3 dấu hiệu nguy hiểm với mắt của bé
Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh là khâu vô cùng quan trọng mà chị em không thể bỏ qua.
Mẹ rất băn khoăn về những vấn đề thị giác xảy ra với đứa con quá đỗi bé bỏng của mình ?? Đừng quá lo lắng, những vấn đề về mắt của trẻ em thường rất phổ biến và không quá phức tạp để chữa trị.
Bất cứ khi nào em bé tỏ ra khó chịu, mẹ đều lo lắng không biết liệu đó có phải là dấu hiệu của căn bênh nào hay không. Suy nghĩ đấy luôn thường trực trong tâm trí của mẹ là điều tất yếu, tuy nhiên, phần đa phụ huynh thường quan trong hóa vấn đề.
Bài viết này sẽ giúp mẹ giảm bớt phần nào những lo lắng về các vấn đề thị giác của bé.
Các triệu chứng phổ biến
Hãy để ý tới từng chi tiết nhỏ về mắt của bé, việc này có thể giúp mẹ phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm bệnh sớm nhất:
Mí mắt đỏ: có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt
Độ nhạy cảm với ánh sáng: Nếu em bé của mẹ quá nhạy cảm với ánh sáng, có thể là do áp lực trong mắt bị gia tăng.
Nước mắt chảy ra nhiều: Nếu bé khóc thường xuyên, ra nước mắt nhiều, có thể là dấu hiệu của việc ống dẫn nước mắt bị chặn.
Đồng tử mắt màu trắng: Nếu con ngươi của bé xuất hiện đốm màu trắng, có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.
Thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt là dấu hiệu cho thấy mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn (ảnh minh hoạ)
Các vấn đề chung về mắt ở trẻ sơ sinh:
Dưới đây là ba vấn đề thông thường ảnh hưởng đến trẻ:
1.Viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn.
Triệu chứng:
Chảy nhiều nước mắt
Mí mắt bị đỏ và sưng lên.
Video đang HOT
Mắt bị chảy mủ
Phần trắng của mắt có màu đỏ.
Phương pháp điều trị:
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Thông thườn, một ngày bé phải nhỏ rất nhiều lần cho tới khi khỏi bệnh. Mẹ nên đưa bé đi khám và lấy đơn thuốc từ bac sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào vào mắt bé .
Massage nhẹ nhàng với nước ấm: Massage nhẹ nhàng bằng việc dung miếng vải ấm ấn nhẹ giữa vùng mắt và mũi của bé, việc có thể giải quyết vấn đề nếu bé bị viêm giác mạc do tắc ống dẫn nước mắt. Hãy massage mắt cho bé 2-3 lần mỗi ngày, ống dẫn bị tắc sẽ nhanh chóng thông thoát, đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.
Sử dụng nước muối pha loãng: Dùng bông chấm nhẹ vào dung dịch nước muối ấm pha loãng và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, mỗi ngày 2-3 lần
2. Mắt lác
Pseudostrabismus ( Mắt lác ) là hiện tương một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu
Triệu chứng:
Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn về hai hướng khác nhau. Biểu hiện đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự mình nhận ra là hai mắt lệch nhau.
Phương pháp điều trị:
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mắt lác không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường nào. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật vì lý do thẩm mỹ.
3. Thị lực kém
Căn bệnh này thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, mắt nhiễm bệnh mờ hẳn so với mắt còn lại. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa
4. Tắc tuyến lệ
Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, nghĩa là hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn, do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Những ngày đầu mới sinh, thường rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, mà phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.
Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ
Thông thường, nước được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi ta cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống nasolacrimal – là ống dẫn vào phía sau của mũi. Vì vậy khi ống dẫn không được mở hoàn toàn, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ tạo thành hiện tượng tắc tuyến lệ ở các bé.
Tắc tuyến lệ là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (ảnh minh hoạ)
Cách điều trị:
Rửa mắt cho bé:
Sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Nên làm nhiều lần thường xuyên để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Trong khi làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh bị viêm nhiễm.Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng. Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ.
Massage tuyến lệ:
Dùng ngón tay (đã được vệ sinh sạch) của bạn massage nhẹ nhàng góc mắt của bé, bắt đầu di chuyển từ góc trong của mí mắt về phía mũi của con. Khi massege sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và mở chúng ra.Mỗi lần massege như vậy kéo dài trong khoảng từ năm đến mười phút, ít nhất sáu lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bước tiến hành.
Đưa bé đến bác sĩ:
Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, cách tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có cách điều trị riêng, có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.
Những điều mẹ cần thận trọng:
Dưới đây là những việc mà mẹ có thể làm để đẩy lùi căn bệnh này, giúp bé có sự phát triển tốt nhất về thi giác:
Trang trí phòng của bé với một đèn ngủ hoặc đèn mờ.
Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường cũi mỗi ngày
Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé
Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa trị đối với những căn bênh phổ biến thường gặp ở trẻ. Mẹ thấy không, chỉ cần mẹ chịu khó quan sát và cẩn thận một chút thôi, mẹ hoàn toàn có thể làm chủ tình thế và chữa trị.
Theo Khám Phá
Con tôi quá ngoan dù chưa từng bị 'ăn đòn'
Chỉ có mẹ kém cỏi, thiếu hiểu biết mới đánh con. Còn tôi, khi con không vâng lời, tôi phạt bằng cách khác.
Làm cha mẹ là một trải nghiệm bổ ích nhưng cũng đầy thách thức. Bản thân tôi thấy nuôi dạy trẻ cũng cần phải có kỹ năng, có tâm huyết thì mới thành công được.
