4 bệnh lý tổn thương thận do nắng nóng và cách phòng tránh
Nắng nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt gia tăng các bệnh lý về thận.
Những ngày qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt bao trùm khắp cả nước, nhiệt độ ở nhiều nơi đã vượt ngưỡng lịch sử. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, liên quan đến tình trạng sốc nhiệt, cháy nắng, mất nước, ngất xỉu, rối loạn điện giải đặc biệt là bệnh lý về thận. Trong đó, nhóm đối tượng là những người thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng, ngoài trời và những người có bệnh lý về thận, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động tiêu cực trên.
Các bệnh liên quan đến nhiệt thường xảy ra khi cơ thể ở nhiệt độ bằng hoặc trên 104 độ F (tương đương 40 độ C) và bắt đầu bị mất nước nghiêm trọng. Mất nước có thể làm suy yếu nhiều hệ thống và cơ quan, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Đối với những người khỏe mạnh, không có vấn đề về thận, việc tiếp xúc vơíi nhiệt độ quá cao có thể gây ra các vấn đề về thận trong thời gian ngắn hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính. Đối với những người đã mắc bệnh thận mãn tính, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, cản trở khả năng lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
4 nhóm bệnh lý tại thận do nắng nóng gây ra, cần cảnh giác
Suy thận cấp: Đổ mồ hôi quá nhiều do nhiệt có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, kèm theo việc không bổ sung đủ và kịp thời lượng nước cho cơ thể thông qua nước uống, dịch truyền… dẫn đến suy thận cấp. Trong thời gian qua, ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh bị suy thận cấp do làm việc ngoài trời mà không uống đủ nước.
Các trường hợp suy thận cấp lặp đi lặp lại có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính. Biểu hiện là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, cảm giác tức ngực, khó thở, lượng nước tiểu ít, sẫm màu…, trường hợp nặng có thể hồi hộp trống ngực do loạn nhịp tim, thậm chí co giật, hôn mê.
Sỏi tiết niệu ( sỏi thận): Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ mất nước, làm tăng nồng độ khoáng chất ( nồng độ canxi và axit uric) trong nước tiểu, giúp sỏi có cơ hội hình thành cao hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Quá trình sản xuất nước tiểu bị chậm lại do nhiệt độ cơ thể tăng cao, cản trở việc loại bỏ mầm bệnh. Thời tiết nắng nóng cũng làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiết niệu. Với thận bị suy yếu, việc loại bỏ các mầm bệnh này khỏi cơ thể sẽ khó khăn hơn trước, dẫn đến gia tăng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đột quỵ do nhiệt dẫn đến suy thận: Suy tim và sốc trong trường hợp sốc nhiệt nặng có thể dẫn đến suy thận. Những người thường xuyên làm việc dưới trời nóng như công nhân môi trường, thợ xây dựng, người giao hàng… hay các vận động viên.
Người già thường mắc các bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim, có thể khiến họ dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt. Nhiều người cũng dùng thuốc làm tăng tình trạng mất nước như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,…
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hấp thụ nhiệt nhanh do khối lượng cơ thể nhỏ hơn. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc thoát khỏi môi trường nắng nóng mà không có sự trợ giúp của người lớn, đây là lý do tại sao không bao giờ để trẻ một mình ở những nơi có thể nóng lên nhanh chóng – chẳng hạn như ô tô hoặc những căn phòng nhỏ, không được làm mát.
4 lưu ý giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận do nắng nóng
Uống đủ nước
Video đang HOT
Mỗi ngày, con người bài tiết dưới một lít nước qua nước tiểu, nửa lít qua mồ hôi và nửa lít khác qua hơi thở. Vào những ngày nắng nóng và khi gắng sức nhiều, chúng ta càng đổ mồ hôi nhiều hơn.
