7 cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã báo cáo chế độ ăn uống là yếu tố chính gây ra sự gia tăng bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và các bệnh lý tim mạch khác.
Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố nguy cơ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới hệ tim mạch
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo về các thành phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim như sau:
- Tập trung vào nguồn omega-3.
- Cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn.
- Ít chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
- Hạn chế natri.
- Thêm màu sắc trên đĩa của bạn để cung cấp chất chống oxy hóa từ rau củ và trái cây.
- Chú ý lượng carb/đường/ tinh bột.
Video đang HOT
Các chuyên gia khuyến cáo, thói quen ăn uống không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì và nhiều hệ lụy. Thói quen lựa chọn thực phẩm không đúng dẫn đến sử dụng nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, chế độ ăn không đủ lượng rau xanh, quả chín, không ăn đủ chất xơ, ăn mặn, nhiều muối là nguyên nhân làm gia tăng các nguy cơ tim mạch, rối loạn chuyển hóa.
Dinh dưỡng lành mạnh ngăn ngừa và trị bệnh tim mạch
Các khuyến nghị cho tim mạch nêu rõ chất bột đường phải chiếm tối thiểu 50-60% tổng năng lượng hàng ngày, chất đạm chiếm 15-20%, chất béo chiếm 20-25% hoặc tối đa 39% tùy từng tình trạng cụ thể. Người bệnh tim mạch cần được thăm khám, dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời đại mà hầu hết các lựa chọn thực phẩm của chúng ta đều thiếu dinh dưỡng và chứa nhiều chất béo, muối và carbs, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe.
Nhờ một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn khoa học giúp bảo vệ trái tim của bạn.
Một số lưu ý dễ thực hiện trong bữa ăn hàng ngày có thể tham khảo theo gợi ý sau:
- Chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo chưa đánh bóng, hạt kê, lúa mì nguyên hạt, đậu, quả hạch và hạt… để lấy năng lượng nhưng có thêm chất xơ và vi chất.
- Kiểm soát nguồn cung cấp chất đạm nên bao gồm các loại đạm động vật từ thủy hải sản và thịt gia cầm phổ biến hơn thịt đỏ trong chế độ ăn kiêng tốt cho tim.
- Sử dụng chất béo tốt như dầu thực vật và các loại quả hạch. Dầu oliu nguyên chất, dầu cám gạo, dầu hạt lanh, các loại hạt, hạt hướng dương, quả oliu và quả bơ là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày của bạn.
- Hạn chế thêm đường, đồ uống có đường, natri, thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa và thịt béo hoặc thịt chế biến sẵn.
- Trái cây là món tráng miệng phổ biến thay vì đồ ngọt, bao gồm 1-2 phần ăn mỗi ngày.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, phô mai muối, thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ có vị mặn như khoai tây chiên, các loại hạt/bơ muối, nước sốt, đu đủ, cá chiên, cá khô và dưa chua.
- Tránh thêm soda/baking soda vào bột khi chế biến các món ăn. Hạn chế muối ngay từ khi chế biến. Kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm để tìm natri.
Người bệnh tim mạch cần kết hợp chế độ ăn lành mạnh và tập luyện phù hợp.
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn khoa học, người bệnh tim mạch cần có chế độ tập luyện phù hợp và uống nước đầy đủ. Khi tập luyện, người bệnh tim mạch nên chú ý thời gian tập, không nên tập quá sớm (khoảng 4-5 giờ sáng) do làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Thời điểm luyện tập tốt nhất là khi đã có ánh nắng mặt trời, khi cây đã quang hợp, có nhiều oxy cung cấp cho cơ thể.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là 'thủ phạm' của nhiều căn bệnh.
Tờ tờ tạp chí sức khỏe Men'sHealth, nam giới bụng to không phản ánh việc bạn có sang hay không, ngược lại còn gây ra các tác động không tốt cho sức khỏe. Vòng eo của đàn ông vượt quá 85cm thường do mỡ nội tạng quá nhiều, có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân là do người béo bụng thường có thói quen ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, hấp thụ nhiều thực phẩm có lượng calo cao trong thời gian dài, hoặc ít vận động...
"Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ bụng có thể là mối đe dọa tiềm ẩn, là dấu hiệu cho thấy phản ứng hóa học trong cơ thể bạn không ổn định. Phần mỡ bụng của bạn có thể tiết ra axit béo tự do, cortinsone, PAI-1, CRP... những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư....
Nam giới bụng to có thể đối mặt với nhiều bệnh tiềm ẩn. Ảnh: Harvard
Dù vậy, các bệnh trên cũng chỉ là số ít trong những cách mà mỡ bụng có thể hủy hoại sức khỏe của bạn. Nếu bạn đếm tất cả các rủi ro, sẽ thấy có ít nhất 39 căn bệnh khác nhau liên quan đến béo bụng"- tờ Men's Health viết.
Cũng theo tờ tạp chí này, phần mỡ trên cơ thể người được phân chia thành nhiều loại gồm mỡ trắng, mỡ nâu, mỡ nội tạng, mỡ dưới da.
Trong đó, mỡ nội tạng là tác nhân góp phần dẫn đến béo bụng. Người bị béo bụng dễ có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và nhiễm độc mỡ.
Đáng chú ý, tại hội nghị khoa học về về bệnh nội tiết đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa Việt Nam lần thứ 12 diễn ra vào tháng 7 vừa qua, các nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam cho biết, người châu Á, trong đó có Việt Nam, có mức độ béo bụng cao hơn người châu Âu, khác với những suy nghĩ lâu nay.
Chính vì thế, kết hợp giữa việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, vận động thể thao đúng cách là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi tình trạng giảm mỡ bụng của bạn.
Bài tập cho người bị bệnh van hai lá Tập luyện là một phần quan trọng trong quá trình quản lý sức khỏe cho người bị bệnh van hai lá. Tuy nhiên, việc tập luyện cho người bị bệnh van hai lá cần được thực hiện một cách cẩn thận và hợp lý. 1. Cách tập không gây hại cho người mắc bệnh van hai lá Tập luyện cho người bị bệnh...