7 dấu hiệu đơn giản chứng tỏ bạn khỏe mạnh
Cơ thể chúng ta là một chuỗi kết hợp và độc lập. Cho dù mỗi cơ quan có chức năng làm việc riêng nhưng khi một vài cơ quan bị “ốm”, lập tức các dấu hiệu cảnh báo sẽ được phát ra ở các cơ quan và bộ phận khác.
Đó chính là lý do vì sao khi nhìn vào những dấu hiệu bên ngoài của mỗi người, chúng ta có thể đoán biết mình đang khỏe mạnh hay đang gặp trục trặc gì.
Dưới đây là một vài dấu hiệu mà dựa vào đó bạn có thể yên tâm hơn về sức khỏe của mình, bởi nó chứng tỏ bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh.
1. Nước tiểu trong, dồi dào
Nếu bạn đang đi tiểu một vài lần một ngày và nước tiểu màu vàng nhạt không có gợn đục, không có cặn hoặc quá sậm màu thì có nghĩa rằng cơ thể bạn đủ nước và thận của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu nước tiểu hoàn toàn không có màu thì rất có thể cơ thể bạn đang quá thừa nước, có nghĩa là bạn đang mất muối và các chất điện giải có giá trị.
Nước tiểu màu đục hơn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nước tiểu màu vàng sậm có thể do bị cô đặc quá mức hoặc do sự xuất hiện của sắc tố mật trong nước tiểu hoặc do uống quá ít nước trong ngày. Muốn biết nguyên nhân của sự khác lạ trong màu của nước tiểu thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
2. Đi tiêu tốt
Hình dạng, màu sắc của phân khi đi ngoài có thể khác nhau, nhưng không có máu hoặc không bị phân lỏng, quá rắn hoặc không đau đớn khi đi là tốt nhất. Đi tiêu tốt, đều đặn là một chỉ số chứng tỏ sức khỏe tốt, cơ thể có thể xử lý chất thải rắn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó cho thấy rằng chế độ ăn uống của bạn có đủ chất xơ cần thiết và hệ thống tiêu hóa của bạn đang làm việc đúng.
Video đang HOT
3. Ổn định trọng lượng
Giả sử bạn đang thiếu cân hoặc thừa cân trầm trọng thì bạn cũng sẽ phải lo lắng đến sức khỏe bên trong cơ thể mình. Trọng lượng tương đối ổn định là một dấu hiệu của sức khỏe tốt. Nó đảm bảo sức khỏe cho các bộ phận khác trong cơ thể.
Những người béo phì thường có tiềm ẩn bị các bệnh về tim và đột quỵ. Ngoài ra, người có trọng lượng quá thừa cân còn có nguy cơ bị các bệnh khác nữa như tiểu đường, ung thư, ngưng thở khi ngủ, viêm khớp, gút, túi mật… Ngược lại, những người gầy cũng có thể dễ mắc các bệnh như chứng sa dạ dày, sỏi mật, thiếu máu, loãng xương…
4. Vết thương mau lành
Nếu bạn thấy rằng mình bị vết cắt, vết xước hay bị bỏng mà rất lâu lành hoặc bạn dễ bị bầm tím mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Còn nếu bị thương mà các vết thương đó rất mau lành thì bạn nên lấy làm mừng vì bạn rất khỏe mạnh, máu của bạn là máu đông bình thường, các tế bào trắng của bạn đang mang theo các vi khuẩn, và các mạch máu khỏe mạnh.
5. Tóc và móng tay khỏe mạnh
Hệ thống tóc và móng tay thường là những bộ phận đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu khi cơ thể thiếu hụt vitamin nghiêm trọng. Sự thiếu hụt này có thể làm cho tóc và móng tay yếu đi, dẫn đến rụng tóc. Đặc biệt, nếu thấy tóc khô và chẻ ngọn thì tức là cơ thể bạn đang gặp vấn đề về thiếu vitamin rất trầm trọng.
6. Chu kì kinh nguyệt đều đặn
Chu kì kinh nguyệt thường xuyên và đều đặn với các triệu chứng tiền kinh nguyệt bình thường là một trong những chỉ số tốt nhất báo hiệu hệ thống sinh sản của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu chu kì không thường xuyên, lại kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, chảy máu nhiều hoặc ít trong chu kì là những dấu hiệu không tốt. Lúc này, chị em nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
7. Ngủ ngon
Hầu hết chúng ta không ngủ đủ giấc như cần thiết và mất ngủ trở thành hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhưng điều này không tốt một chút nào. Tuyy nhiên, ngủ đủ giấc thôi chưa đủ.
