5 loại rau củ hàng đầu cho sản phụ mới sinh
Dưới đây là những loại rau củ cho sản phụ mới sinh được các chuyên gia dinh dưỡng ưu tiên hàng đầu.
Sau khi sinh, có thể bạn tập trung tất cả vào em bé nhưng cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình, vừa tốt cho cơ thể lại mát sữa con bú. Xin gợi ý các mẹ một số đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng mà cũng rất dễ ăn.
Nghệ! Củ nghệ có chứa vitamin B6 và C, chất xơ, kali, magiê và mangan. Với những người sinh mổ, vết thương khó có thể nhanh liền được. Nghệ sẽ giúp nhanh lành vết thương, vì trong loại củ này có chứa hoạt chất curcumin với tác dụng kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp làm đầy và liền sẹo mau chóng.
Nghệ còn là thức ăn tốt cho sản phụ và giúp giải độc tố còn tích tụ trong cơ thể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kèm với mật ong, hay sử dụng như một loại gia vị để chế biến các món ăn khác. Có thể kể ra một số món ăn dễ chế biến với nghệ dành cho sản phụ như: thịt lợn kho nghệ, cá kho nghệ, gà hầm nghệ…
Video đang HOT
Đậu lăng và các loại đậu được khuyến khích dùng cho phụ nữ sau sinh và những người bị bệnh tiểu đường, bởi trong thành phần của đậu lăng rất giàu protein và chất xơ hòa tan có tác dụng ổn định đường huyết, điều hòa hoạt động của insulin thủ phạm khiến mỡ bụng tích tụ nhiều. Có nhiều loại đậu lăng nhưng loại đậu đỏ và vàng được xem là tốt hơn cả (chú ý không nên chế biến quá 20 phút).
Rau bina (cải bó xôi hay rau chân vịt). Thực tế, hầu hết các loại rau có màu xanh đậm (xanh tối) đều là thực phẩm khuyên dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Cải bó xôi đặc biệt có nhiều canxi, tốt cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Cải bó xôi cũng rất dễ chế biến, bạn có thể nấu một bát canh rau cải thịt bò thông thường hoặc ăn tươi trong salad đều rất tốt.
Rau ngót là sự lựa chọn số một với tất cả sản phụ mới sinh. Ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho mẹ, rau ngót còn có thể ngăn ngừa loãng xương, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh.
Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Rong biển. Rong biển giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ tăng hàm lượng sữa. Trẻ sơ sinh ăn sữa này rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, ngăn ngừa bệnh đần độn, chống thiếu máu.
Theo_Alobacsi
Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Các quốc gia ở Châu Á thường sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn.
Trong một thí nghiệm với động vật gặm nhấm, các chiết xuất từ cây đinh lăng đã được chứng minh là có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Các nước ở khu vực Châu Á, người ta sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Lá cây đinh lăng cũng được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Củ cây đinh lăng dùng để làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, chống kiết lỵ và điều trị đau dây thần kinh và đau khớp. Ngoài những lợi ích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học, cây đinh lăng còn được sử dụng làm cây cảnh hoặc gia vị.
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ảnh minh họa.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Ở Indonesia, những người mắc bệnh thận được khuyến cáo uống nước ép lá đinh lăng để lọc thận.
Những lợi ích khác
Ở Trung Quốc, cây đinh lăng còn được sử dụng để làm thoát mồ hôi, giải nhiệt và điều trị bệnh sốt. Với các chất kháng viêm, cây đinh lăng còn được sử dụng để điều trị bệnh đau dây thần kinh và đau khớp.
Lá cây đinh lăng có thể ăn sống hoặc nấu chín làm món ăn. Người ta cũng thường ăn lá cây đinh lăng cùng thịt và cá để làm giảm mùi của cá, thịt.
Theo Doisongphapluat
Top thực phẩm vừa chống say lại giải độc do rượu bia rất tốt Say rượu luôn làm bạn cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sức khỏe, hãy thử ngay với những thực phẩm vừa chống say vừa giải độc dưới đây. Tình trạng quá chén khiến chúng ta mệt mỏi, gây tác hại về lâu về dài. Một số món ăn, vị thuốc thông dụng dưới đây sẽ...