5 loại hoa trên cây thì đẹp mắt hái xuống là chế biến thành món ăn vừa ngon vừa bổ
Có một số loại hoa có thể ăn được đồng thời là bài thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Bạn có biết đó là loại hoa nào chưa?
Hoa điên điển còn có tên gọi khác là hoa điền thanh, hoa muồng rút, sinh trưởng và phát triển tại vùng đất đầm lầy, dưới các ruộng nước. Chúng xuất hiện nhiều tại vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi, khu vực phía Bắc như các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, bạn vẫn có thể tìm thấy những bó hoa điên điển vàng rực, bắt mắt.
Khi ăn hoa điên điển thường tiết ra vị ngọt dịu, xen lẫn chút hậu đắng nhẹ, bạn có thể thử thực hiện món hoa điên điển xào tép, hoa điên điển nấu canh chua cá linh,..
Không chỉ đơn thuần là một loài hoa ăn được, hoa điên điển còn chứa thành phần dinh dưỡng cao. Thích hợp dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và có tác dụng hữu hiệu trong việc an thần.
Hoa chuối giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể trị được tiêu chảy và kiết lị. Nó cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và có thể điều trị ra máu nhiều bất thường trong kỳ kinh.
Hoa thiên lý
Ngoài tác dụng trang trí như một loại cây cảnh đẹp mắt, hoa thiên lý còn có thể ăn được, chúng có vị ngọt dịu, mùi thơm nồng đậm dễ ngửi. Đặc biệt giá trị dinh dưỡng trong hoa thiên lý rất cao, với đa dạng các loại vitamin, chất xơ, chất đạm,… Chúng có tác dụng tích cực đến chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, chống viêm hiệu quả,…
Bạn có thể sử dụng hoa thiên lý để chế biến các món xào hay các món canh, hoa thiên lý có thể dễ dàng kết hợp cùng với hầu hết các nguyên liệu mà không phải lo về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Hầu như tất cả món ăn từ hoa thiên lý đều mang đến vị ngon khó cưỡng, rất đáng để thử.
Tuy nhiên khi chế biến, bạn không nên để cho hoa thiên lý quá chín để có thể giữ trọn giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của loài hoa thơm ngon này nhé.
Video đang HOT
Hoa hồng không được xếp vào họ rau hay trái cây, nhưng nó được sử dụng rất rộng rãi trong chế biến các món ăn Ấn Độ, đặc biệt là các món tráng miệng. Chúng thậm chí còn được sử dụng để ngâm nước do có tác dụng làm dịu và mùi thơm nhẹ nhàng. Y học cổ truyền Ấn Độ coi đây là bài thuốc kích thích tự nhiên. Cánh hoa hồng có thể được sử dụng tươi hoặc dưới dạng khô.
Hoa atiso
Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy những đóa hoa atiso tươi mới nhất ngay tại Đà Lạt, Sapa, được người nội trợ ưa chuộng sử dụng như một nguồn thực phẩm mang đến giá trị dược liệu tuyệt vời dành cho cơ thể con người.
Hoa atiso khi dùng chế biến món ăn có thể giúp cơ thể cung cấp thêm nhiều năng lượng, các thành phần chất khoáng, vitamin phù hợp để bồi bổ cơ thể, làm mát gan, rất tốt với người bị bệnh tiểu đường,.. công dụng mà hoa atiso mang lại là khó có thể phủ nhận.
Cùng với cách chế biến đa dạng, bạn có thể dễ dàng thực hiện món canh atiso thanh mát, món mứt atiso ngon ngọt, hay tinh tế với món trà hoa atiso thanh mát.
Cách làm bún bò Huế chuẩn vị cho ngày cuối tuần, ai cũng thích mê
Với công thức làm món bún bò Huế dưới đây chị em không cần ra hàng vẫn có thể thưởng thức một tô bún thơm ngon chuẩn vị.
