5 dấu hiệu cho thấy bạn không ăn đủ chất đạm
Tóc và móng tay dễ gãy, giảm cân, giảm cơ bắp, hay bị cảm lạnh, cơ thể trở nên yếu hơn,… là một trong số dấu hiệu đầu tiên cơ thể bạn có thể đang thiếu hụt chất đạm.
Chất đạm ( protein) là một chất dinh dưỡng đa lượng, tạo thành phần chính của tất cả tế bào và cung cấp các acid amin thiết yếu, giúp cơ thể chúng ta phát triển và hoạt động.
Lượng protein mà người trưởng thành cần mỗi ngày là 45 g đối với nữ và 55,5 g đối với nam (độ tuổi 19-50). Ảnh: Internet
Sự thiếu hụt protein thường gặp ở những người chán ăn, ung thư hoặc suy dinh dưỡng. Ngoài ra, những người ăn chay hoặc ăn kiêng có thể bị thiếu hụt protein (ngoại trừ những người ăn chay hoặc ăn kiêng có bổ sung trứng hoặc sữa).
Dưới đây là năm dấu hiệu cho thấy bạn có thể không nhận đủ protein.
Xương dễ gãy hơn
Ngoài canxi, xương cũng cần cung cấp đủ protein. Đó là kết luận từ đánh giá nghiên cứu năm 2018 từ một số cơ sở trị loãng xương hàng đầu thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có thể giúp bảo vệ xương của bạn.
Khi chúng ta không nhận đủ protein để cung cấp năng lượng cho các cơ quan và não, cơ thể mượn protein từ các khu vực khác, bao gồm các kho dự trữ trong mô cơ xương. Không có sự hỗ trợ của các mô cơ xương khỏe mạnh, xương của chúng ta dễ bị tổn thương hơn như nứt hoặc gãy chẳng hạn.
Tóc và móng tay dễ gãy rụng hơn
Bởi vì protein là một phần thiết yếu của tóc và móng tay. Móng tay có thể trở nên mềm hơn và tóc trở nên yếu hơn, thiếu sức sống và dễ rụng hơn.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, sau vài tháng không ăn đủ protein, bạn cũng có thể bị rụng tóc.
Video đang HOT
Móng tay dễ gãy hơn khi thiếu hụt protein. Ảnh: Internet
Giảm cân và giảm cơ bắp
Cân nặng của chúng ta có thể giảm dần nhưng đó không hẳn là điều tốt. Thông thường, nếu không nhận đủ protein cơ thể sẽ phá vỡ cơ bắp để có được nhiều chất hơn. Và nếu cơ bắp bị mất, cơ thể sẽ dự trữ chất béo, vì vậy thành phần cơ thể có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi.
Cảm thấy cơ thể yếu hơn
Bạn có thể sẽ không cảm thấy mệt mỏi ngay lập tức nhưng theo thời gian, những người không ăn đủ protein có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải hơn bình thường. Protein là một thành phần của hemoglobin, có trong các tế bào hồng cầu và vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Và mức ôxy hóa thấp có thể gây ra yếu và khó thở.
Hay bị cảm lạnh
Protein là một trong những khối xây dựng của kháng thể, được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp chống lại các vi khuẩn và virus. Nếu bạn không có đủ protein, bạn có thể có một hệ thống miễn dịch bị suy giảm và sẽ bị bệnh thường xuyên hơn những người khác, theo Health.
3 điều nên làm khi chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù
Cũng như nhiều căn bệnh khác, bệnh xơ gan còn bù cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Một chế độ chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
Điều trị và chăm sóc là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của xơ gan còn bù. Tuy nhiên, việc chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù lại là điều không hề đơn giản.
1. Các phương pháp cơ bản để chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù
Chăm sóc có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị xơ gan còn bù. Bởi không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, chăm sóc còn giúp bệnh nhân đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Các phương pháp cơ bản để chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù gồm có:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya.
- Tránh làm các công việc nặng, quá sức trong thời gian kéo dài.
- Thường xuyên vận động, tập luyện các môn thể thao vừa sức và phù hợp.
- Tránh tình trạng lo âu, căng thẳng và stress.
- Thực hiện tốt phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc.
- Tránh sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây độc cho gan như ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại...
2. Vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan còn bù
Chán ăn hay kém ăn là biểu hiện thường gặp của bệnh xơ gan do còn bù. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể. Do đó, trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Khẩu phần ăn của bệnh nhân xơ gan còn bù cần đảm bảo các nhóm dinh dưỡng sau:
Chất đạm: Đạm là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết nhất cho bệnh nhân xơ gan còn bù. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lựa chọn các nguồn đạm quý, có giá trị sinh học cao và ít béo. Chẳng hạn như: thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá, trứng, sữa ít béo, các loại đậu...
Chất bột đường: Bệnh nhân xơ gan còn bù nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất bột đường dễ hấp thu. Ví dụ như gạo, khoai, mật ong, trái cây có vị ngọt... Đồng thời, bệnh nhân cũng cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh kẹo, bơ sữa giàu chất béo và mứt.
Chất xơ và vitamin: Chất xơ và vitamin là những nhóm chất mà bệnh nhân xơ gan còn bù không nên bỏ qua. Chất xơ và vitamin có nhiều trong các loại quả chính như cam, quýt, đu đủ chín, xoài... Đồng thời, các loại rau như rau dền, rau muống, rau ngót , cà chua, cà rốt hay bí đỏ cũng chứa một lượng chất xơ và vitamin rất dồi dào.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khi chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu chất béo, nhất là chất béo có nguồn gốc từ động vật.
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo.
- Thực phẩm được chế biến với nhiều gia vị, đặc biệt là muối, tiêu và ớt.
- Các loại thức uống chứa cồn hoặc cafein.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng chán ăn và tiêu hóa tốt, bạn nên áp dụng các mẹo sau:
- Thường xuyên thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày để tránh cho gan phải làm việc quá tải.
- Cẩn thận trong khâu làm sạch và sơ chế thực phẩm trước khi chế biến.
- Ăn chín, uống sôi, tránh các món ăn tái hoặc chưa chín kĩ.
3. Theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù
Các triệu chứng của xơ gan còn bù vẫn có thể tiếp tục tiến triển trong quá trình điều trị. Đặc biệt là khi phác đồ điều trị không phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân và người nhà nên theo dõi các triệu chứng bệnh thường xuyên. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tái khám định kì để bác sĩ có thể theo dõi và kịp thời xử lý các biến chứng.
Chăm sóc tốt là một trong những cách để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cho điều trị. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức khi chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù.
6 biểu hiện cho thấy cơ thể đang thừa đạm Chất đạm (protein) là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, hấp thu quá nhu cầu đạm cần thiết sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe. Nhiều loại thực vật là nguồn cung cấp đạm và chất xơ tốt cho cơ thể - Ảnh...