Điều quan trọng là bạn cần có một giấc ngủ đêm yên tĩnh, không tỉnh giấc giữa đêm, không bị ra mồ hội đêm… Nếu được như vậy cũng chứng tỏ bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Rắc rối chị em phải đối mặt trong kì kinh nguyệt
Cơ thể của người phụ nữ là một cấu trúc phức tạp với đặc trưng là chu kì kinh nguyệt. Chỉ riêng chu kì kinh nguyệt thôi cũng đa dạng và khác nhau ở tùy từng người. Có những người có chu kì đều đặn hoặc kéo dài hơn những người khác. Đặc điểm chung của chu kì kinh nguyệt ở hầu hết chị em phụ nữ là bị ảnh hưởng bởi thói quen hàng ngày và trọng lượng cơ thể.
Nhìn chung, về vấn đề kinh nguyệt, các chị em thường " đối mặt" với 3 vấn đề đáng lo lắng là: Không có chu kì, chu kì không đều đặn và đau bụng kinh.
Ảnh: Inmagine
Không có chu kì kinh nguyệt
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, các chu kì thường sẽ không thường xuyên. Trong những tháng đầu, kinh nguyệt có thể ít, vài tháng sau có thể sẽ nhiều hơn. Quy luật này không phải xảy ra ở tất cả chị em, có những chị em có lượng máu khá ít trong các kì kinh, cho dù họ đã có kinh được một thời gian dài. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, có một số phụ nữ vẫn có chu kì đều đặn hàng tháng nhưng đột nhiên dừng lại không rõ lý do. Trường hợp này gọi là vô kinh.
Đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến kinh nguyệt. Thông thường, mang thai là nguyên nhân chắc chắn của hiện tượng mất kinh. Ngoài ra, các yếu tố khác như quá gầy, ăn quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng mất kinh, nhất là đối với nhứng phụ nữ mới trưởng thành. Lý giải cho những nguyên nhân này là do sự mất cân bằng của hormone.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Có thể nói, chu kì kinh nguyệt thất thường là vấn đề kinh nguyệt thường gặp nhất ở phụ nữ. Kinh nguyệt không đều được biểu hiện dưới 2 hình thức là chu kì dài ngày hoặc ngắn ngày hơn bình thường. Đây còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Lý do phổ biến nhất cho vấn đề này là do hormone, ảnh hưởng đến việc phát triển và sản sinh trứng. Nếu trứng không được sinh ra và rụng thì sẽ không có chu kì nguyệt san. Cách thức đơn giản để điều trị vấn đề này là điều hòa kinh nguyệt.
Đau trong chu kì
Rất nhiều phụ nữ bị đau trong suốt những ngày "đèn đỏ", có người bị đau nặng, có người bị đau nhẹ, và thuốc giảm đau được coi là cứu cánh trong trường hợp này. Đau bụng trong kì kinh nguyệt gây ảnh hưởng khá nhiều đến phụ nữ, cả về sức khỏe lẫn sinh hoạt hàng ngày.
Các cơn đau trong ngày "đèn đỏ" thường gặp ở vùng bụng dưới và có thể đau vòng ra phía sau và hông. Có nhiều lý do gây ra các cơn đau bụng, bao gồm cả nhiễm trùng trong thời gian này. Cách tốt nhất để điều trị chứng đau bụng là hỏi ý kiến bác sĩ.
Điều trị các vấn đề kinh nguyệt
Trong 3 vấn đề trên thì đau trong kì nguyệt san là vấn đề khó có thể chữa khỏi nếu không rõ lý do làm cho chị em bị đau trong khi những người khác thì không. Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm có thể được dùng để giúp chị em đối phó với cơn đau.
Theo SK&ĐS
Ăn thế nào khi bị cao huyết áp và tim mạch? Giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp và tim mạch. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng bạn nên tuân theo những nguyên tắc để giảm bệnh. Bệnh tim kèm huyết áp cao xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ trẻ. Nhiều chị em thường băn khoăn, tại sao khi mắc bệnh, cơ thể mình lại mập mạp...