Nguyên liệu làm bún bò Huế
Chân giò heo 1 kg
Nạm bò 500 gr
Bún sợi to 200 gr
Tiết bò hoặc heo 1 tô
Chả cua hay chả bò 200 gr
Sả 7 cây
Hành tây 2 củ
Tỏi 1 củ
Gừng 1 củ
Mắm ruốc 2 muỗng canh
Hành lá 1 ít
Giá đỗ 1 ít
Mùi tàu 1 ít
Hoa chuối 1 ít
Chanh 1 quả
Ảnh minh hoạ
Cách chế biến bún bò Huế
Bước 1: Sơ chế chân giò, nạm bò
Chân giò heo nếu thích nhiều thịt thì chọn chân sau, thích da và gân sần sật thì chọn chân trước, chặt thành những khoanh tròn, rửa sạch. Tiếp đó, bạn hãy luộc chân giò qua nước sôi cho hết chất bẩn sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Với phần nạm bò rửa sạch, luộc riêng cùng 1/2 củ gừng thái lát cho thơm. Ninh lửa nhỏ khoảng 2 tiếng, dùng đũa xiên thử miếng nạm, nếu xiên qua được là đạt yêu cầu. Đợi thịt nạm nguội thái miếng mỏng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Phần tiết bò có thể mua sẵn hoặc mua huyết về luộc chín, thái miếng vừa ăn. Nếu không ăn huyết có thể bỏ qua.
Chả cua nặn thành từng viên tròn nhỏ thả vào nồi nước luộc nạm, chả nổi lên là đã chín, bạn vớt ra để riêng. Có thể thay thế chả cua bằng chả bò, chả giò hoặc không cho chả cũng được.
Tiếp đó, bạn lấy 4 cây sả băm nhỏ, còn lại cắt khúc, đập dập. Hành tây chia 2 phần, một nữa cắt đôi, nữa còn lại thái mỏng. Hành lá, mùi tàu, húng quế rửa sạch thái nhỏ. Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Nấu bún bò Huế
Bạn hãy hòa 2 muỗng canh mắm ruốc với 100 ml nước lạnh. Phi 4 cây sả băm cho thơm cùng 2 thìa dầu ăn, lấy bớt sả ra, cho 3 muỗng canh dầu màu điều vào. Băm nhuyễn 1 củ hành, 1 củ tỏi kèm 2 trái ớt rồi cho vào chảo phi vàng thì tắt bếp.
Chân giò heo đã sơ chế bạn cho lên bếp ninh lửa nhỏ cùng 1 củ hành tây cắt đôi và 3 cây sả đập dập cho nước dùng thơm ngọt, ra hết chất trong xương.
Lấy phần trên của nước mắm ruốc cho vào nồi, bỏ phần cặn đi. Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối vào, nêm nếm cho vừa miệng. Rồi sau đó, bạn hãy thêm chén ớt sa tế đã làm ở trên vào.
Bước 4: Hoàn thành
Tiếp đó, bạn chần bún qua nước sôi, để ráo và trút ra tô. Thêm thịt nạm, móng giò, chả cua, huyết, mùi tàu, hành lá thái nhỏ, một chút hành tây thái mỏng rồi chan nước dùng. Món bún bò Huế ăn kèm giá đỗ, hoa chuối, húng quế, ớt chưng thì tuyệt ngon bạn nhé.
Vị ngọt thơm của nước, béo ngậy của móng giò, giòn giòn mềm ngon của thịt nạm, chả cua thơm lừng cùng một chút cay của ớt và chua chua của chanh. Chỉ nghĩ tới thôi đã cảm thấy mê man và thèm ngay một tô bún bò Huế. C
2 cách làm nộm sứa hoa chuối giòn ngon thanh mát ai cũng mê Cách làm nộm sứa hoa chuối cho món ngon đặc sản nhưng không phải ai cũng biết. Sứa biển không đơn thuần chỉ là món ăn, mà trong Đông y đây còn là bài thuốc quý. Bài thuốc này giúp giải độc gan, bổ thận và trị ho khá hiệu quả. Sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn như: gỏi sứa,...