8 bước bảo vệ trẻ em trước dịch Covid-19 được Bộ Y tế khuyến cáo
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo nguồn thực phẩm dinh dưỡng là những phương pháp được các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW khuyến cáo cha mẹ để bảo vệ con trước dịch corona.
1. Thường xuyên vệ sinh thân thể: Đối với những trẻ có bệnh nền, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây, súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ. Ảnh: UNICEF.
2. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người: Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Ảnh: Quỳnh Trang.
3. Hướng dẫn trẻ cách phòng tránh dịch: Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
4. Nguồn thực phẩm cho trẻ: Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Ảnh: Themuslimvibe.
5. Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
6. Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
7. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
8. Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường: Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Theo Zing
Đề phòng lây nhiễm vi rút Corona qua đường du lịch
Tổng cục Du lịch vừa có công văn gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp du lịch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.
Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra màn hình hiển thị máy quét thân nhiệt đối với hành khách quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Theo thông tin từ Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV), đến ngày 23/1/2020 Trung Quốc đã ghi nhận 541 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 17 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 13 tỉnh/thành phồ gồm: Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông, Chiết Giang, Sơn Đông, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam.
Một số nước, vùng lãnh thổ đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập. Do đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Tổng cục Du lịch đề nghị các Sở quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc cập nhật thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của cơ quan chức năng đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa lây nhiễm qua đường du lịch, có giải pháp kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) tuân thủ nghiêm các quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng về việc đảm bảo phòng chống lây nhiễm vi rút nCoV. Kịp thời báo cáo và tuân thủ chỉ đạo của các cơ quan chức năng địa phương nếu phát hiện trường hợp khách du lịch có biểu hiện ốm sốt nhất là khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có bệnh nhân nhiễm vi rút nCoV. Thông tin, hướng dẫn cán bộ, nhân viên và người lao động có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh để lây nhiễm nếu có trường hợp phát sinh liên quan đến khách du lịch.
Đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound), Tổng cục Du lịch yêu cầu không tổ chức tour du lịch cho khách đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm vi rút nCoV cao theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế. Có biện pháp phòng chống dịch bệnh vi rút nCoV cho khách du lịch khi đi du lịch nước ngoài đồng thời hướng dẫn, thông tin đầy đủ đến du khách để khách chủ động phối hợp phòng chống dịch bệnh. Lưu ý hướng dẫn viên tăng cường theo dõi đảm bảo sức khỏe của khách đi tour, thông tin kịp thời đến các cơ quan y tế sở tại và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài khi khách du lịch có vấn đề về sức khỏe, nhất là các triệu chứng liên quan đến vi rút nCoV.
Các cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch thường xuyên cập nhật thông tin của các cơ quan chức năng hướng dẫn phòng chống dịch bệnh liên quan đến khách du lịch. Tuân thủ quy định của chính quyền địa phương, cơ quan y tế dự phòng và sớm có các phương án phòng chống, cách ly, xử lý cụ thể nếu có trường hợp phát sinh lây nhiễm dịch bệnh qua đường du lịch hoặc trong cộng đồng dân cư, đảm bảo tuyệt đối an toàn, sức khỏe của khách du lịch, người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Tổng cục Du lịch đề nghị các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc thường xuyên cập nhật tình hình lây nhiễm vi rút nCoV trên trang web của Cục Y tế dự phòng (http://vncdc.gov.vn), nghiêm túc tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền địa phương về việc triển khai các hoạt động phòng chống lây nhiễm vi rút nCoV trong lĩnh vực du lịch.
Theo XC/Báo Tin tức
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu 2 câu hỏi người dân đang quan tâm về dịch viêm phổi cấp do virus Chủng virus gây bệnh viêm phổi cấp ở Trung Quốc hiện đã lây từ người sang người và chưa có thuốc đặc trị nên Việt Nam phải sẵn sàng ứng phó ở tình huống xấu nhất. Cuối giờ sáng ngày 23-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế đã kiểm tra Bệnh viện...