải thiện được tình trạng bệnh cũng như giúp giảm bớt và hạn chế những cơn hen. Do đó việc nắm được các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe này mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người.
1. Quả bơ
Ngoài công dụng lớn nhất của bơ là giúp làm đẹp da, đây còn là loại trái cây có khả năng giảm bớt các ảnh hưởng, triệu chứng mà bệnh hen suyễn gây ra. Thành phần của bơ có chứa chất glutathione – một loại chất có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe mà ít người biết đến.
Theo như kết quả của các nghiên cứu cho thấy, chất glutathione có khả năng giúp bảo vệ các tế bào khỏi các tác động xấu của các gốc tự do và giúp cơ thể loại bỏ các chất độc xâm nhập vào từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra đây còn là một chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Bởi vậy bơ có khả năng giúp hỗ trợ, làm suy giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp cho bệnh nhân hen phế quản.
Bên cạnh đó trong thành phần chính của bơ còn chứa một lượng vitamin E dồi dào tương tự như các loại hạt. Đối với các bệnh nhân mắc hen phế quản nhưng bị dị ứng với các loại hạt có thể sử dụng bơ để bổ sung lượng vitamin E bị thiếu hụt mà không gây tác dụng phụ.
Với những đặc điểm như trên, có thể nói quả bơ không chỉ là thực phẩm phòng tránh hen phế quản mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cân và làm đẹp da.
2. Chuối
Việc thường xuyên bổ sung chuối vào trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cho việc thở trở nên dễ dàng hơn, nhất là đối với những người có tiền sử về bệnh hô hấp. Các nhà khoa học Anh đã đưa ra kết luận rằng nếu trẻ em ăn một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc hen phế quản 34% so với trẻ em không thường xuyên ăn.
Trong chuối có chứa nhiều vitamin B6 (pyridoxine). Đây là chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra adenosine monophosphate dạng vòng (AMP vòng) và adenosine triphosphate (ATP) của cơ thể. Những phân tử này có nhiệm vụ làm giãn các mô cơ mềm ở phế quản, từ đó làm giảm các triệu chứng ho, đau họng, khó thở của người hen suyễn.
3. Súp lơ xanh
Một thực phẩm phòng tránh hen phế quản rất tốt khác đó là súp lơ xanh. Theo như các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy nếu một người bổ sung bông cải xanh trong khẩu phần ăn 3 ngày liên tục, lượng chất chống oxy hóa được cung cấp cho cơ thể sẽ vượt trội hơn so với người ít ăn súp lơ xanh. Việc này sẽ giúp cơ thể kiểm soát và giảm bớt đi tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp. Qua đó sẽ làm giảm đi các triệu chứng của hen phế quản.
4. Cải bó xôi
Đây là một loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe con người nói chung và tốt đối với quá trình điều trị và phòng tránh bệnh hen phế quản nói riêng. Trong thành phần chính của cải bó xôi có chứa các loại chất có khả năng ngăn ngừa hen suyễn như vitamin C, vitamin E, beta-carotene và maggie…
5. Quả Kiwi
Nhờ hàm lượng cao vitamin C trong thành phần, kiwi có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên ăn kiwi kèm với các loại quả khác thuộc họ cam, quýt sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và giảm bớt khả năng mắc hen phế quản đi 50%. Bên cạnh đó kiwi còn rất tốt đối với người đang gặp phải tình trạng ho, khó thở hay chảy nước mũi khi thời tiết thay đổi.
Video đang HOT
6. Hạt lanh
Hạt lanh là một trong các thực phẩm phòng tránh hen phế quản mà ít người biết. Tuy nhiên trong thành phần của nó có chứa rất nhiều khoáng chất mang lại những tác dụng tốt đối với bệnh nhân mắc hen phế quản như kali và magie.
Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp omega 3 và acid béo dồi dào. Các chất này có khả năng giảm bớt viêm nhiễm, hạn chế tình trạng sinh đờm, sốt cao của bệnh nhân hen phế quản.
Do cơ thể khó có thể hấp thụ được hết lượng chất dinh dưỡng có trong hạt lanh nếu để nguyên hạt khi ăn. Cách tốt nhất để sử dụng hạt lanh là nghiề nhỏ chúng rồi rắc lên thức ăn. Chúng không chỉ dễ ăn mà còn góp phần tăng hương vị cho món ăn thêm ngon miệng và hấp dẫn.
Đây là một loại cây được sử dụng để chế biến thành gia vị thường được sử dụng để ướp thịt, cá hoặc để pha chế nước sốt. Trong thành phần của cây hương thảo có hàm lượng axit rosmarinic lớn. Axit rosmarinic là loại polyphenol thực vật có khả năng làm giảm bớt đi tình trạng viêm nhiễm do bệnh hen phế quản gây ra ở đường hô hấp nhờ khả năng chống oxy hóa.
