4 bài thuốc dân gian cực hiệu nghiệm từ rau cải cúc
Không chỉ là loại rau quen thuộc, mà cải cúc còn cho chúng ta nhiều bài thuốc quý để hỗ trợ, điều trị bệnh vô cùng hiệu quả!
Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…
Cải cúc là món ăn – vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).
Trị đau đầu kinh niên
Cải cúc là món ăn – vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.
Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).
Chọn những cây cải cúc già, phơi khô cả rễ để dùng dần trong những mùa không có cải cúc.
Video đang HOT
Dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ.
Làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị.
Làm trong liệu trình 10 ngày, tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Trị đau mắt
Lấy 1 nắm rau cải cúc thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm).
Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Theo Khoevadep
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của cải cúc
Không chỉ là món ăn rất được ưa chuộng mà rau cải cúc còn được áp dụng trong chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau cải cúc là loại rau dễ mọc và nấu cũng nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải cúc là nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt và giữ được chất dinh dưỡng nên cũng là một loại rau được ưa chuộng với đa số.
Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 - 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C...
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).
Đau mắt
Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) - rất hiệu nghiệm.
Trị đau đầu kinh niên
Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).
Nếu bạn đau đầu không đúng mùa cải cúc cũng đừng lo lắng, chỉ cần chịu khó phơi khô cải cúc dùng dần là được. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc thì nhớ phải chọn các cây già già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu.
Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa tiêu chảy
Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh
Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.
Giải cảm
Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Hạ huyết áp
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Theo Phununews
Trị đau đầu kinh niên hiệu nghiệm với rau cải cúc Đau đầu kinh niên là căn bệnh khiến nhiều người khó chịu, mệt mỏi. Rau cải cúc là một bài thuốc dân gian trị hiệu nghiệm chứng bệnh khó chịu này. Những đặc tính của rau cải cúc Rau cải cúc là loại rau dễ mọc và nấu cũng nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải...