5 loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, hấp thu chất béo, hỗ trợ giảm mỡ nội tạng
Giá đỗ, đu đủ hay dứa là những thực phẩm có tác dụng hấp thu chất béo, ngăn ngừa hình thành mỡ mới, hỗ trợ giảm mỡ nội tạng.
Ăn giá đỗ có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ nội tạng. (Nguồn: Vinmec)
Giá đỗ
Giá đỗ chứa hàm lượng calo thấp, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải độc tố. Thực phẩm này giúp loại bỏ sự tích tụ cholesterol, ngăn ngừa hình thành chất béo trong thành mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ nội tạng.
Đậu phụ đông lạnh
Đậu phụ đông lạnh có thể sinh ra một chất có tính axit có tác dụng tiêu hủy chất béo trong cơ thể. 100g đậu phụ đông lạnh chỉ chứa 56 calo, cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào, giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, đào thải chất béo hiệu quả.
Dưa chuột chứa phần lớn là nước, giàu vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất có tác dụng hấp thu chất béo trong cơ thể, giảm mỡ nội tạng. 100g dưa chuột chỉ chứa 15 calo, giúp khống chế lượng calo nạp vào tốt hơn.
Dứa
Dứa rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt chứa hàm lượng lớn vitamin C, beta-carotene, thianmine và niacin, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều canxi, sắt và magie giúp tiêu hóa protein, ngăn ngừa hình thành mỡ thừa.
Đu đủ
Papain trong đu đủ có khả năng phân hủy chất béo thành axit béo. Đu đủ còn chứa một loại enzyme có khả năng tiêu hóa protein, tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm mỡ nội tạng.
Hút thuốc lá dẫn đến tăng cân và thừa mỡ bụng
Một nghiên cứu mới công bố đã chỉ ra rằng hút thuốc cũng có thể góp phần làm tăng cân.
Video đang HOT
Đặc biệt, nó làm tăng lượng mỡ nội tạng không lành mạnh.
Bỏ hút thuốc có tiềm năng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh phổi và ung thư. Nó thậm chí có thể kéo dài thêm tới mười năm tuổi thọ của bạn.
Nhiều người muốn bỏ thuốc nhưng ngần ngại thử điều này vì sợ sẽ tăng cân.
Tuy nhiên, theo kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Addiction, việc tiếp tục hút thuốc cũng có thể góp phần làm tăng cân.
Nghiên cứu cho thấy rằng cả việc bắt đầu hút thuốc và hút thuốc suốt đời đều có thể làm tăng mỡ bụng cho người hút thuốc.
Điều này đặc biệt đúng với mỡ nội tạng, mỡ ở bụng. Loại mỡ này có liên quan đến nguy cơ cao hơn đối với việc mắc bệnh tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ và tiểu đường.
Vì vậy, mặc dù việc ngừng hút thuốc có thể dẫn đến tăng cân trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài, nếu không dừng lại, bạn có thể tăng mỡ bụng và khiến sức khỏe của mình gặp nhiều nguy cơ hơn.
Mối liên hệ di truyền giữa hút thuốc và mỡ bụng
Để nghiên cứu vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển hóa Cơ bản NNF tại Đại học Copenhagen đã sử dụng hai nghiên cứu gia phả lớn của người châu Âu.
Những nghiên cứu này bao gồm 1,2 triệu người đã bắt đầu hút thuốc và hơn 450.000 người đã hút thuốc suốt đời.
Các nhà nghiên cứu cũng có dữ liệu về sự phân bố mỡ cơ thể cho một nghiên cứu bao gồm hơn 600.000 người.
Họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "Phân tích ngẫu nhiên Mendelian" để xem liệu hút thuốc có làm tăng lượng mỡ cơ thể hay không.
Phương pháp phân tích thống kê này cung cấp cho các nhà khoa học bằng chứng di truyền rằng một hành vi cụ thể nào đó thực sự gây ra hiệu ứng quan sát được.
Đầu tiên, họ xem xét các nghiên cứu di truyền để xác định gen nào có liên quan đến việc hút thuốc và phân bố mỡ cơ thể. Sau đó, họ có thể sử dụng thông tin này để xem liệu những người có gen liên quan đến hút thuốc cũng có sự phân bố mỡ cơ thể khác hay không.
Ngoài ra, họ còn tìm cách loại trừ các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như sử dụng rượu, hành vi chấp nhận rủi ro, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tình trạng kinh tế xã hội.
Tại sao hút thuốc có thể làm tăng mỡ nội tạng?
Lauren Mahesri, chuyên gia dinh dưỡng học đã đăng ký và có giấy phép hành nghề, từ Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, giải thích rằng mối liên hệ giữa hút thuốc và một loạt các rối loạn chuyển hóa - chẳng hạn như cholesterol cao, kháng insulin, huyết áp cao và bệnh tiểu đường loại 2 - đã được biết rõ.
