7 kẻ quấy nhiễu giấc ngủ
Bạn thường xuyên bị mất ngủ hay ngủ không ngon giấc? Khoan vội nghĩ đến nguyên nhân sâu xa nào khác mà hãy để ý đến những thói quen tưởng chừng vô hại.
Ảnh minh họa: Internet
1. Bữa phụ
Nhiều người có thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ mà không hề biết đó là “kẻ thù” của giấc ngủ. Đó là cảnh báo của các bác sĩ thuộc bệnh viện Edward Hines (Anh). Nằm ngủ ngay sau bữa ăn sẽ khiến cuống trên của bao tử co thắt, axit dạ dày sẽ dễ dàng thoát ngược trở lại thực quản. Đây là nguyên nhân của chứng ợ nóng trong khi ngủ – khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo chúng ta nên kết thúc bữa tối trước khi ngủ 4 tiếng.
2. Chất béo
Các chuyên gia về giấc ngủ của Brazil mới đây đã khẳng định: nếu lượng chất béo chúng ta nạp vào cơ thể càng nhiều thì cơ hội để có một giấc ngủ đêm ngon lành sẽ càng ít đi. Chất béo phá vỡ nhịp sinh học của bạn, khiến bạn trằn trọc, thao thức không yên. Nó cũng làm bạn khó thở hơn và giấc ngủ chập chờn. Trong khi đó, những giấc ngủ sâu lại rất cần thiết để hồi phục sinh lực cho ngày hôm sau.
Video đang HOT
3. Caffein
Dù chỉ một nửa cốc cà phê cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng, để có giấc ngủ tốt, bạn nên tránh tất cả các món có chứa caffeine từ sau bữa ăn trưa.
Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa caffein (như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu và thuốc cảm lạnh) cũng làm bạn mất ngủ. Thật khó tin, nhưng chúng có thể chứa hàm lượng caffeine nhiều hơn một tách cà phê.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học Thụy Điển lại khuyên chúng ta khôngnên nói chuyện qua điện thoại di động trước khi ngủ. Bởi họ đã phát hiện rằng: Sóng của điện thoại di động tác động lên hệ stress của não bộ và làm cho nó bị kích thích, do đó sẽ làm cho giấc ngủ không được sâu và bạn nhanh tỉnh giấc.
5. Tức giận
Tức giận, stress khiến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và thần kinh căng thẳng hơn so với bình thường. Nếu gần tới giờ đi ngủ mà tức giận thì bạn sẽ rất khó khăn để có được giấc ngủ sâu. Bởi vậy, hãy cố gắng hít thở sâu, suy nghĩ thật lạc quan để chìm vào giấc ngủ trong tâm trạng thư giãn.
6. Gối đầu cao
8-12cm là độ cao thích hợp của gối đầu. Nếu gối quá thấp, bạn sẽ bị đau cổ hoặc máu dồn lên não quá nhiều, lâu dần dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên. Tuy nhiên, nếu gối quá cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương cổ và khiến bạn khó ngủ.
7. Không biết giữ ấm
Để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp hay mở cửa sổ suốt đêm lại không có thói quen đắp chăn có thể khiến bạn nhiễm lạnh. Khi đó cơ thể sẽ có phản ứng gập cong lại để tránh lạnh, khiến bạn thường xuyên trở mình, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời dễ tạo nên các tư thế ngủ có hại cho cột sống.
Hơn nữa, mở cửa sổ dễ khiến các chất gây dị ứng bên ngoài xâm nhập vào phòng ngủ, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở – làm gián đoạn giấc ngủ say.
Theo SKGD
Khổ như người bị mất ngủ!
Giấc ngủ con người cũng như thức ăn, nước uống nó là một phần tất yếu cho sự vận hành cơ thể. Vì vậy các rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ hay tỉnh giấc, mất ngủ do căng thẳng thần kinh, stress... gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần.
Ai cũng nghĩ rằng khi ngủ cơ thể con người ở vào trạng thái "nghỉ ngơi hoàn toàn". Tuy vậy, nghiên cứu của đại học Bremen và Stuttgart (Đức) đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian lúc chợp mắt chính là khi cơ thể hoạt động không ngừng. Một giấc ngủ ngon là thời gian lý tưởng để sản sinh các hoạt chất quan trọng sống còn với cơ thể như các kháng thể, thực bào. Đây cũng là thời gian hoàn hảo để hồi sinh năng lượng cho các tế bào thần kinh, thời gian để đưa chỉ số đường huyết huyết áp trở về trạng thái cân bằng. Vậy nên không có gì khó hiểu khi những người "trằn trọc suốt đêm" phải gồng gánh thêm nhiều bệnh lý kèm theo như tiểu đường, tim mạch, béo phì...
Các thống kê đã làm rõ điều này, theo đó việc ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên gấp đôi, nguy cơ mắc bệnh tim lên gấp rưỡi, nguy cơ béo phì lên gấp ba và các nguy cơ tử vong do nguyên nhân khác lên 12%. Ngoài những bệnh kể trên, mất ngủ còn dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, tim làm việc bất thường, giảm thị lực, giảm khả năng miễn dịch.
Nghiêm trọng hơn cả, mất ngủ khiến các tế bào não kiệt sức vì không được nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng. Quá trình này này tiếp diễn qua năm qua tháng, khiến não bộ bị tổn thương, người bệnh rơi vào tình trạng không tỉnh táo, đầu "căng như dây đàn", tâm lý dễ bị kích thích, thậm chí có trường hợp có triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
Để đối phó với bệnh mất ngủ, Mỹ đã phải chi đến 60 tỷ USD một năm theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ). Một phần lớn của số tiền này dành cho những viên thuốc an thần với hi vọng giải thoát người bệnh khỏi cảm giác thao thức hàng đêm. Nhưng với cơ chế ức chế thần kinh, nhóm thuốc an thần không thể là lựa chọn về lâu dài. Bởi việc ức chế này sẽ làm tê liệt hoạt động các tế bào vốn đã kiệt sức sau cả một ngày dài hoạt động. Ngược lại với giấc ngủ sinh lý bình thường, khi mà các tế bào não bộ được hồi sinh năng lượng thì ở đây các tế bào lại rơi vào trạng thái "kiệt sức quá mà thiếp đi". Vì vậy mà người bệnh ngủ dậy mà vẫn thấy mệt mỏi, dễ bị lệ thuộc thuốc cũng như kèm theo phản ứng phụ.
Mặc dù mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần, của cải nhưng đa phần chúng ta lại hiểu chưa đúng về bệnh mất ngủ và cách điều trị phù hợp.
Chương trình giao lưu trực tuyến "Mất ngủ và phương pháp điều trị hiệu quả" sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan đồng thời có một sự chuẩn bị tốt nhất để phòng cũng như chữa bệnh mất ngủ.
Theo Dân trí
Mất ngủ ở tuổi trung niên làm thế nào để có giấc ngủ ngon? Khi bước vào thời kỳ trung niên, cơ thể có rất nhiều thay đổi trong đó: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm là biểu hiện thường gặp, thậm chí nhiều trường hợp mất ngủ kéo dài 10 -30 năm. Theo các chuyên gia việc xác định nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là yêu cầu...