40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19

Theo dõi VGT trên

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 1

Ngày 14/5, khi số bệnh nhân mắc Covid-19 còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã giảm dần, ThS.BS Đồng Phú Khiêm- Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và một số đồng nghiệp mới được về với gia đình, sau cả tháng ăn ngủ tại bệnh viện. Hiện, BS Khiêm được bệnh viện huy động nhân lực, tạm thời về cơ sở 1 để khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh khác. Và chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng anh trong khoảng thời gian ngắn ngủi và được nghe anh kể về những khoảnh khắc, cảm xúc không thể nào quên khi giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 nặng từ tay tử thần.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 2

Ths.BS Đồng Phú Khiêm chia sẻ, trong giai đoạn dịch Covid-19, tại Khoa Hồi sức tích cực có điều trị 5 bệnh nhân nặng. Việc điều trị, chăm sóc cho những bệnh nhân này vô cùng khó khăn. Diễn biến tình trạng sức khoẻ của họ thay đổi từng ngày. Bên cạnh đó, đây cũng là 1 bệnh mới, 1 căn nguyên mới và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên đòi hỏi các bác sĩ vừa phải tìm phác đồ điều trị cho phù hợp với mỗi bệnh nhân vừa phải nghiên cứu các tài liệu, tình hình dịch trên thế giới. Họ luôn tạo áp lực cho mình hàng ngày, cố gắng làm những gì tốt nhất có thể để cứu chữa cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Chia sẻ về bệnh nhân số 19, BS Khiêm cho biết, bệnh nhân 19 nhập viện ngày 7/3, đây là 1 trong 5 bệnh nhân nặng có thời gian điều trị dài nhất. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh nặng tuổi cao, có các bệnh lý nền như huyết áp, tim. Vì vậy, khi được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân bị biến chứng, gây tràn khí màng phổi, ô xy máu tụt nhiều và diễn biến vô cùng nguy kịch. Ngay lúc ấy, các bác sĩ nhận định chỉ có cách duy nhất là đặt tim phổi nhân tạo (ECMO) mới có thể giữ được mạng sống của người bệnh.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 3

Điều may mắn là tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, kỹ thuật này không phải lần đầu tiên được bệnh viện triển khai. Sau khi bàn bạc, trao đổi về tình trạng bệnh của bệnh nhân, bệnh viện huy động 4 bác sĩ cùng với ê kíp điều dưỡng thực hiện kỹ thuật đặt ECMO cho bệnh nhân.

“Bình thường khi thực hiện đặt ECMO, các bác sĩ cũng đã quen, chắc tay. Tuy nhiên, trong thời khắc bệnh nhân nguy kịch, diễn biến xấu rất nhanh, lúc đó cũng có cảm giác sợ rằng không kịp cứu sống bệnh nhân, nên khá căng thẳng. Rất may, khoảng chưa đầy 1 tiếng, khi hoàn thành và thiết lập hệ thống ECMO, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định rất nhanh. Lúc đó, cả ê kíp mới phần nào thở phào nhẹ nhõm”- BS Khiêm kể.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 4

Những ngày sau đó, bệnh nhân 19 cũng có tiến triển tốt lên. Ngày 4/4/2020, bệnh nhân được rút ECMO khiến các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng của Khoa vô cùng vui mừng, bởi việc rút được ECMO cho thấy, bệnh nhân đã đi được 70% chặng đường điều trị khỏi Covid-19. Tuy nhiên, do có bệnh lý nền về tim mạch nên sau khi rút ECMO được 4 ngày, vào khoảng 0h45 phút ngày 8/4, bệnh nhân xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn.

“Rất may thời điểm đó bệnh viện chưa quá tải nên có đủ nguồn lực để theo dõi sát diễn biến sức khỏe và phát hiện tình trạng bệnh của bệnh nhân kịp thời. Bởi việc cấp cứu ngừng tuần hoàn mà phát hiện muộn, nếu bệnh nhân sống được thì cũng để lại di chứng, đặc biệt là tổn thương não, sẽ hôn mê, sống đời sống thực vật”- BS Khiêm nói.

BS Khiêm cho biết, thời điểm đó bệnh nhân 19 ngừng tuần hoàn 1 lần trong 40 phút, các bác sĩ phải sốc điện đến 3 lần mới tạo được nhịp độ ổn định hơn cho bệnh nhân. Việc cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân trong vòng 40 phút thực sự là khủng khiếp.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 5

“Ê kíp ép tim lúc đó có khoảng 8 người gồm 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng, thay nhau thực hiện. Với người khỏe, nếu thực hiện ép tim khoảng 1 phút là tay đã rã rời. Bởi thông thường 1 phút sẽ phải ép khoảng 120 lần. Nếu tay ép lỏng hoặc ép không đúng kỹ thuật sẽ không đảm bảo được tuần hoàn cho bệnh nhân, việc ép tim sẽ không thành công. Để ép chuẩn kỹ thuật thì sẽ tương đối mệt”- BS Khiêm chia sẻ.