Để cơ thể chúng ta tiếp tục hoạt động bình thường, sự mất mát này phải được bù đắp bằng cách uống nhiều hơn – lý tưởng nhất là từ 1-2 lít nước ngoài lượng chúng ta thường uống, tổng cộng là khoảng hai đến ba lít mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyên dùng nước máy hoặc nước khoáng, pha với một ít chanh hoặc nước trái cây tùy theo khẩu vị, cũng như các loại trà không đường. Tốt nhất nên uống một cốc nước lớn vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Điều này bổ sung nguồn dự trữ của cơ thể, tăng cường tuần hoàn và thúc đẩy hoạt động thể chất và tinh thần.
Cắt giảm lượng caffeine và rượu, bởi chúng có thể làm bạn mất nước.
Những người trẻ hơn, khỏe mạnh chắc chắn có thể dựa vào cảm giác khát của mình. Khát nước là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể cần chất lỏng. Tuy nhiên, theo tuổi tác, cảm giác khát sẽ giảm đi. Sau đó, kiểm tra nước tiểu có thể giúp ích: nước tiểu càng sáng thì càng tốt.
Dấu hiệu thiếu nước là mệt mỏi, nhức đầu, khó tiêu do đường tiêu hóa hoạt động chậm hơn, chóng mặt, chuột rút, đau nhức chân tay và khô da.
Bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc thận nên thảo luận về lượng nước uống hàng ngày với bác sĩ vì có thể cần phải xem xét lại, đặc biệt khi có dấu hiệu phù ở chân, phổi, bụng do giữ nước. Cân trọng lượng cơ thể hàng ngày để tính lượng nước cho cơ thể.
Thay thế chất điện giải
Nhiều chất điện giải, là những khoáng chất có giá trị như natri, kali, canxi và magie cũng như kẽm và iốt, cũng bị mất qua mồ hôi. Ngoài việc bổ sung đủ chất lỏng, bạn cũng nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Việc thiếu chất điện giải có thể được khắc phục thành công bằng cách uống nước luộc rau hoặc các loại súp. Nếu bạn đã bị bệnh tim, bạn nên theo dõi chặt chẽ mức kali của mình, vì thiếu kali có thể làm suy giảm chức năng tim nhiều hơn. Tuy nhiên, không tự ý uống thuốc kali mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Tránh nóng giữa trưa và tập thể dục
Nên ngủ trưa vào những ngày nắng nóng. Các hoạt động thể chất, chẳng hạn như mua sắm, làm việc nhà và làm vườn, ruộng nên được giữ ở mức tối thiểu dưới trời nắng nóng mà nên diễn ra vào buổi sáng và buổi tối mát mẻ hơn. Điều này cũng áp dụng cho thể thao. Rèn luyện sức mạnh và sức bền giúp trái tim khỏe mạnh và giúp bạn vượt qua đợt nắng nóng tốt hơn. Tuy nhiên, vào những ngày quá nóng, bạn không nên vận động quá sức và tốt nhất nên đi bơi hoặc chơi thể thao vừa phải trong phòng mát.
Ngăn nhiệt từ bên ngoài.
Giảm nhiệt bằng cách làm tối tất cả các phòng, tốt nhất là có cửa chớp bên ngoài, vì những cửa chớp này bảo vệ chống nóng tốt hơn so với rèm hoặc rèm bên trong và bật hệ thống thông gió. Ngoài ra, hãy giữ cơ thể mát mẻ nhất có thể bằng cách mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và ở trong bóng râm nếu có thể. Sử dụng các thiết bị làm mát cầm tay như quạt gió, ô, nón… khi phải đi ra ngoài trời.
Nằm điều hòa có khiến trẻ bị ốm?
Vào những ngày hè nắng nóng, điều hòa trở thành cứu cánh của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc cho trẻ nằm trong phòng điều hòa có thể làm trẻ dễ bị ốm, sự thực thế nào?
Có thể nói, việc nằm điều hòa không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ốm. Nguyên nhân thực sự thường là do vi khuẩn, virus và các yếu tố môi trường khác. Điều hòa nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp tạo ra môi trường sống thoải mái và lành mạnh cho trẻ.
