6 động tác nằm một chỗ tập giúp giảm đau lưng
Tình trạng đau lưng, cong vẹo cột sống do ngồi nhiều, ngồi sai tư thế có thể giảm đáng kể nhờ các động tác này.
Nằm trên sàn, úp mặt xuống, hai tay duỗi dọc theo cơ thể, lòng bàn tay chạm vào hông. Bắt đầu nâng cao phần trên của cơ thể không di chuyển chân và giữ cánh tay ở vị trí ban đầu. Giữ trong 5 giây rồi nằm xuống. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.
Động tác này này giúp cơ mông được săn chắc và giảm cảm giác tê cứng cột sống sau khi ngồi máy tính quá lâu.
Nằm úp mặt xuống sàn, hai tay duỗi thẳng về phía trước. Đồng thời, nhấc chân và tay lên khỏi mặt đất mà không cúi gập người. Cố gắng nâng chân và đầu lên cao nhất có thể, tạo thành một vòng cung. Giữ trong 2-3 giây ở vị trí này, và sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.
Đây là động tác giúp kéo giãn lưng hiệu quả. Ngoài ra, bài tập này còn tác động đến cơ mông.
Bắt đầu ở vị trí nằm sấp. Chống khuỷu tay xuống sàn, duỗi thẳng chân. Hít vào, bắt đầu từ từ uốn cong, nâng ngực lên, mở rộng hai tay sang hai bên ngang vai và nhấc thân trên khỏi sàn. Giữ trong 1 giây rồi từ từ hạ xuống vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.
Bài tập này tác động tới nhóm cơ cổ vai lưng, cải thiện vùng lưng và phần cơ lõi.
Bắt đầu với tư thế nằm sấp, duỗi thẳng chân, hai tay gập vuông góc để ngang vai. Giữ nguyên một chân, gập đầu gối ở chân kia một góc 90 và quay đầu sang một bên. Thư giãn, tập trung cảm nhận sự căng nhẹ ở lưng. Thực hiện trong vòng 30 giây cho mỗi bên.
Động tác này giúp giảm đau bùng phát, co thắt hoặc chuột rút các cơ của cột sống, giúp thư giãn, cải thiện tư thế lưng. Ngoài ra, nằm tư thế này giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi, thiết lập kết nối giữa cơ thể và tinh thần.
Nằm ngửa, duỗi thẳng người, duỗi thẳng chân và ấn mạnh xuống sàn. Đặt tay trên sàn cao hơn đầu, khuỷu tay hơi cong, lòng bàn tay bắt vàp khuỷu tay. Bắt chéo chân, xoay tay và chân sang bên phải, sau đó thực hiện tương tự theo hướng ngược lại. Giữ biên độ căng của lưng dưới và cột sống. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.
Động tác này giúp kéo dài cột sống và giảm căng thẳng từ các cơ, đưa các đốt sống và đĩa đệm về trạng thái tự nhiên. Ngoài ra, động tác này còn giúp giảm các cơn đau thắt lưng, cải thiện tư thế.
Video đang HOT
Ngồi quỳ trên gối, cúi gập người xuống càng sâu càng tốt. Duỗi tay về phía trước. Giữ cổ thẳng hàng với cột sống. Giữ tư thế trong 30 giây.
Động tác này giúp giảm căng cứng cột sống, rèn luyện, phát triển sự dẻo dai cho cơ lưng, giảm đau và áp lực từ đĩa đệm, tăng lưu lượng máu lên các dây thần kinh và giúp cơ hoạt động tốt hơn. Tư thế này thường được thực hiện vào cuối buổi tập để thư giãn lưng.
7 phương pháp khắc phục tình trạng sai tư thế
Thói quen ít vận động khiến con người gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó tình trạng sai tư thế dần trở nên phổ biến. Sau đây là một số tư thế gây mất thẩm mỹ, bạn nên sửa ngay lập tức.
1. Gù lưng
Ảnh: BrightSide
Nếu có đường cong tại phần cột sống trên, nằm ở vị trí ngang vai, rất có thể bạn đã mắc tật gù lưng (kyphosis). Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa do ngồi sai tư thế.
Ảnh: BrightSide
Cách khắc phục tình trạng này là luyện tập tăng cường để duỗi cơ cột sống. Bạn nằm sấp (như hình), sau đó từ từ nâng tay và chân lên cao trong khi phần thân vẫn chạm đất. Bạn giữ thư thế trong 3 giây và lặp lại 10 lần, thực hiện hàng ngày.
2. Đầu nhô ra phía trước
Ảnh: BrightSide
Khi thói quen cúi đầu sử dụng smartphone trở nên phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc phải tật này. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tư thế đầu nhô ra phía trước còn gây đau và cứng khớp cổ.
Ảnh: BrightSide
Tình trạng này có thể cải thiện chỉ trong 6 tuần nếu tuân thủ chế độ luyện tập đúng cách. Một trong số đó là phương pháp gập cằm. Bạn chỉ cần đứng thẳng, dựa lưng vào tường, gập cằm xuống, đẩy đầu về phía sau đến khi chạm vào tường. Giữ tư thế này trong 5 giây và lặp lại 10 lần.
3. Cong thắt lưng
Ảnh: BrightSide
Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Duy trì tư thế này có thể gây chèn ép rễ thần kinh, thoái hóa đĩa đệm và viêm bao khớp, dẫn đến chứng đau thắt lưng mãn tính.
Ảnh: BrightSide
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng này có thể cải thiện nhờ thói quen tập thể dục hàng ngày. Các bài tập tác động lên cơ mông, cơ bụng, cơ hông, cơ lưng sẽ hỗ trợ kéo thẳng cột sống vùng thắt lưng. Để thực hiện, bạn nằm ngửa trên một tấm thảm, hai tay và hai chân đặt song song trên sàn (như hình). Sau đó, bạn từ từ nâng hông lên phía trần nhà, giữ một lúc và nhẹ nhàng hạ xuống. Lặp lại tư thế 10 lần.
4. Tư thế "lười biếng"
Ảnh: BrightSide
Đây là tên gọi của tư thế hông bị đẩy về phía trước, là một trong những tật phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này là hậu quả của tư thế xấu khi ngồi hoặc có thể do thói quen nằm sấp khi ngủ.
Ảnh: BrightSide
Để sửa tư thế này, bạn cần phải kéo căng và tăng cường cơ hông và lưng dưới. Để bắt đầu, bạn quỳ gối trên thảm và đặt phần hông lên chân. Sau đó, bạn từ từ thả phần thân trên xuống sàn đến khi trán chạm đất (như hình). Giữ tư thế lâu nhất có thể.
5. Lệch hông
Ảnh: BrightSide
Khi hai bên hông ở vị trí không cân bằng, khả năng cao bạn đã bị lệch xương chậu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là các cơ thắt lưng bị căng, có thể gây đau dữ dội phần dây chằng từ hông xuống chân.
Ảnh: BrightSide
Để khắc phục, bạn cần luyện tập để kéo lại cơ về vị trí cân bằng. Với bài tập nâng cao chân, bạn cần nằm sấp và đặt hai tay lên trên đầu, sau đó co cơ mông và nhấc một chân lên không. Bạn nên giữ tư thế một lúc, sau đó từ từ hạ chân xuống. Lặp lại các bước tương tự với chân còn lại.
6. Khom vai
Ảnh: BrightSide
Tư thế này khiến cơ thể bạn trở nên thiếu sức sống. Đây là hệ quả của mang vác nặng và cúi gập người quá nhiều lần. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây đau quanh cổ và vùng lưng trên.
Ảnh: BrightSide
Với kế hoạch tập thể dục 6 tuần, bạn có thể cải thiện tình trạng này đáng kể. Bạn đứng thẳng, vươn hai tay ra sau lưng và đan vào nhau, sau đó hóp vai và mở ngực. Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại 10 lần.
7. Chùng lưng
Ảnh: BrightSide
Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có cảm giác đổ người về phía trước và khó đứng thẳng.
Ảnh: BrightSide
Để giải quyết vấn đề, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên thực hiện các bài tập tăng cường cơ mông, cơ thắt lưng, cổ và vai sau với bài tập nâng cao chân nằm nghiêng. Bạn bắt đầu với tư thế nằm nghiêng, một chân đặt vuông góc và chân còn lại thẳng (như hình). Sau đó, bạn nâng chân cao hết mức có thể trong khi giữ lưng thẳng và từ từ hạ chân xuống. Thực hiện động tác này từ 8 đến 10 lần mỗi bên.
7 động tác yoga ngay trên giường giúp bụng nhỏ, chân thon Sở hữu vòng eo săn chắc, đôi chân thon gọn, nuột nà và vóc dáng quyến rũ luôn là mơ ước của bao cô nàng. Nhưng nếu không có thời gian để theo đuổi các bài tập chuyên nghiệp thì chị em vẫn có thể thực hiện các động tác yoga đơn giản như sau ngay trên giường ngủ của mình. Chỉ cần...