BS Khiêm nhớ lại, ê kíp thực hiện ép tim được khoảng 30 phút, bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu khả quan, khi đó cả ê kíp đã nghĩ sẽ phải buông tay, không chiến thắng được tử thần. Nhưng rất may sau đó, trái tim của bệnh nhân số 19 đã đập trở lại. Thêm 1 lần nữa, các y bác sĩ, nhân viên điều dưỡng lại thở phào sau những phút nghẹt thở, nỗ lực đến bơ phờ.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 6

Với kinh nghiệm trong nghề, các bác sĩ hiểu rõ việc ngừng tuần hoàn làm bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: tình trạng nhiễm trùng tăng lên, suy thận, tổn thương phổi nhanh. Vậy là đội ngũ nhân viên y tế lúc này lại phải bước vào một cuộc chiến mới để giúp BN19 hồi phục. Nhưng không vì thế mà họ chùn bước, tất cả nhân viên y tế dù mệt mỏi vẫn cố gắng từng chút để giữ được thành quả.

“Mặc dù phải bắt đầu lại từ đầu nhưng rất may bệnh nhân ổn định dần. Đến thời điểm này, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, bỏ được thợ máy, thậm chí không phải thở ô xy. Bệnh nhân cũng đã dậy tập đi lại. Đối với các bác sĩ, bệnh nhân ổn định là điều vô cùng mừng, đó là điều không gì có thể tuyệt vời hơn”- BS Khiêm chia sẻ.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 7

Trong cuộc chiến chống Covid-19, nhieu đieu duong, ho sinh đa cung voi cac bac si nỗ lực tham gia phong chong dich suốt nhiều ngày liền trong môi trường nguy cơ lây nhiễm cao.

Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Thị Thường chia sẻ, việc chăm sóc các bệnh nhân nặng nói chung và bệnh nhân Covid-19 rất vất vả, khiến điều dưỡng gặp phải những khó khăn nhất định. Hàng ngày, các nhân viên điều dưỡng liên tục thay phiên nhau để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nặng. Công việc của điều dưỡng là phải túc trực bên bệnh nhân 12 tiếng/ngày để chăm sóc, hỗ trợ các bác sĩ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao, ECMO, lọc máu hay hỗ trợ đặt ống thở cho bệnh nhân. Công việc vất vả và có nguy cơ phơi nhiễm cao nên đôi khi cũng khiến các điều dưỡng lo lắng, căng thẳng. Với các bệnh nhân nước ngoài, thể trạng họ nặng, trọng lượng thường tầm 90kg, trong khi đó việc chăm sóc, điều trị cho họ đều là chăm sóc toàn diện. Vì vậy từ khâu vệ sinh, tắm rửa cho bệnh nhân, nghiêng trở bệnh nhân hàng ngày thực sự không hề dễ dàng.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 8

Chị Thường cũng cho biết, 14 năm làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhưng đây là thời điểm chị xa gia đình nhiều ngày nhất và là thời gian chị ở lại bệnh viện lâu nhất. Hai tháng chưa được về nhà, mắt chị bỗng đỏ hoe và rơm rớm khi nhắc đến 2 cô con gái còn nhỏ đã lâu chị chưa được ôm hôn, chăm sóc.

Chị Thường kể, những lúc các con nhớ mẹ, chồng chị đã đưa 2 con đến cổng bệnh viện để được nhìn mẹ. “Tuần đầu tiên xa nhà, khi gặp các con đứng ở cổng bệnh viện, nhìn các con gầy hẳn mình thấy xót, thương các con lắm, cảm thấy chạnh lòng vì không được chăm sóc cho các con”- chị Thường nói.

Làm công việc điều dưỡng tuy vất vả, căng thẳng nhưng những tình cảm chân thành từ người bệnh đã giúp họ vượt qua, tan tuy voi cong viec.

“Trong quá trình bệnh nhân 19 nằm ở khoa, có nhiều thời điểm bệnh nhân tỉnh, ý thức được, khi chưa thể giao tiếp được, bệnh nhân đã ghi ra những dòng chữ khiến các điều dưỡng rất cảm động như “Cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, tôi không quên ơn các bạn”- chị Thường kể.

Chứng kiến bệnh nhân hồi phục, nhìn thấy những bệnh nhân mình tận tâm chăm sóc, điều trị có những kết quả nhất định, các bác sĩ, điều dưỡng đều rất vui mừng. Đó chính là động lực để mọi người động viên nhau cùng cố gắng.

“Điều mong muốn nhất của mình vào thời điểm hiện tại là các bệnh nhân được ra viện hết và mình được trở về với gia đình, tiếp tục nhịp sống bình thường trong cuộc sống”- chị Nguyễn Thị Thường- Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực chia sẻ.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 9

Trưa 14/5, chúng tôi có dịp được vào thăm bệnh nhân 19 đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân mặc dù còn mệt do vấn đề về tim mạch, giọng nói tuy còn yếu nhưng bà vẫn muốn bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đối với các y bác sĩ đã trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bà trong hơn 2 tháng qua.

“Hiện tôi cảm giác đã khoẻ được tới 70%, tuy tôi chưa tự bước đi được. Các y bác sĩ và mọi người rất quan tâm, tôi rất cảm ơn sự thương yêu, động viên để tôi có sức khoẻ và hồi phục. Tôi vô cùng cảm động, bởi trong 1 tháng trời, các y bác sĩ còn phải mặc bỉm để luôn túc trực quanh tôi, tôi rất biết ơn”- bệnh nhân 19 chia sẻ.

40 phút nghẹt thở cứu bệnh nhân Covid-19 - Hình 10

Bệnh nhân cũng cho biết, hàng ngày, nhân viên điều dưỡng cũng hỗ trợ, giúp bà tập vận động, đi lại.

“Tôi chỉ biết cảm ơn Nhà nước, các y bác sĩ đã tạo điều kiện chăm sóc, điều trị cho tôi vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Điều tôi mong mỏi nhất là sau khi khỏi bệnh là được về nhà. Khi nào khoẻ mạnh, tôi sẽ đến bệnh viện để cảm ơn tất cả mọi người”./.

Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng như thế nào?

Tùy tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng, các bác sĩ có can thiệp khác nhau từ thở oxy, đặt máy thở, đến tim phổi nhân tạo, kết hợp kháng virus và kháng sinh

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đầu dịch đến nay, Khoa tiếp nhận 5 bệnh nhân Covid-19 nặng cần can thiệp thở máy. Các bệnh nhân chuyển đến trong tình trạng suy hô hấp, phải đặt ống thở máy, hỗ trợ với mức độ oxy cao. Các bác sĩ của Khoa cấp cứu tiến hành điều trị hồi sức, kết hợp sử dụng các thuốc kháng virus.

Tùy từng tình trạng suy hô hấp khác nhau sẽ tiến hành các phương pháp khác nhau. Những bệnh nhân nhẹ thì không phải can thiệp gì, điều trị theo triệu chứng, nâng cao thể trạng. Bệnh tiến triển nặng, xuất hiện tình trạng suy hô hấp sẽ sử dụng liệu pháp như oxy kính mũi, oxy mask... Nếu bệnh nhân không đáp ứng được sẽ sử dụng oxy lưu lượng cao, thở máy không xâm nhập. Khi bệnh nhân không tiến triển, sẽ chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, nơi bác sĩ đặt ống nội khí quản, kết hợp thở máy xâm nhập. Sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) là phương pháp cuối cùng.

"Có những bệnh nhân phải đặt ống thở, đặt nội khí quản từ khoa Cấp cứu. Cũng có những bệnh nhân đến Khoa Hồi sức tích cực thì đặt luôn", bác sĩ cho biết.

Phương pháp đặt ống nội khí quản là một trong những thủ thuật nguy cơ lây nhiễm rất cao vì tạo ra các bụi khí dung (aerosol). Bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với các bụi khí này nên rất dễ lây nhiễm.

Phương pháp đặt ECMO mức độ phơi nhiễm thấp hơn đặt nội khí quản. Tuy nhiên đây là phương pháp kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, được đào tạo để có thể tiến hành và theo dõi bệnh nhân trong quá trình chạy. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, các nhân viên y tế còn phải tiến hành những thủ thuật như hút đờm, lấy bệnh phẩm đường hô hấp dưới... , đều tạo ra nguy cơ lây cao.

Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng như thế nào? - Hình 1

Bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng 24/4. Ảnh: BV cung cấp

Điều trị cho bệnh nhân nguy kịch, ngoài thuốc kháng virus, các bác sĩ sẽ phải kết hợp với điều trị hồi sức và sử dụng các loại thuốc khác nhau đảm bảo được các hoạt động của các chức năng cơ thể. Thông thường bệnh nhân nặng thường bội nhiễm, vì thế sẽ được bổ sung thuốc kháng sinh tùy thuộc nguyên nhân gây bội nhiễm.

Về lựa chọn thuốc kháng virus, theo bác sĩ Phúc, đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Hiện thế giới chưa có thuốc đặc hiệu hay phác đồ thống nhất, các bác sĩ tham khảo nhiều nghiên cứu đặc biệt là của các đồng nghiệp tại Trung Quốc - nơi bùng phát dịch đầu tiên của thế giới, cũng như của các quốc gia khác.

Ví dụ, phác đồ ban đầu sử dụng thuốc kháng virus là một thuốc được dùng cho bệnh nhân HIV, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Đây là sự lựa chọn dựa trên phác đồ của Trung Quốc và theo đề tài nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 của Việt Nam.

Bất cứ thuốc nào ngoài những tác dụng điều trị đều gây ra tác dụng phụ. Ví dụ thuốc HIV gây buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi... Các bác sĩ đầu tiên phải biết các tác dụng phụ đó để theo dõi tầm soát trên từng bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc. Nếu bệnh nhân gặp tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng thì phải dừng ngay.

Bệnh nhân Khoa Hồi sức tích cực đa phần cao tuổi, có những bệnh lý nền khác nhau nên phải được tầm soát tất cả các cơ quan, và sử dụng các thuốc điều trị cho bệnh nền. Cùng với đó, hội đồng chuyên môn phải hội chẩn rất chi tiết từng bệnh nhân mới đưa ra một phác đồ thích hợp.

"Bệnh nhân 20" là một trường hợp rất nặng. Khi vào khoa, các bác sĩ nhận định tình trạng viêm phổi trên bệnh nhân 64 tuổi tuổi, sức khỏe suy kiệt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng rất chậm, những tổn thương phổi ngày một nặng lên, biện pháp hỗ trợ thở máy đã tối ưu nhưng bệnh nhân vẫn trở nặng. Vì thế trong đêm, bệnh nhân phải được can thiệp ECMO.

Bệnh nhân Dixong John Garth, 74 tuổi, người Anh, bệnh lý nền ung thư máu. Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải trao đổi với bác sĩ gia đình của bệnh nhân bên Anh để tìm hiểu bệnh ung thư đang kiểm soát ở mức nào, có cần dùng thuốc duy trì nữa không...

"Ngoài thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19, chúng tôi kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh lý nền, thuốc điều trị hỗ trợ, thuốc chống đông máu... Phải lựa chọn thuốc thích hợp để điều trị mà vừa tránh tối đa tác dụng phụ, cũng như các tương tác thuốc gây hại", bác sĩ Phúc nói. "Một trong những tổn thương của bệnh nhân Covid-19 là rối loạn đông máu, gây tắc các vi mạch và tổn thương đa cơ quan, nên gần như tất cả cơ quan tim, phổi, thận, gan, não bộ... đều bị tác động".

Ngoài điều trị, các bác sĩ phải tập phục hồi chức năng cho người bệnh. Quá trình chăm sóc người bệnh cũng là một khó khăn. Bệnh nhân nằm giường lâu, các bác sĩ, điều dưỡng phải thường xuyên phải tắm rửa, lật trở bệnh nhân, nếu không sẽ bị loét những chỗ tì đè, gây nhiễm trùng.

Khoa Hồi sức tích cực đã điều trị khỏi ba, hiện tiếp tục chữa bệnh cho hai bệnh nhân nặng.

Thúy Quỳnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư
10:14:40 06/11/2024
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024

Tin mới nhất

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc

19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn

Du lịch

07:29:25 08/11/2024
Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

Tin nổi bật

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Dũng "kính" của phim Độc đạo khoe ảnh bên vợ đẹp, con xinh

Hậu trường phim

06:41:28 08/11/2024
Trước khi kết thúc vai Dũng kính trong phim Độc đạo Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt cùng vợ con để làm kỷ niệm.

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.

Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"

Tv show

06:29:37 08/11/2024
Thời gian đó, cả TP.HCM dậy sóng vì tôi, vì nhân vật tôi đóng. Họ nói tôi đóng vai phản diện nhưng người ta thích quá , NSND Kim Xuân nói.

Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"

Sao việt

06:19:15 08/11/2024
Con trai 5 tuổi mới biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói, biết tự mang giày khi mẹ nhắc... đã là điều vô cùng hạnh phúc đối với nữ nghệ sĩ nổi tiếng này.

Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine

Thế giới

06:10:11 08/11/2024
Theo ông Lavrov, mặc dù mối quan hệ của giữa Liên bang Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhưng Washington vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn quan hệ.

Nhà còn ít bột mì, đem nấu thế này được ngay món ăn sáng vừa ngon lại chất lượng

Ẩm thực

05:58:23 08/11/2024
Chỉ vài phút là bạn đã có bữa sáng thơm nức mũi, nóng hổi này để thưởng thức rồi. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

7 chi tiết ẩn ít ai biết của bom tấn The Substance: Chiếc đầm cuối phim hé lộ kết cục của nữ chính

Phim âu mỹ

05:56:32 08/11/2024
Trứng phục sinh hay những chi tiết ẩn ý được cài cắm vào siêu phẩm kinh dị The Substance đang khiến netizen rần rần.