Nhiều bạn bè khen tôi sướng vì con ngoan. Nhưng trẻ con không tự dưng mà ngoan. Người mẹ phải dạy dỗ thì con mới ngoan. Vậy nhưng tôi không dạy con ngoan bằng roi vọt. Chỉ có mẹ kém cỏi, thiếu hiểu biết mới đánh con. Còn tôi, khi con không vâng lời, tôi phạt bằng cách khác.
Khi con không vâng lời
Rút ngắn thời gian chơi của con
Tôi áp dụng cách này vì nghĩ đây có thể coi là sự trừng phạt rất nghiêm khắc, đánh đúng tâm lý ham chơi ở trẻ. Có lần con tôi mải chơi, nói thế nào cũng không chịu lên giường ngủ, tôi đành phải nghiêm nghị: " Từ ngày mai, nếu sau 9 giờ mà mẹ chưa thấy con đi ngủ thì con chỉ được chơi đúng một tiếng thôi nhé". Ngày hôm sau, tưởng mình chỉ nói đùa, con vẫn không chịu thực hiện, mình áp dụng ngay lập tức và khá hiệu quả đấy các mẹ.
Để con biết hậu quả từ việc không nghe lời
Đôi lúc cũng bực lắm vì nhiều khi con ngoan cố, không những không vâng lời mà còn tái phạm nhiều hơn. Cụ thể thế này: Con hay làm hỏng đồ chơi, có lần tôi nhắc nhở mà cố tình ném đi, làm hỏng hơn. Tôi tịch thu và không cho con chơi trong vài ngày. Hay đang chơi với bạn ở sân thì xảy ra đánh nhau, tranh giành nhau. Tôi quyết định không cho con ra ngoài chơi 3 ngày sau đó. Con quấy khóc đòi bằng được, tôi ngồi xuống chỉ rõ sai phạm của con và hậu quả của việc đó để trẻ phải "phục" mình. Có như vậy, lần sau trẻ sẽ không tái phạm vì nhận ra được sai lầm của mình dẫn đến hậu quả là gì.
Khi con mè nheo
Đánh lạc hướng để con quan tâm đến cái khác
Đây là cách phổ biến hay dùng và khá hiệu quả. Đơn giản như con đang chơi lại đòi nghịch bình hoa ở trên bàn, tôi chỉ rõ tại sao không chơi được và đưa ngay con búp bê biết đi cho con rồi bảo: "Cái đó không có nhạc, không đi được như búp bê của con đâu". Khi con thấy hợp lý, sẽ không quấy đòi nữa.
Không nói chuyện và lờ con đi
Không phải lúc nào cũng chấp nhận "thỏa hiệp" nhanh chóng, lắm lúc con đòi cho bằng được, nếu không thì lăn đùng ra giãy dụa và la hét, mà tiếng khóc của trẻ thì các mẹ biết rồi đấy. Tôi vẫn giữ thái độ bình tĩnh và nghiêm túc, đưa con ra một khu vực khác mà mình vẫn có thể thấy con, nhưng cho con ở một mình để con tự suy nghĩ về việc làm vừa rồi. Một lát sau, chắc chắn con sẽ tự hết quấy khóc.
Khi con nói dối
Nhiều mẹ sẽ tức giận, la mắng ngay:" Tội này là phải đòn thật đau!". Nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhé vì các mẹ phải hiểu rằng, con nói dối cũng chỉ để không muốn mình phải lo lắng hay chính con sợ hãi điều gì đó.
Không đánh nhưng cần có một hình phạt
Tôi vẫn phạt con để con hiểu đó là đức tính xấu và không muốn con sau này tái diễn lẫn nữa. Tôi bắt con khoanh tay và hứa không được nói dối nhiều lần để con ghi nhớ về việc mình đã làm. Nó hữu ích hơn nhiều việc cầm cái roi quất vào mông con trẻ, không tốt cho cả thể chất và tâm lý của con.
Không nói dối trước mặt con
Đơn giản vì ở độ tuổi này, con luôn học hỏi và bắt chước mọi thứ xung quanh. Nếu thấy bố mẹ nói dối, con sẽ mặc định là hiển nhiên và bình thường. Vì vậy tuyệt đối các mẹ không nói dối khi có con ở bên nhé. Không lấy đâu xa, bản thân tôi có lần đã nhắc nhở con vì tội nói dối nhưng con đã biện minh: "Thế sao bà giục mẹ đi ngủ, mẹ lại bảo là ngủ rồi. Con vẫn thấy mẹ ngồi ở đó mà." Khi ấy tôi mới hiểu ra vấn đề.
Biết là "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" nhưng các bà mẹ hiện đại hãy sử dụng những cách thông minh để nuôi dạy con mình. Hãy để bầu không khí gia đình tràn ngập tiếng cười, sự ngoan ngoãn vâng lời của trẻ nhỏ, chứ không phải là những tiếng la hét, quát mắng con sau mỗi lần đi làm về. Chúc các mẹ thành công nhé!
Theo Khám Phá
6 sai lầm 'ngớ ngẩn' khi cho con ăn trứng Nhiều chị em cho rằng trứng ngỗng phải bố hơn trứng cút nhưng thực ra trứng chim cút tuy nhỏ lại rất giàu dưỡng chất. Trứng mang dinh dưỡng cao, thích hợp cho trẻ thời kì ăn dặm và kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên cho trẻ ăn trứng đúng cách bởi nếu không thì...