7 thói quen ăn uống mà tế bào ung thư “thích nhất”: Toàn món quen thuộc trong mâm cơm, biết là độc nhưng ít người có thể từ bỏ
Dưới đây là 7 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư nhất mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh.
Việt nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao trên thế giới. Mỗi năm ở nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. Chỉ khi có đủ kiến thức về ung thư và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta mới có thể hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.
Một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí “Nature Communications” của Mỹ cho thấy việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Con người càng có chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học như thường xuyên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt động vật, fastfood, đồ hộp… thì càng dễ mắc các bệnh ung thư gan, dạ dày, vú, thực quản, thanh quản và bệnh béo phì…
Thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng nhưng đồng thời có thể “phản tác dụng” và gây ung thư.
Dưới đây là 6 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư nhất mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh.
1. Tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày
Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trong 9 năm trên 80.000 người và phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường như đồ uống ngọt, kẹo và các loại thực phẩm khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, các nhà sinh học phân tử ở Bỉ cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị ung thư mà sử dụng nhiều đường thì sẽ càng kích thích các khối u phát triển nhanh hơn. Kết quả của họ được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Nature Communications.
Video đang HOT
Sử dụng đồ ăn nhiều đường có thể khiến khối u phát triển nhanh.
2. Sử dụng đồ uống nóng quá 65 độ C
Nhiều người trong chúng thích nhâm nhi những tách trà, cốc nước ấm nóng… nhưng nghiên cứu thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho thấy đồ uống có nhiệt độ trên 65 độ C có thể gây ung thư thực quản. Vì thức ăn quá nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, ăn đồ nóng lâu ngày niêm mạc bị tổn thương mãn tính, gây viêm mãn tính và tăng khả năng ung thư.
3. Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh
Nhiều người quá lười nấu nướng, thích ăn các thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích… những món này dù thơm ngon nhưng lại làm tăng quá nhiều dầu, muối và nitrite trong cơ thể và làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và cả bệnh ung thư.
Thực tế, loại thực phẩm này đã được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư Nhóm 1, đặc biệt liên quan đến ung thư đại trực tràng và dạ dày từ lâu.
4. Ăn nhiều thịt đỏ
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein là heme, có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư phổi lên 16%; ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 22%. Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa…
5. Ăn nhiều k hoai tây chiên
Theo tờ Indiatimes, khoai tây là món khoái khẩu của nhiều người nhưng chúng lại chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, không tốt cho cơ thể con người. Chúng cũng rất giàu acrylamide, một hóa chất gây ung thư xuất hiện trong thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ cao và làm tăng nguy cơ ung thư.
6. Thường xuyên tiêu thụ c ác loại đồ hộp
Đồ hộp là một phát minh mới trong xã hội hiện đại nhằm tăng sự tiện ích cho cuộc sống và giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, tuy nhiên sự thật là chúng rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Các loại đồ hộp đã được chứng minh có thể chứa loại hóa chất nguy hiểm BPA – đây là một chất gây rối loạn hormone, có liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư. Chất BPA này từ từ ngấm vào thức ăn và trở thành nguyên nhân chính gây ung thư cho con người.
Vì sao chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng chống ung thư hiệu quả?
Chất xơ trong thực phẩm xúc tiến quá trình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn. Các món ăn giàu chất xơ còn chứa nhiều loại hoạt chất chống oxy hoá và vitamin C.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có hai loại chất xơ là loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Ví dụ như chất xơ của khoai tây, bắp cải là dạng hòa tan còn chất xơ của các vỏ của hạt ngũ cốc (gạo, ngô, lúa mỳ...) là xơ thô, bền vững và không hòa tan.
Các loại chất xơ hòa tan được coi là "nguồn năng lượng" tốt nhất cho vi khuẩn đường ruột.
Mặc dù không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất xơ có thể giúp cơ thể phòng ngừa ung thư hiệu quả. Khả năng này của chất xơ đến từ việc chúng có thể hấp thu các độc tố trong hệ tiêu hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol và lipid. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó, các loại chất xơ hòa tan còn là thức ăn cho các lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột. Với một hệ vi sinh khỏe mạnh, nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa sẽ được giảm một cách rõ rệt.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015, các nhà khoa học đã thử hoán đổi chế độ ăn giàu chất xơ của những người dân nông thôn ở Nam Phi, với chế độ ăn giàu chất béo, nhiều thịt của 1 nhóm người Mỹ gốc Phi.
Kết quả là sau 2 tuần hoán đổi chế độ ăn, nhóm người ở vùng nông thôn Nam Phi khi áp dụng chế độ ăn phương Tây đã có hiện tượng tăng lên các triệu chứng viêm trực tràng. Ngoài ra, họ còn bị suy giảm butyrate, loại axit béo chuỗi ngắn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng. Trong khi đó, kết quả lại hoàn toàn trái ngược ở nhóm người Mỹ gốc Phi ăn chế độ giàu chất xơ.
Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan đã phân tích trên 20 nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu chất xơ với tỷ lệ mắc ung thư vú.
Kết quả cho thấy những phụ nữ tiêu thụ hàm lượng chất xơ cao có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 8%, so với những người tiêu thụ chất xơ thấp nhất.
Một khảo sát dựa trên 25 cuộc nghiên cứu, với gần 2 triệu người tham gia, cũng cho thấy mỗi 10 gam chất xơ tăng lên trong khẩu phần ăn, nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột sẽ giảm đi 10%.
Ngược lại, chế độ ăn ít chất xơ đồng nghĩa với việc vi khuẩn đường ruột sẽ bị "thiếu ăn", khiến chúng dần chết đi vì đói. Hệ quả là hệ vi sinh đường ruột bị suy giảm nghiêm trọng về sự đa dạng chủng loại. Thậm chí, khi không được cung cấp thức ăn (chất xơ), các vi khuẩn bị đói sẽ bắt đầu ăn lớp nhầy trên thành ruột của con người.
Các vấn đề thường gặp phải khi thiếu chất xơ là: táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ; rối loạn tim mạch; tăng lượng đường trong máu; dễ viêm loét đường ruột...
Theo bảng "Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam", nhu cầu chất xơ tối thiểu là 18-20g/người/ngày.
Để đảm bảo được nhu cầu chất xơ cần thiết, hàng ngày chúng ta cần ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, gạo, mỳ, ngô khoai... Cần ăn rau và trái cây hơn là uống nước ép vì rau và quả là nguồn chất xơ có giá trị nhất do có chất pectin (chỉ có trong rau quả).
Lưu ý, không nên ăn quá nhiều chất xơ, bởi sẽ cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Những người có "2 xấu" trong ăn uống và "3 xấu" trong sinh hoạt thường có tỷ lệ mắc ung thư rất cao Ung thư xuất hiện thường phụ thuộc vào lối sống và thói quen sinh hoạt của chúng ta, nếu có 2 thói quen xấu trong ăn uống và 3 thói quen xấu trong sinh hoạt này, tỷ lệ mắc ung thư của bạn rất cao. Ngày nay, ung thư dườn như đã trở thành một căn bệnh khá phổ biến, nó xuất hiện...