8. Kiều mạch
Trong kiều mạch có chứa maggie. Khoáng chất này có tác dụng rất lớn trong quá trình điều trị hen phế quản và giúp giảm bớt tình trạng co thắt đường hô hấp nhờ khả năng làm giãn cơ ở xung quanh phế quản.
Ngoài ra kiều mạch còn là loại thực phẩm rất ít gây dị ứng và lành tính cho người sử dụng. Nhờ vậy khi sử dụng loại thực phẩm này người mắc bệnh hen suyễn hoàn toàn yên tâm, không gặp phải các tình trạng dị ứng, khó thở hay mẫn cảm với các thành phần dinh dưỡng.
9. Tỏi
Tỏi tuy có mùi khó chịu nhưng lại là một trong những thực phẩm phòng tránh hen phế quản hiệu quả. Nó có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của cơ thể như tăng cường hệ miễn dịch, chữa trị tình trạng khó thở…
Ngoài ra tỏi còn có khả năng ngăn chặn các enzyme sản xuất ra các chất có khả năng gây viêm nhiễm cho cơ thể. Điều này đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân hen phế quản.
Tuy không thể hoàn toàn chữa trị dứt điểm bệnh hen phế quản bằng việc ăn uống, Nhưng việc bổ sung các thực phẩm phòng tránh hen phế quản cho cơ thể hàng ngày sẽ làm giảm bớt đi được phần nào tỷ lệ mắc bệnh. Bởi vậy bạn nên lưu ý thêm các thực phẩm trên vào khẩu phần ăn để phòng ngừa hen phế quản hiệu quả.
Những loại thực phẩm bệnh nhân mắc cục máu đông nên sử dụng
Cục máu đông rất nguy hiểm vì ngăn chặn lưu lượng máu, thậm chí có thể gây tử vong, tuy nhiên chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện tình trạng này.
Các cục máu đông sâu trong tĩnh mạch chân con người được gọi là khối huyết tĩnh mạch sâu hay DVT, và chúng có thể gây tử vong. Các cục máu đông không chỉ ngăn chặn lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi nó có thể bị vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc phổi nơi và làm tăng nguy cơ gây tử vong.
Một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc DVT, bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh viêm ruột và rối loạn đông máu di truyền. Nhưng nguy cơ mắc triệu chứng này đều có khả năng xảy ra với bất kỳ ai, cho dù họ không mắc những bệnh nói trên. Đó là lý do tại sao việc nhận thức được vai trò của chế độ ăn uống trong sự hình thành DVT rất quan trọng.
May mắn thay, DVT có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Và đặc biệt, nhờ vào chế độ ăn uống có thể giảm đáng kể tỷ lệ phát triển cục máu đông. Và sau đây là 7 loại thực phẩm ngăn ngừa cục máu đông nên đưa vào chế độ ăn uống và thực tế.
Nước lọc
Một yếu tố góp phần nghiêm trọng tạo nên các cục máu đông là mất nước. Khi không có đủ nước trong máu, nó sẽ đặc lại. Điều này đẩy nguy cơ mắc chứng này tăng lên. Mặc dù các chuyên gia gần đây đã nghi ngờ về khuyến nghị tiêu chuẩn 6 - 8 ly nước 240 ml mỗi ngày, tuy nhiên việc uống đủ nước cần phải được đảm bảo.
Một cách khác để kiểm tra xem cơ thể đã nhận đủ nước chưa là nhìn vào màu của nước tiểu. Nó nên có màu vàng nhạt trở lên. Nếu nó có màu cam hoặc nâu thì cơ thể đã không được nhận đủ nước để giảm nguy cơ mắc DVT.
Kiwi
Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả rất quan trọng đối với sức khỏe ở nhiều cấp độ, bao gồm cả việc phòng ngừa DVT. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oslo ở Na Uy cho rằng, quả kiwi có khả năng cao hơn các loại quả khác về mặt ngăn ngừa cục máu đông nguy hiểm. Nghiên cứu của họ cho thấy những người ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày có kích hoạt tiểu cầu thấp hơn, cơ chế làm đông máu, so với những người không ăn.
Kích hoạt tiểu cầu thấp hơn làm giảm nguy cơ đông máu và kiwi cũng có công dụng giúp giảm cholesterol. Nếu không thích dùng kiwi có thể thay thế bằng các loại trái cây khác có chứa salicylat, có tác dụng ức chế đông máu, bao gồm cam, dâu tây, việt quất, nam việt quất, nho, nho khô và mận khô.
