7 lợi ích tuyệt vời của cái mền nặng khiến bạn ngạc nhiên
Một cái mền thường nặng từ 2 kg đến 13,5 kg, và ngoài việc làm ấm, đặc biệt mền nặng còn có tác dụng trị liệu.
Mền nặng mô phỏng lực ép tạo cảm giác như một cái ôm ấm áp và an toàn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mền nặng mô phỏng theo kỹ thuật gọi là lực ép mạnh. Thực tế, lực ép mạnh có thể được mô tả giống cảm giác như ai đó đang ôm bạn, theo Bright Side .
Ban đầu, loại mền này được các nhà trị liệu sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân, nhưng nó có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác hằng ngày.
Sau đây, trang Bright Side sẽ tiết lộ những lợi ích tuyệt vời của mền nặng, sẽ khiến bạn ngạc nhiên thích thú.
1. Bạn sẽ nhận được một cái ôm
Mền nặng mô phỏng lực ép tạo cảm giác như một cái ôm ấm áp và an toàn. Một cái ôm rất quan trọng vì nó có khả năng tạo cảm giác thư giãn do giải phóng hoóc môn “hạnh phúc” oxytocin, theo Bright Side .
Đồng thời, nhịp tim sẽ chậm lại và huyết áp giảm xuống, điều này sẽ giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ của bạn.
2. Có thể giúp bạn chống lại sự lo lắng
Mền nặng mô phỏng một sự đồng cảm sâu sắc có thể mang lại cho bạn cảm giác êm dịu. Thật tuyệt khi sử dụng cách này để cảm thấy bình tĩnh và thoải mái, điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đặc biệt cho người hay lo lắng.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Occupational Therapy in Mental Health cho thấy liệu pháp đắp mền nặng giúp giảm lo lắng ở 63% người lớn. Và đóng vai trò như một “phương thức xoa dịu” ở 78% số người tham gia nghiên cứu, theo Luna .
3. Có thể giúp bạn tập trung
Video đang HOT
Một chiếc mền nặng tạo ra một áp lực nhẹ nhàng nhưng chắc chắn có thể giúp xoa dịu sự lo lắng do rối loạn cảm giác gây ra và giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Đặc biệt đắp mền nặng khi ngủ có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung trong học tập và làm việc.
Mền nặng giúp buồn ngủ nhanh hơn, ngủ lâu hơn và cuối cùng là thức dậy sảng khoái hơn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Có thể giúp bạn giảm đau
Mền có thể giúp cơ thể bạn cảm thấy chắc chắn khi ngủ và tạo ra hiệu ứng êm dịu.
Và rồi, kết hợp với lực ép, nó có thể giúp bạn giảm đau về tinh thần và thể chất. Điều này có thể giúp giảm thuốc giảm đau và giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn vào buổi sáng.
5. Mang lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn
Nếu bạn bị mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, hãy thử đắp một chiếc mền nặng.
Không cần dùng thuốc ngủ, mền nặng là cách tự nhiên để chữa chứng mất ngủ, giúp bạn thư giãn khi chìm vào giấc ngủ.
Giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện, bạn có thể bắt đầu buồn ngủ nhanh hơn, ngủ lâu hơn và cuối cùng là thức dậy sảng khoái hơn, theo Bright Side .
Ngoài việc cải thiện việc giải phóng serotonin, mền nặng còn giúp sản xuất nhiều “hoóc môn ngủ” melatonin, theo Luna .
Nếu bạn đang đối mặt với căng thẳng và các cảm giác khó chịu, cơ thể bạn cần thêm hoóc môn “hạnh phúc” serotonin để cải thiện tâm trạng.
Lực ép mạnh của chiếc mền nặng có thể giúp sản xuất nhiều serotonin hơn, làm giảm mức hoóc môn căng thẳng. Nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và thậm chí giảm bớt nỗi buồn.
7. Làm dịu các rối loạn tâm thần
Chiếc mền nặng có thể giúp bạn đối phó với các sự kiện đau buồn và trầm cảm. Thật ra, những cảm giác tiêu cực này là do mức serotonin thấp.
Sức ép mạnh của chiếc mền nặng có thể hoạt động như một liệu pháp, bằng cách tăng cường mức serotonin và kiểm soát các triệu chứng rối loạn tâm thần, theo Bright Side .
Tại sao nên đắp chăn có trọng lượng khi ngủ?
Không chỉ dừng lại ở việc mang đến một giấc ngủ ngon, đắp chăn khi ngủ còn giúp xoa dịu tinh thần, giảm đau, chống lại căng thẳng.
Cảm giác nhận được một cái ôm
Chiếc chăn có trọng lượng mô phỏng một lực ép tạo cảm giác như một cái ôm ấm áp và an toàn. Một cái ôm rất quan trọng vì nó có khả năng tạo cảm giác thư giãn do hormone oxytocin được giải phóng . Đồng thời, nhịp tim của bạn có thể chậm hơn và huyết áp có thể giảm xuống, điều này sẽ giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ của bạn.
Ảnh minh họa.
Giúp chống lại sự lo lắng
Chiếc chăn mô phỏng một cú chạm sâu có thể mang lại cho bạn cảm giác êm dịu. Thật tuyệt khi sử dụng cách này để cảm thấy bình tĩnh và thoải mái, điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang bị lo lắng hoặc ADHD, bạn có thể nhận thấy rằng các triệu chứng của bạn sẽ ít dữ dội hơn.
Giúp tập trung
Học hành, công việc, tiếng ồn,...có thể trở nên quá tải đối với bạn và khiến bạn khó chịu, bực bội. Đắp chăn khi ngủ sẽ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng nhưng chắc chắn có thể giúp xoa dịu sự lo lắng do rối loạn cảm giác gây ra và giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bạn có thể bị mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc giấc ngủ chất lượng kém. Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn đang ngủ ngon mỗi đêm, nhưng bạn có thể không ngủ được và đây có thể là lý do khiến bạn thức dậy mệt mỏi.
Đắp chăn khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn có thể bắt đầu buồn ngủ nhanh hơn, ngủ lâu hơn, cảm thấy được nghỉ ngơi hoàn toàn khi thức dậy.
Mức độ căng thẳng giảm xuống
Nếu bạn đang đối mặt với căng thẳng, bạn có thể cần thêm hóa chất cải thiện tâm trạng là serotonin. Áp lực sâu của chăn có trọng lượng giúp sản xuất nhiều serotonin hơn, làm giảm hormone căng thẳng. Nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và thậm chí giảm bớt nỗi buồn.
Ảnh minh họa.
Làm dịu các rối loạn tâm thần
Việc đắp chăn có thể giúp bạn đối phó với các sự kiện đau buồn và giảm bớt các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, thậm chí là rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Hữu ích với hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên có thể là một gánh nặng khi bạn ngủ. Điều này là do cảm giác ngứa ran thể hiện rõ nhất vào ban đêm, làm phiền giấc ngủ của bạn . Mặc dù tất nén sẽ giúp cải thiện một chút nhưng sẽ gây ra cảm thấy khó chịu vì chúng quá chật.
Ảnh minh họa.
Mặt khác, một tấm chăn có trọng lượng lớn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và cung cấp cho bạn áp lực thư giãn mà đôi chân cần.
Tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ nhờ ngồi thiền hàng ngày Thiền là phương pháp tập trung tâm trí có thể ngồi ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên ít ai biết được lợi ích tuyệt vời của thiền đối với sức khỏe. Ngồi thiền là gì? Tư thế ngồi thiền phổ biến nhất (Ảnh minh họa) Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa...