4 loại thực phẩm ‘tối kỵ’ đối với người bị đau khớp
Chuyên gia dinh dưỡng Molly Hembree, cũng là thành viên Ban Chuyên gia Y tế của trang web Eat This, Not That! có những chia sẻ về những loại thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn nên tránh để giảm tình trạng đau nhức xương của bạn.
1. Thịt đỏ đã qua chế biến
Chuyên gia dinh dưỡng Hembree cho biết: “Các sản phẩm như xúc xích nhiều chất béo, bánh mì kẹp thịt hoặc xúc xích dễ gây viêm nhiễm và có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về khớp.
Các loại thịt chế biến quá kỹ này có chứa nitrit và purin: các chất hóa học làm tăng tình trạng viêm và có thể dẫn đến đau khớp”.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ tươi so với thịt đỏ chế biến sẵn có liên quan đến việc giảm nguy cơ thay khớp háng, cuối cùng cho thấy rằng thịt đỏ tươi là sự thay thế lành mạnh hơn so với thịt đỏ chế biến sẵn.
2. Đồ uống có đường
Đồ uống có đường có liên quan đến chứng viêm và điều này có thể góp phần làm gia tăng các vấn đề về khớp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chuyên gia dinh dưỡng Hembree cho biết: “Nói chung, đồ uống có thêm đường, chẳng hạn như nước ngọt thông thường và nước chanh hoặc trà có đường, cũng có liên quan đến chứng viêm và điều này có thể góp phần làm gia tăng các vấn đề về khớp”, theo Eat This, Not That!
Video đang HOT
Bạn có biết thực phẩm có đường có thể dẫn đến sâu răng, phá hủy men răng như thế nào không?
Điều này cũng xảy ra với tác dụng của xương trong cơ thể bạn. Uống quá nhiều nước ngọt và đồ uống có đường khác dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
3. Sữa đầy đủ chất béo
Mặc dù các sản phẩm từ sữa có thể có một số tác dụng có lợi đối với xương của bạn do chứa canxi, nhưng chúng cũng có thể có hại do chứa casein, một chất có thể góp phần gây ra chứng viêm ở khớp của bạn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Hembree, các sản phẩm từ sữa như sữa nguyên kem, bơ hoặc các loại kem giàu chất béo có thể gây đau khớp nhiều hơn ở một số người.
4. Một số loại hải sản
Cá ngừ hộp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chuyên gia dinh dưỡng Hembree gợi ý rằng có một số loại hải sản có nguy cơ đau nhức xương cao hơn những loại hải sản khác.
Hembree nói: “Ăn quá nhiều cá như cá cơm, cá ngừ, sò điệp và cá mòi đóng góp một lượng lớn purine. Purines phân hủy thành axit uric. Sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp có thể dẫn đến chẩn đoán bệnh gút (gout)”, theo Eat This, Not That!
Thức uống số 1 để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo Mayo Clinic, bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng mạn tính dẫn đến quá nhiều đường lưu thông trong máu.
Cuối cùng, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Điều này dẫn đến tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin - một loại hormone điều chỉnh sự di chuyển của đường vào tế bào - và các tế bào cũng phản ứng kém với insulin, hấp thụ ít đường hơn.
Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng có những phương pháp để quản lý lượng đường trong máu của bạn, chẳng hạn như giảm cân, ăn kiêng lành mạnh và tập thể dục.
Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng mắc bệnh, cũng có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bao gồm ăn một số loại thực phẩm và đồ uống.
Theo một nghiên cứu do tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition thực hiện, thức uống tốt nhất để giảm bệnh tiểu đường loại 2 cho cả nam và nữ là cà phê.
Nghiên cứu bao gồm một cuộc quan sát theo dõi từ 74.749 phụ nữ trong Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá từ năm 1984 đến 2008 và 39.059 nam giới trong Nghiên cứu Theo dõi Chuyên gia Y tế từ năm 1986 đến 2008.
Những người tham gia không bị tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư tại thời điểm ban đầu.
Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi, người ta kết luận rằng việc tiêu thụ cà phê có chứa caffein và không chứa caffein có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của phụ nữ giảm 8%, trong khi nam giới giảm 4% nguy cơ khi uống cà phê thông thường, hoặc 7% nếu họ uống cà phê không chứa caffein, theo Eat This, Not That!
Cà phê là một sự thay thế tốt cho đồ uống có đường, chẳng hạn như soda (nước ngọt), miễn là cà phê không có quá nhiều chất tạo ngọt hoặc kem. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng cà phê là một sự thay thế tốt cho đồ uống có đường, chẳng hạn như soda (nước ngọt), miễn là cà phê không có quá nhiều chất tạo ngọt hoặc kem.
Nước ngọt có thêm đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể dẫn đến bệnh gan, bệnh tim, sâu răng, tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy và nói chung là một lựa chọn dinh dưỡng kém.
Đặc biệt tai hại nếu bạn tiêu thụ thường xuyên nước ngọt.
Điều quan trọng cần lưu ý là cà phê vẫn tiềm ẩn những rủi ro, chủ yếu là do hàm lượng caffein cao (nếu không phải là cà phê decaf), vì vậy bạn nên uống có chừng mực.
Mayo Clinic tuyên bố rằng cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời, và phụ nữ đang mang thai, đang cố gắng mang thai hoặc đang cho con bú cần phải thận trọng với caffeine, theo Eat This, Not That!
Uống nước chanh có giảm cân không? Cách uống nước chanh giảm cân Uống nước chanh có giảm cân không và nên uống nước chanh giảm cân như thế nào? Xem ngay bài viết để có lời giải đáp chính xác nhất! Uống nước chanh có giảm cân không đang là câu hỏi đang được nhiều tín đồ làm đẹp quan tâm hiện nay. Liệu nước chanh có giúp bạn giảm béo và nên uống nước...