7 loại bệnh về lưỡi thường gặp
Lưỡi có thể mắc các bệnh như: viêm lưỡi bản đồ, ung thư lưỡi, viêm lưỡi di trú…
1. Viêm lưỡi bệnh lý
Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, nấm, mẫn cảm có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai, ung thư ….
Biểu hiện là lưỡi có thể đỏ, sưng to, xuất hiện mụn rộp, nứt kẽ lưỡi, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không.
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, có thể sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu do virus, kháng nấm nếu viêm do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các chất kích thích cay nóng, bia rượu.
2. Viêm lưỡi di trú
Triệu chứng không rõ ràng. Xuất hiện những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng.
Viêm lưỡi di trú tuy không không nguy hiểm và thường tự khỏi nhưng cũng gây những khó chịu cho người mắc phải. Có thể điều trị triệu chứng bằng cách súc miệng đều và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
3. Viêm lưỡi bản đồ
Biển hiện trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng, phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường, làm mất gai lưỡi. Gọi là viêm lưỡi bản đồ vì những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ, xuất hiện trong một thời gian dài.
Video đang HOT
Viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh viêm lành tính, nếu không bị loét thì không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sỹ và xúc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bên tránh những thức ăn cay, nóng và đồ uống có cồn.
4. Loét lưỡi Apthae
Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.
5. Lưỡi trắng
Lưỡi không hồng tươi mà có màu trắng toàn bề mặt lưỡi do viêm nhiễm. Lưỡi trắng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, mắc chứng hôi miệng, khô miệng, hay hút thuốc lá và uống rượu bia.
Khắc phục tình trạng trắng lưỡi rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi đều đặn, uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp sạch miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm sạch miệng bằng cách vệ sinh lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với mật ong trộn chung với một chút nghệ bột sẽ giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.
6. Bạch sản
Là một dạng sang thương có khuynh hướng ác tính hóa. Lưỡi và sàn miệng xuất hiện những mảng trắng đồng đều có thể lành tính hoặc hóa ác nên bệnh nhân không thể chủ quan, cần làm sinh thiết để xác định được mức độ bệnh.
7. Ung thư lưỡi
Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. ây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hoặc cũng hoàn toàn không có triệu chứng gì.
Triệu chứng duy nhất để nghi ngờ bệnh là xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi, không đau. Trường hợp này rất nguy hiểm, cần được làm sinh thiết để chẩn đoán.
Theo Gia đình VN
Đau bụng kinh: Năm cách chữa tự nhiên
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự co thắt của cơ tử cung. Thường xuyên tắm nước nóng có thể rèn luyện cho tử cung một ngưỡng chịu đau tăng dần, các cơn co thắt sẽ giảm.
Việc tập thể dục như vậy có tác động tới lượng estrogen, giúp ức chế prostaglandin (phần tử gây co thắt tử cung và tạo ra cơn đau bụng kinh) và tăng phóng thích morphin nội sinh giúp giảm đau.
Nếu còn đắn do khi dùng thuốc giảm đau, bạn có thể tự trị cơn đau hàng tháng nhờ một lối sinh hoạt khoa học.
Thể dục để giảm nội tiết tố
Estrogen rất cần thiết cho cơ thể phụ nữ nhưng nồng độ estrogen tăng quá cao vào kỳ kinh cũng là nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng, căng tức ngực, buồn nôn. Những phụ nữ tập thể dục thường xuyên thường ít đau bụng kinh hơn những phụ nữ khác.
Việc tập thể dục như vậy có tác động tới lượng estrogen, giúp ức chế prostaglandin (phần tử gây co thắt tử cung và tạo ra cơn đau bụng kinh) và tăng phóng thích morphin nội sinh giúp giảm đau. Các bài tập hợp lý cho chị em là đi bộ, yoga, earobic, lắc vòng, bơi, đi xe đạp. Tuy nhiên trong những ngày hành kinh, nếu thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, tập luyện rất nhẹ nhàng.
Tắm nắng
Người thường xuyên tắm nắng sẽ thu được hàm lượng vitamin D3 có ích cho các cơn đau, chuột rút. Nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Brigham and Woman, Boston,
Anh đã nghiên cứu ngẫu nhiên trên 40 phụ nữ thường đau bụng kinh, một nhóm dùng vitamin D3, một nhóm dùng giả dược. Kết quả, nhóm phụ nữ dùng bổ sung vitamin D3 đã giảm hẳn cơn đau bụng kinh. Nguyên nhân là do vitamin D3 ức chế những phần tử sản sinh gây viêm cũng như prostaglandin nên làm giảm các cơn đau.
Tắm nước nóng
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự co thắt của cơ tử cung. Thường xuyên tắm nước nóng có thể rèn luyện cho tử cung một ngưỡng chịu đau tăng dần, các cơn co thắt sẽ giảm. Vì vậy các cơn đau tháng sẽ dần dần giảm.
Tương tự, bạn có thể dùng túi nước nóng để chườm bụng dưới cho những ngày kinh nguyệt. Kết hợp với nước nóng, bạn nên thường xuyên xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng vì chúng có tác dụng giảm đau. Trong những ngày này, bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
Ngâm chân bằng nước nóng
Đau bụng kinh có nguyên nhân là do co thắt tử cung, làm thiếu oxy, máu ứ vì vậy muốn cắt cơn đau phải khiến máu huyết lưu thông. Ngâm bằng nước nóng có kết hợp thảo dược như ngải cứu, quế, lá lốt, gừng sẽ như một bài thuốc giảm đau.
Nguyên nhân là do tác động của nhiệt độ và dược thảo vào các huyệt vị ở bàn chân khiến lưu lượng máu trong các mao mạch lưu thông tốt hơn. Nếu có thể kết hợp xoa xát bàn chân sau khi ngâm nước nóng thì hiệu quả giảm đau nhanh hơn.
Dinh dưỡng giảm kích thích
Ăn uống đầy đủ, ít thịt và chất béo, đặc biệt bổ sung các chất như magie, kẽm, acid béo omega-3, vitamin sẽ giảm sự kích thích lên tử cung. Giảm chất béo cũng có tác dụng giảm hiện tượng cường estrogen trong kỳ kinh nguyệt nên tránh được cơn thống kinh. Cà phê và rượu, thuốc lá cũng là những nhân tố kích thích làm bạn giảm ngưỡng chịu đau và kéo dài cơn đau. Vì vậy bạn cần hạn chế cà phê, rượu, tránh xa môi trường khói thuốc.
Theo SKGĐ
4 loại thực phẩm rất ngon nhưng hại răng khủng khiếp Những thực phẩm bạn vẫn ăn hàng ngày, và bạn không có ý định từ bỏ nó dù biết rằng nó sẽ làm hại răng của bạn. Vậy bạn sẽ bảo vệ răng bằng cách nào? Có những thứ sẽ luôn làm hỏng hàm răng như nước soda, kẹo cứng, nước uống tăng lực có nhiều đường, một trong những yếu tố chế...