Cha mẹ cần chú ý đến việc duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, bảo dưỡng điều hòa định kỳ, không để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ. Với những biện pháp này, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh và có một sức khỏe tốt hơn.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc cho trẻ nằm trong phòng điều hòa có thể làm trẻ dễ bị ốm. Ảnh minh họa
Hiểu về nhiệt độ và độ ẩm
Trước tiên, cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động của điều hòa. Điều hòa không chỉ làm mát không khí mà còn kiểm soát độ ẩm trong phòng.
Khi nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và ít bị tác động bởi nhiệt độ bên ngoài. Một phòng có nhiệt độ ổn định từ 24-26 độ C và độ ẩm khoảng 40-60% là lý tưởng cho trẻ nhỏ.
Nằm điều hòa không phải nguyên nhân khiến trẻ bị ốm
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nằm điều hòa không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ốm. Trẻ em bị ốm thường do các nguyên nhân chính như vi khuẩn, virus, dị ứng, hoặc sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển, do đó, trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn người lớn.
Điều hòa không phải là nguồn gốc gây ra bệnh tật, mà chính là môi trường sống và các yếu tố xung quanh trẻ như:
1 . Virus và vi khuẩn
Hầu hết các bệnh cảm lạnh và cúm đều do virus gây ra, chúng lây lan qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nếu trong nhà có người mắc bệnh, virus sẽ dễ dàng lây sang trẻ nhỏ dù có điều hòa hay không.
2. Dị ứng và chất gây kích ứng
Điều hòa có thể làm giảm chất lượng không khí trong phòng nếu không được vệ sinh đúng cách, gây ra dị ứng và các bệnh về hô hấp. Bụi, phấn hoa, và vi khuẩn có thể tích tụ trong bộ lọc của điều hòa.
Những trẻ có viêm mũi dị ứng sẽ hay bị hắt hơi, sổ mũi trong. Vì vậy, việc bảo dưỡng định kỳ và làm sạch bộ lọc là cực kỳ quan trọng.
3. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi trẻ từ môi trường nóng ra môi trường lạnh (hoặc ngược lại) có thể khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến suy giảm miễn dịch tạm thời. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không nên sử dụng điều hòa. Thay vào đó, cần sử dụng điều hòa đúng cách và tạo điều kiện cho trẻ thích nghi dần với nhiệt độ.
Đảm bảo nhiệt độ phòng không quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 24-26 độ C.
Sử dụng điều hòa đúng cách
Để sử dụng điều hòa mà không gây hại cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần chú ý những điểm sau:
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý: Đảm bảo nhiệt độ phòng không quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 24-26 độ C.
Kiểm soát độ ẩm: Sử dụng máy đo độ ẩm để kiểm tra và duy trì độ ẩm trong khoảng 40-60%. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ: Làm sạch bộ lọc và hệ thống điều hòa thường xuyên để tránh sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn.
Không để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ: Điều này có thể gây khô da, khô mũi và các vấn đề về hô hấp. Đặt điều hòa ở chế độ quạt gió nhẹ và hướng luồng gió không trực tiếp vào trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước: Điều hòa có thể làm khô không khí, dẫn đến cơ thể trẻ dễ mất nước. Hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cho cơ thể luôn ẩm và khỏe mạnh.
Cho trẻ ra ngoài vận động: Không nên để trẻ ở trong phòng điều hòa quá lâu. Hãy cho trẻ ra ngoài vận động để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể làm quen với các điều kiện thời tiết khác nhau.
Cứu sống 1 bệnh nhân bị suy thận cấp do uống ít nước Chiều 29-5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc của bệnh viện cứu sống 1 trường hợp bệnh nhân suy thận cấp do thói quen uống ít nước. Theo đó, ngày 28-5, bệnh nhân N.N.H. (37 tuổi, phường Cam Phú, TP. Cam Ranh) vào viện trong...