3 nguyên tắc ăn uống giúp ‘quét’ sạch mỡ máu
Mỡ máu tăng do chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học.
Xin chào bác sĩ, tôi 37 tuổi, cơ thể không quá béo. Nhưng gần đây, tôi làm xét nghiệm tổng quát, bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol nhưng chưa cần uống thuốc điều trị. Bác sĩ tư vấn giúp tôi chế độ ăn cho người có chỉ số mỡ máu cao. Tôi cảm ơn! (Trần Thu Hà – Cầu Giấy, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:
Chất béo bão hòa có nhiều trong bơ, phô mai, thịt đỏ và các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác. Khoa học đã chứng minh chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu. Từ đó, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người dân nên chọn một chế độ ăn uống hạn chế chỉ từ 5% đến 6% calo từ chất béo bão hòa. Ví dụ, nếu chúng ta cần khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì không quá 120 calo trong số đó đến từ chất béo bão hòa, tương đương khoảng 13g chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và chất béo trung tính, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
Chúng ta nên tuân thủ theo nguyên tắc sau:
1. Cân bằng lượng calo nạp vào với calo tiêu hao để duy trì cân nặng hợp lý.
2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc và thực vật cùng nhiều loại rau quả.
3. Hạn chế muối, đường, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và rượu bia.
Để có chế độ ăn tốt cho tim mạch, chúng ta nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hạn chế thức ăn dùng các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ, dầu hạt cọ… Ưu tiên chế độ ăn thiên về cá và các loại hạt. Chúng ta có thể thay thế một số loại thịt bằng các loại đậu. Tăng lượng trái cây, rau và ngũ cốc trong khẩu phần ăn giúp cơ thể hấp thụ ít calo hơn.
Ăn cá nhiều hơn: Ăn ít nhất khoảng 200-300g cá không chiên mỗi tuần. Chọn cá béo hoặc nhiều dầu như: cá cơm, cá trích, cá thu, cá tuyết đen, cá hồi, cá mòi, cá ngừ vây xanh, cá trắng, cá vược sọc và cá bớp có nhiều axit béo omega-3 thiết yếu.
Ăn các loại hạt nhiều hơn: Ăn một nắm nhỏ các loại hạt không ướp muối để có chất béo tốt, năng lượng, protein và chất xơ. Các lựa chọn tốt bao gồm hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, quả phỉ, đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt bí, hạt hướng dương và quả óc chó.
Sử dụng thêm quả bơ: Ăn hoặc nấu nướng với bơ để bổ sung chất béo tốt lành mạnh, chất xơ và các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Lựa chọn loại dầu ăn tốt: Sử dụng dầu ăn ít chất béo bão hòa hơn. Các lựa chọn tốt bao gồm dầu từ bơ, hạt cải, ngô, hạt nho, ô liu, đậu phộng, cây rum, mè, đậu nành và hướng dương.
Video đang HOT
Dùng các sản phẩm từ sữa không béo và ít béo thay cho các sản phẩm toàn chất béo. Đối với những người ăn thịt hoặc gia cầm, hãy chọn những loại nhiều nạc nhất.
Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ không?
Nhiều người cho rằng tắm đêm sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh giá như hiện nay...
Vậy điều này có đúng không?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ?
Nhiều người cho rằng tắm đêm dễ bị đột quỵ. Thực tế cho thấy tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chính vì vậy, không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h.
Lý do vì đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp có thể lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Người bị các bệnh lý tim mạch như: hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,...;
Người bị tăng huyết áp;
Người bị tiểu đường;
Người bị rối loạn lipid máu;
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy...
Người hút thuốc lá chủ động hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ máu đông;
Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng cholesterol cao;
Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn; Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới; Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Người bị tăng huyết áp dễ mắc đột quỵ nếu không kiểm soát tốt.
Có thể phân loại đột quỵ như sau:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
- Đột quỵ do huyết khối
Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
- Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây tắc mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
3 biểu hiện của đột quỵ cần biết
- Biểu hiện khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì nếu có biểu hiện thì dễ nhận ra tình trạng méo mặt, lệch mặt.
- Biểu hiện ở tay, chân: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê tay một bên, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,...
- Biểu hiện ở lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị "á khẩu" hay nói đớ.
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
Thị lực giảm sút, hoa mắt;
Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
Đau đầu;
Buồn nôn, nôn ói,...
Tóm lại: Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học. Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ;.
- Cần tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe
- Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,... Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,...;
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
- Không sử dụng các chất kích thích;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...
- Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.
Món quen thuộc trong bữa cơm Việt đánh bại mỡ máu, gan nhiễm mỡ Một nghiên cứu quốc tế chỉ ra loại quả rất hay được dùng để nấu canh, kho với cá hay đậu hũ... là 'thần dược' chống gan nhiễm mỡ, mỡ máu. Theo nhóm khoa học gia đến từ Đại học Palermo (Ý), loại quả thần kỳ giúp chống lại gan nhiễm mỡ và ổn định nhiều chỉ số mỡ máu là cà chua....