Danh sách các thực phẩm chay chứa hàm lượng protein cao
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được ăn theo chế độ hợp lý và tần suất phù hợp cũng có thể cung cấp nhiều protein như động vật.
Hai loại protein được cung cấp từ nguồn động vật và thực vật được tiêu hóa khác nhau trong cơ thể con người. Thật dễ dàng để cung cấp lượng protein hằng ngày từ các nguồn thực phẩm chay , miễn là chúng ta chọn đúng loại chay hoặc các thực phẩm có nguồn thuần chay. Trong bài viết này, sẽ chỉ ra một số nguồn protein từ thực vật tốt nhất và thân thiện đối với người ăn chay.
Hạt đậu nành
Đậu nành là một trong những nguồn protein thực vật tốt cho sức khỏe . Mặc dù, đậu nành có ít acid amin methionine nhưng chúng vẫn được coi là một protein hoàn chỉnh. Đậu nành rất giàu protein, trong 100 g đậu nành có chứa khoảng 36 g protein.
Hàm lượng protein của đậu nành cũng cao hơn cả thịt, cá và gần gấp đôi các loại đậu khác. Ảnh: Internet
Đậu phộng
Đậu phộng chứa hàm lượng protein rất cao, chúng thường được chiên hoặc rang. Ngoài ra, đậu phộng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. Trong 100 g đậu phộng có chứa khoảng 26 g protein.
Hạnh nhân
Không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất xơ, mà hạnh nhân còn là một thực phẩm giàu protein tốt cho người ăn chay. Hạnh nhân cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh, magiê và vitamin E, có thể giúp tăng cường sức khỏe . Trong 100 g hạnh nhân có chứa khoảng 21,15 g protein.
Hạt hướng dương là một nguồn protein tốt, có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta. Hạt hướng dương cũng rất giàu acid linoleic, chất béo không bão hòa đa và vitamin E. Trong 100 g hạt hướng dương có chứa khoảng 21 g protein.
Đậu xanh
Đậu xanh là một thực phẩm chay rất giàu protein. Nó cũng đi kèm với hàm lượng chất xơ cao và ít calo. Trong 100 g đậu xanh có chứa khoảng 19 g protein.
Hạt chia
Hạt chia là một nguồn protein tốt và chúng chứa tất cả chín acid amin thiết yếu và được coi là một protein hoàn chỉnh. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ và chất béo có trong hạt chia làm cho chúng ta no lâu hơn, ngay cả khi chỉ ăn một muỗng hạt chia trộn với ngũ cốc để ăn sáng hoặc sinh tố hằng ngày. Trong 100 g hạt chia có chứa khoảng 17 g protein.
Sữa đậu nành
Hoàn hảo cho chế độ ăn thuần chay, sữa đậu nành rất giàu protein và góp phần vào nhu cầu cung cấp đủ lượng protein hằng ngày. Sữa đậu nành cũng cung cấp một lượng kali tốt có lợi cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Trong 100 g sữa đậu nành có chứa khoảng 3,3 g protein.
Nấm
Một nguồn protein ngon và lành mạnh, nấm là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống. Chúng có thể thiếu màu sắc nhưng mang lại nhiều dinh dưỡng. Một chén nấm thái lát có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 3,9 g protein. Trong 100 g nấm có chứa khoảng 3,1 g protein.
Protein trong nấm giúp phát triển cơ bắp chắc khỏe. Ảnh: Internet
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau có hàm lượng protein rất cao. Trong một chén bông cải xanh có 2,5 g chất xơ và protein mỗi loại. Bông cải xanh cũng là một nguồn tuyệt vời cung cấp phytonutrients (đây là hợp chất làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư) và các chất chống ôxy hóa cần thiết như vitamin C. Trong 100 g bông cải xanh có chứa khoảng 2,8 g protein.
Quả ổi
Ổi là một loại trái cây chứa hàm lượng protein nhiều nhất trong tất cả loại trái cây. Ổi còn cung cấp nhiều vitamin C và có thể giúp cải thiện sức khỏe. Trong 100 g ổi có chứa khoảng 2,6 g protein.
Quả bơ
Bơ là một nguồn protein tốt và lành mạnh cho chế độ ăn uống hằng ngày. Trong 100 g bơ có chứa khoảng 2 g protein.
Khoai tây
Một củ khoai tây nướng cung cấp 8 g protein mỗi khẩu phần. Khoai tây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, vitamin C. Trong 100 g khoai tây có chứa khoảng 2 g protein.
Nguồn protein chay có thể là sự thay thế tuyệt vời cho nguồn động vật nếu được lựa chọn một cách khôn ngoan. Tỉ lệ protein có thể chứa ít hơn một chút so với động vật nhưng chúng đều quan trọng với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi nói đến protein, thực phẩm chay ngày càng có lợi cho sức khỏe hơn. Đừng phụ thuộc vào các thực phẩm từ nguồn động vật quá nhiều, hãy kết hợp chúng với thực ph ẩm thực vật để chế độ ăn uống lành mạnh hơn mỗi ngày, theo Boldsky .
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Theo plo.vn
Thực phẩm nên ăn trong thời gian hóa trị
Bột yến mạch, cá, trứng, trái cây, sinh tố cung cấp dinh dưỡng, có thể giúp ích cho người bệnh khi mệt mỏi, khô miệng, chán ăn lúc hóa trị.
Hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: khô miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, mệt mỏi, gặp khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Theo Healthline, người bệnh duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Bệnh nhân nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Thực phẩm giàu lượng carbs, protein, chất chống oxy hóa, chất béo, chứa beta glucan - một loại chất xơ hòa tan nuôi sống vi khuẩn có lợi, tốt cho sức khỏe đường ruột. Trong quá trình hóa trị, người bệnh bị khô miệng hoặc lở miệng, nhờ hương vị trung tính, mềm, sản phẩm thích hợp với khẩu vị người bệnh. Bạn có thể ăn kèm bột yến mạch với hoa quả, mật ong, các loại hạt.
Bột yến mạch mềm, thích hợp với người bệnh, bạn ăn kèm trái cây thể thêm hương vị.
Quả bơ
Bơ có lượng calo, chất dinh dưỡng cần thiết, nhiều chất béo không bão hòa đơn, có thể giúp giảm LDL - Cholesterol xấu tăng HDL - cholesterol tốt. Loại quả màu xanh này cũng chứa nhiều chất xơ. Trái cây là lựa chọn thích hợp cho người bệnh gặp tình trạng khô miệng, táo bón, lở miệng hoặc giảm cân. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì nướng, ngũ cốc, đậu hoặc súp. Bạn nên rửa bơ chưa gọt vỏ trước khi cắt lát, vì vỏ của chúng có thể chứa Listeria, một loại vi khuẩn phổ biến có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Trứng
Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh chú trọng chế độ dinh dưỡng. Trứng là thực phẩm cung cấp nguồn cung cấp protein, chất béo dồi dào. Trong đó, chất béo cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng, protein giúp duy trì, xây dựng khối lượng cơ bắp, điều này quan trọng trong quá trình hóa trị. Bạn có thể luộc trứng cho một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, bạn phải nấu chín kỹ, với lòng đỏ đặc, lòng trắng cứng, để tránh ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm mềm thích hợp cho người loét miệng.
Hạnh nhân và các loại hạt
Trong quá trình hóa trị, người bệnh khó tránh khỏi cơn mệt mỏi. Lúc này, những bữa ăn nhẹ rất hữu ích. Hạnh nhân, hạt điều có lượng protein, chất béo lành mạnh, vitamin, chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào. Bạn cũng có thể thêm các loại hạt vào bột yến mạch hoặc món ăn khác.
Người bệnh khi hóa trị có thể ăn các loại hạt vào bữa phụ.
Giống như các loại hạt, hạt bí ngô thích hợp để ăn vặt. Chúng giàu chất béo, protein, chất chống oxy hóa, vitamin E. Bạn có thể kết hợp ăn hạt bí ngô cùng quả nam việt quất khô, các loại trái cây, hạt khô khác.
Họ rau cải
Các loại cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải chứa nhiều dinh dưỡng. Bông cải xanh cung cấp một lượng vitamin C, có ý nghĩa với hệ miễn dịch. Hơn nữa, thực phẩm chứa sulforaphane - hợp chất hỗ trợ cải thiện sức khỏe của não. Nghiên cứu chỉ ra rằng sulforaphane có thể tác động tích cực đến sức khỏe của não bằng cách giảm viêm, bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, điều này quan trọng khi trải qua hóa trị. Bạn có thể hấp rau với dầu ô liu, kèm chút muối, thậm chí vắt thêm chanh nếu không bị lở miệng, buồn nôn.
Sinh tố tự làm
Sinh tố là lựa chọn thích hợp nếu bạn cảm thấy khó nhai thức ăn rắn. Việc tự làm sinh tố cho phép bạn chế biến thành phần phù hợp với khẩu vị, thể trạng cơ thể. Bạn có thể kết hợp trái cây tươi với sữa hoặc kefir (sữa lên men như sữa chua) cho thêm vài lá rau bina rửa sạch, thêm bơ đậu phộng... Với trái cây tươi, bạn ngâm chúng trước khi rửa kỹ dưới vòi nước. Điều này sẽ giúp loại bỏ mảnh vụn hoặc vi khuẩn bám bên ngoài.
Trong quá trình hóa trị, với tác dụng phụ của hóa chất, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, sinh tố là gợi ý thiết thực trong các bữa ăn.
Bánh mì hoặc bánh quy
Nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn, bánh mì hoặc bánh quy giòn là một lựa chọn tốt vì chúng dễ tiêu hóa. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất dinh dưỡng, giúp dạ dày không khó chịu. Bánh quy giòn hoặc mặn hữu ích để bổ sung lượng natri đã mất do bị tiêu chảy, nôn mửa. Bạn có thể ăn bánh cùng bơ hoặc phô mai ricotta nếu muốn thêm hương vị, chất dinh dưỡng.
Cá
Nếu thích hải sản, bạn nên ăn cá mỗi tuần khi hóa trị. Đó là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3. Omega-3 là chất béo quan trọng, hỗ trợ sức khỏe não bộ. Ngoài ra, ăn nhiều protein, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như cá có thể giúp bạn tránh giảm cân trong quá trình điều trị. Cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá mòi có nhiều chất béo này.
Ngọc Thi
Theo VNE
Chỉ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, mứt dịp Tết có bị... đái tháo đường không? Việc ăn nhiều đường ngọt cũng làm cho đường máu tăng cao sau ăn, nếu ăn thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường. Dịp Tết cổ truyền, đa phần các gia đình đều chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo, mứt Tết để ăn và mời khách. Đây cũng là dịp trẻ nhỏ được ăn "thả ga" những món...