"Mặc dù cơ chế của sự kết nối này chưa được hiểu đầy đủ nhưng có khả năng là những rối loạn chuyển hóa này là mối liên hệ giữa hút thuốc và tăng mỡ nội tạng", cô nói.
Mahesri cũng lưu ý rằng mặc dù nghiên cứu kiểm soát một số yếu tố hành vi nhất định - như uống rượu, tập thể dục và chế độ ăn uống - hút thuốc, chế độ ăn kém và lối sống ít vận động đều có thể góp phần hình thành mỡ nội tạng.
Jessie Dickinson, cũng là một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng kí, từ Nudj Health, còn tuyên bố thêm rằng nicotin trong thuốc lá có liên quan trực tiếp đến mức cholesterol.
Cô cho biết: "Hút thuốc có thể làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và làm giảm mức cholesterol HDL (cholesterol tốt)", đồng thời cho biết thêm rằng chất béo nội tạng có liên quan trực tiếp đến mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa.
Cô nói: "Nhìn chung, hầu hết các phát hiện đều cho thấy cần nhấn mạnh đến nguy cơ bị tăng mỡ nội tạng (béo phì ở bụng), tình trạng kháng insulin và các tình trạng liên quan ở những người hút thuốc".
Tại sao mọi người sợ tăng cân nếu bỏ thuốc lá?
Tất nhiên, trong thời gian ngắn, việc bỏ hút thuốc có liên quan đến việc tăng cân một chút. Trong những tháng sau khi người ta ngừng sử dụng thuốc lá, họ có thể tăng khoảng 5 đến 10 pound (2,2 kg đến 4,5 kg).
Theo Mahresri, điều này xảy ra vì hút thuốc có thể ngăn chặn sự thèm ăn của bạn cả về thể chất lẫn hành vi.
Cô nhận xét: "Chất nicotine trong thuốc lá làm tăng hormone gây no trong cơ thể để giảm cơn đói về mặt thể chất".
"Ngoài ra, hành động hút thuốc bằng miệng có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn về mặt hành vi bằng cách hạn chế việc ăn do cảm giác buồn chán hoặc ăn uống do căng thẳng."
Mahesri cho biết: "Cả hai điều này đều có thể khiến mọi người tiếp tục hút thuốc vì sợ tăng cân nếu dừng lại".
Cách ngăn ngừa tăng cân khi bạn bỏ thuốc lá
Mahesri cho biết: "Một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tăng cân sau khi bỏ hút thuốc là tìm ra một cơ chế đối phó thay thế ngoài thức ăn", đồng thời giải thích rằng mọi người thường tìm đến thức ăn với cùng mục đích mà trước đây họ từng hút thuốc để đạt được, chẳng hạn như thư giãn và giảm đi sự buồn chán hoặc căng thẳng.
Cô nói: "Nếu người đó tìm ra các cơ chế đối phó thay thế - sở thích, tập thể dục - họ có thể tránh được lượng calo dư thừa".
Dickinson nói thêm rằng điều quan trọng là phải thay đổi lối sống của bạn, tập trung vào việc ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục và tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội.
Cô đề xuất một chương trình giống như những gì phòng khám của cô cung cấp, cũng xem xét việc quản lý căng thẳng, chất lượng giấc ngủ và quản lý các yếu tố nguy cơ về hành vi như tiêu thụ rượu.
Cô kết luận: "Việc cai thuốc lá là bước tốt nhất mà một người có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe tổng thể của mình".
· Nhiều người tránh bỏ thuốc lá vì sợ sẽ tăng cân.
· Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Copenhagen đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bản thân việc hút thuốc có thể góp phần làm tăng cân theo thời gian.
· Hút thuốc có liên quan đến việc tăng mỡ bụng, đặc biệt là mỡ nội tạng không lành mạnh, có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ và nguy cơ tiểu đường.
· Các chuyên gia cho biết có thể tránh tăng cân sau khi bỏ hút thuốc bằng cách tìm các lựa chọn thay thế khác ngoài thức ăn để đối phó với cảm giác mà trước đây họ đã dùng thuốc lá để chống chọi.
· Thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, tập thể dục, hỗ trợ xã hội, kiểm soát căng thẳng, giấc ngủ và quản lý việc tiêu thụ rượu cũng có thể hữu ích.
5 lợi ích sức khỏe khi ăn dưa bắp cải Dưa bắp cải (Sauerkraut) là hình thức bảo quản bắp cải phổ biến và là một trong những món ăn truyền thống lâu đời nhất, có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. 1. Thành phần dinh dưỡng của dưa bắp cải Dưa bắp cải muối chua là một món ăn phổ biến và mang lại những lợi ích...