5 lầm tưởng phổ biến về bệnh béo phì
Theo chuyên trang Medical News Today , mặc dù béo phì là căn bệnh phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm dẫn đến nhiều lầm tưởng và thậm chí là sự kỳ thị trong xã hội về căn bệnh này.
SHUTTERSTOCK
1. Béo phì gây ra bệnh tiểu đường . Sự thật là béo phì không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nó là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, không phải ai bị béo phì cũng sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 và ngược lại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1.
2. Người béo phì thì lười vận động . Sự thật là có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì hơn là lười vận động. Một nghiên cứu hồi năm 2011 đã chỉ ra mức độ hoạt động của một người trưởng thành không ảnh hưởng đến cân nặng của họ nhiều như chúng ta đã nghĩ, đặc biệt là đối với phụ nữ. Bởi cân nặng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng nạp vào hằng ngày.
3. Béo phì là bệnh di truyền . Mối quan hệ giữa béo phì và di truyền rất phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai có người thân bị béo phì cũng sẽ mang căn bệnh như vậy, dù nguy cơ mắc của họ có thể cao hơn.
4. Để giảm béo phì, chỉ cần ăn ít hơn và vận động nhiều hơn . Việc ăn quá nhiều trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, các tình trạng như mất ngủ, căng thẳng tâm lý, đau mãn tính, rối loạn nội tiết (hormone)… cũng có thể dẫn đến chứng ăn mất kiểm soát. Khi đó, việc ăn quá nhiều rõ ràng đang là một triệu chứng hơn là một nguyên nhân. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến béo phì là rất quan trọng cho quá trình điều trị.
5. Béo phì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là sai lầm phổ biến nhất. Sự thật là béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ và bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Do đó, việc giữ cân nặng hợp lý là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung.
Kiểm tra lipid và đánh giá nguy cơ tim mạch ở người rối loạn nội tiết
Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hiệp hội Nội tiết được công bố trên Tạp chí Nội tiết & Chuyển hóa Lâm sàng mới đây cho thấy, tất cả những bệnh nhân bị rối loạn nội tiết nên thực hiện sàng lọc lipid và đánh giá nguy cơ tim mạch (CVD).
Ảnh minh họa
BS Connie B. Newman, Trường Y Grossman thuộc Đại học New York (Mỹ) và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu về rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch) ở bệnh nhân rối loạn nội tiết. Các tác giả khuyến nghị sàng lọc và đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm cả các xét nghiệm lipid cơ bản để đánh giá mức chất béo trung tính và tính toán cholesterol lipoprotein mật độ thấp.
Điều trị bằng thuốc được khuyến cáo bổ sung cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục để ngăn ngừa viêm tụy ở người lớn có mức triglycerid lúc đói> 500 mg / dL. Liệu pháp statin được khuyến nghị cùng với việc điều chỉnh lối sống để giảm nguy cơ tim mạch ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Liệu pháp statin được khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1 từ 40 tuổi trở lên, bệnh tiểu đường kéo dài> 20 năm, biến chứng vi mạch, bệnh thận mãn tính ở giai đoạn 1 đến 4, béo phì, tăng triglyceride và LDL-C (cholesterol xấu) cao, hoặc bệnh võng mạc tiểu đường. Trước khi điều trị bằng thuốc hạ lipid máu, nên loại trừ suy giáp ở bệnh nhân tăng lipid máu.
Đây là hướng dẫn đầu tiên của loại hình này. Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ tạo ra các xét nghiệm lipid cơ bản và đánh giá nguy cơ tim mạch thường xuyên ở người lớn mắc các bệnh nội tiết và tập trung nhiều hơn vào các liệu pháp để giảm bệnh tim và đột quỵ. BS Newman nhấn mạnh.
Bị nhân xơ tử cung nên kiêng ăn gì? Nhân xơ tử cung kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em quan tâm. Để giúp phụ nữ có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bị nhân xơ tử cung nên và không nên ăn. Nhân xơ tử cung hay còn gọi là u...