Đồ cay
Một trong những cách dễ nhất và có hương vị nhất để giảm nguy cơ mắc DVT là ăn nhiều tỏi. Bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã sử dụng tỏi để làm thuốc. Nó có khả năng làm loãng máu riêng biệt nhờ mùi và hương vị cay nồng.
Không chỉ riêng tỏi mà các loại thảo mộc và gia vị khác có nhiều salicylat như húng tây, cà ri, nghệ, ớt cayenne, ớt bột, cam thảo, bạc hà và gừng. Đừng lầm tưởng ăn nhạt mới tốt cho sức khỏe, hãy thêm vị cay vào bữa ăn của mình.
Dầu ô-liu nguyên chất
Dầu ô-liu tốt cho sức khỏe tim mạch hơn so với dầu thực vật, bao gồm cả giảm nguy cơ phát triển cục máu đông. Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã kết luận rằng, phenol có trong dầu ô liu nguyên chất có thể làm giảm mức độ của một vài chất trong máu thúc đẩy cục máu đông.
Sử dụng dầu ô liu để nấu ăn rất dễ dàng, nhưng cũng có thể kết hợp nó với tỏi và các loại thảo mộc giảm khả năng gây đông máu khác để tạo ra một loại nước sốt tuyệt vời cho món salad và bánh mì.
Các loại hạt và ngũ cốc
Các loại hạt và ngũ cốc đều giàu vitamin E, được biết đến là chất tự nhiên có khả năng làm loãng máu. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều vitamin E không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông đầu tiên mà còn ngăn chặn những người đã mắc DVT phát triển nhiều các cục máu đông khác.
Lựa chọn tuyệt vời đối với các hạt là óc chó, hạnh nhân và quả phỉ. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và đậu lăng cũng rất giàu vitamin E.
Hạt lanh và cá
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung thêm 1,8 gram axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể lưu lượng máu và giảm độ dày của động mạch.
Nguồn omega-3 được biết đến nhiều nhất là cá, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá thu và cá cơm. Với những người không thích hương vị của cá cũng có thể thay thế bằng những nguồn thực vật tuyệt vời như hạt lanh và hạt hướng dương.
Rượu vang đỏ và nước nho
Nhâm nhi một ly rượu vào buổi tối thực sự có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông. Rượu vang đỏ đặc biệt tốt vì nó chứa một lượng cao flavonoid, giúp ngăn ngừa cục máu đông bằng cách kiểm soát việc sản xuất tiểu cầu. Nếu không uống rượu, nước nho đỏ cũng có tác dụng tương tự.
Không chỉ rượu vang, các loại rượu nói chung là một chất làm loãng máu mạnh. Nó dường như hoạt động bằng cách giảm kết tập tiểu cầu và nồng độ fibrinogen (fibrinogen là một cục máu đông), đồng thời làm tăng fibrinolysis, đó là quá trình làm tan cục máu.
Tránh dùng chất béo trans
Ngoài các loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đông máu và DVT nguy hiểm, còn cần chú ý đến việc giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được nạp vào cơ thể.
Chất béo bão hòa làm tăng viêm và điều này khiến máu khó lưu thông tự do. Do đó, điều quan trọng là phải giảm các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo, thịt nhiều mỡ, đồ ăn vặt đồ cả mặn và ngọt. Thực phẩm đóng gói cũng ẩn chứa một lượng chất béo gây sốc, vì vậy hãy chắc chắn đọc kĩ nhãn thành phần của chúng.
Một khi người tiêu dùng nâng cấp hương vị thực phẩm với các loại thảo mộc và gia vị được khuyến nghị phía trên, cộng thêm việc uống nhiều nước hơn, thưởng thức nhiều trái cây và các loại hạt, tình trạng thèm chất béo sẽ giảm đi và tỷ lệ hài lòng hơn với chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tăng lên. Và cuối cùng, một trong những rủi ro lớn nhất đối với DVT là lối sống ít vận động, vì vậy hãy đảm bảo vận động và tập luyện đủ mỗi ngày, ngay cả khi không thích tới phòng tập thể dục.
Hương Giang
Theo hhdresearch/vietQ
Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Biến chứng hen phế quản bội nhiễm xảy ra khi tình trạng hen phế quản phát triển nặng hơn. Chúng khiến khả năng hô hấp, hít thở của người bệnh giảm sút và gây nên những cơn sốt dài, thậm chí là nguy hiểm vỡ phế nang. 1. Hen phế quản bội nhiễm là gì? Hen phế quản bội nhiễm là một dạng...