6 thói quen không ngờ làm nam giới trở nên yếu hơn
Nam giới thường ăn cay, nóng nhiều chính thói quen này vô hình chung làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt.
Cạo râu khô sẽ dễ gây trầy xước, kích ứng da, phát ban hay nổi mụn quanh vùng cạo.
Cạo râu khô
Nhiều người có thói quen cạo râu khô vì nó tiện lợi. Tuy nhiên, thói quen xấu này có thể gây trầy xước, kích ứng da, phát ban hay nổi mụn nhẹ quanh vùng cạo. Cho nên, để tránh làm trầy xước đồng thời cũng giúp cạo sạch hơn bạn nên có thói quen dùng các loại kem cạo râu.
Không bảo vệ da khi ra ngoài nắng
Một số nam giới không có thói quen đeo khẩu trang, bao tay hoặc áo dài tay khi ra nắng, đây là một điều vô cùng tồi tệ. Bởi vì khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ làm da bị mất nước đồng thời làm tăng nguy cơ bị mụn (do bụi bẩn trên đường). Ngoài ra, việc không đeo khẩu trang còn làm nâng cao nguy cơ bị viêm hô hấp cấp ở nam giới do tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn đường phố.
Ăn thực phẩm cay nóng
Nam giới thường ăn cay, nóng nhiều hơn gấp nhiều lần so với nữ giới. Chính thói quen này vô hình chung làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Các thực phẩm như ớt, tỏi, hành, nếu ăn quá nhiều sẽ làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Thậm chí, nó còn làm gia tăng sự sinh trưởng của vi khuẩn trong tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến cấp tính, hoặc gia tăng tình trạng viêm mãn tính.
“Ôm” máy tính quá 8h/ngày
31% nam giới dùng máy tính quá 8 tiếng mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều hoặc quá “dựa” vào máy tính, ngoài tia bức xạ máy tính có hại cho cơ thể ra, còn gây ra các bệnh về mắt, cột sống và thần kinh.
Không tập thể dục
Để có thể được thực sự khỏe mạnh và cơ bắp phát triển tốt thì thể dục là điều không thể thiếu, bạn có thể chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là có thể duy trì được sức khỏe của mình rồi.
Không ăn sáng
Cùng với tiết tấu cuộc sống hiện đại tăng nhanh, ăn một bữa sáng “thịnh soạn” có đầy đủ chất dinh dưỡng đã trở thành một “việc xa xỉ” của nam giới. Trong những người “bị” điều tra thì chỉ có 218 người là ăn sáng đều đặn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, còn lại đa phần là không ăn sáng hoặc là cho vào bụng những thứ linh tinh để không bị đói là được.
Theo Khoevadep
Khi cơ thể 'khó ở', dùng và tránh thực phẩm nào?
Khi bị ốm, mệt mỏi, bạn thường cảm thấy chán ăn năng lượng bị hao hụt nhiều. Tuy nhiên, khi cơ thể "khó ở", không phải thực phẩm nào cũng tốt.
Thực phẩm nên ăn khi ốm
Súp hầm xương - được coi là thực phẩm chữa bách bệnh. Xương gà hầm kỹ sẽ cô đọng rất nhiều chất dinh dưỡng như magie, phốt pho và các khoáng chất vi lượng... bổ sung khi cơ thể đang phải chiến đấu với bệnh tật.
Trà nóng - là loại đồ uống nóng giúp làm giảm bớt nghẹt mũi và làm dịu cổ họng bị đau.
Mật ong - với bệnh về đường hô hấp, mật ong nguyên chất giúp ức chế cơn ho, ăn ngon miệng hơn.
Bưởi, cam, chanh - 3 loại quả này là "lò" chất bổ, đặc biệt là vitamin C. Thời tiết giao mùa, cơ thể dễ bị cảm lạnh, một cốc nước ép bưởi, cam hoặc chanh mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Thực phẩm cay - dù không tốt cho người bị đau dạ dày nhưng nếu xoang của bạn đang co vân đê, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng có tác dụng như một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời.
Tỏi - được coi là loại thực phẩm có tác dụng chống khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch và tăng các enzym giúp giải độc máu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỏi không chỉ giúp tránh bị cảm lạnh mà còn rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Chuối - cung câp đây đu kali và giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi đổ mồ hôi, tuy nhiên, ăn chuối khi đói sẽ ảnh hưởng tới dạ dày.
Trứng - ăn quá nhiều sẽ tăng Cholesterol nhưng protein trong trứng giúp ổn định lượng đường huyết và Cystine giúp loại bỏ chất độc.
Gừng - uống trà gừng hoặc nhai keo gừng có thể giam buồn nôn.
Bánh quy giòn và bánh mì nướng - các loại bánh quy và bánh mì không muối hoặc ít muối rất dễ tiêu hóa đối với dạ dày. Những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa (đặc biệt có ích sau khi bị nôn mửa).
Thực phẩm cần tránh
Bởi vì cơ thể dễ bị tổn thương hơn trong thời gian bị ốm nên tốt nhất nên tránh bất kì loại đồ ăn nào gây ra quá nhiều áp lực cho cơ thể, trong đó lưu ý danh sách dưới đây:
Nước lạnh - khi bị sốt, nếu uống quá nhiều nước lạnh, thân nhiệt sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm.
Rượu, bia - nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là "thủ phạm" khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon.
Thực phẩm khó tiêu - khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hên, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.
Các loại thực phẩm, đồ uống nhiều đường - khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu... Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Đồ ăn từ bơ sữa - sữa có thể khiến chất nhầy đường mũi, họng dày đặc hơn, vì vậy nếu điều đó làm bạn khó chịu thì tốt hơn là tránh uống sữa khi bị ốm.
Theo Anninhthudo
Sai lầm về giấc ngủ bạn nên tránh Giấc ngủ ngon là một phần thiết yếu của lối sống lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và thể chất mỗi người. Tuy nhiên, nếu không thể ngủ ngon giấc, bạn hãy tham khảo những sai lầm khi ngủ dưới đây mà mình có thể vô tình mắc phải. Ăn tối quá no Nếu ăn bữa tối quá...