16 loại thực phẩm bác sĩ khuyến khích phụ nữ ăn
Những thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ đặc biệt cho sức khỏe của phụ nữ.
Các loại đậu – SHUTTERSTOCK
Dinh dưỡng tốt là một trong những cách chủ động để phụ nữ luôn khỏe mạnh. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật, đẩy lùi bệnh tật và thậm chí cải thiện tâm trạng.
Nhưng vấn đề là phụ nữ nên ăn những loại thực phẩm nào để giữ cho họ ở trạng thái khỏe mạnh nhất.
Dưới đây là 16 loại thực phẩm mà các bác sĩ muốn phụ nữ ăn nhiều hơn.
1. Cải xoăn
“Cải xoăn là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh”, tiến sĩ Nadia Khan, MD, bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Northwestern Medicine Central DuPage cho biết.
Cải xoăn có nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và chất xơ. Một cốc cải xoăn có tất cả beta carotene, vitamin C và vitamin K bạn cần mỗi ngày. Tất cả các chất chống ôxy hóa giúp chống lại sự lão hóa tế bào và hỗ trợ sửa chữa tế bào do các gốc tự do gây ra.
Cải xoăn rất ít calo và chứa nhiều chất xơ, do đó nó có thể giúp bạn giảm cân, giảm cholesterol và nó có vị rất ngon.
2. Quả bơ
Quả bơ – SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Sophia Tolliver, trợ lý giáo sư lâm sàng tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết: Bơ chứa chất béo lành mạnh đáng kinh ngạc, giúp tóc bóng mượt. Nó cũng cho thấy có liên quan đến việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau NSAID ở bệnh nhân viêm xương khớp.
3. Cá béo (như cá hồi)
Tiến sĩ Natasha Bhuyan, hành nghề bác sĩ gia đình ở Phoenix, Arizona (Mỹ), cho biết: Cá béo là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho phụ nữ mà thường khó có được qua thực phẩm. Các nguồn cung cấp vitamin D khác bao gồm trứng và các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, theo Eat This, Not That!
Tiến sĩ Tolliver nói thêm: Tiêu thụ cá béo có thể làm giảm các nguy cơ tim mạch bất lợi như đau tim. Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà cơ thể cần cho mọi thứ. Kali cũng có thể giúp giảm huyết áp.
“Bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở phụ nữ vì nó rất giàu sulforaphane, một hợp chất được tìm thấy trong các loại rau họ cải”, tiến sĩ Amy Shah, bác sĩ y khoa được chứng nhận kép chuyên về miễn dịch học, dinh dưỡng và sức khỏe tại Verv, cho biết.
Bông cải xanh sống có lượng sulforaphane nhiều hơn 10 lần so với bông cải xanh nấu chín. Nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách giải phóng chất chống ô xy hóa bảo vệ chống lại các chất gây ung thư.
5. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng – SHUTTERSTOCK
“Là một siêu thực phẩm khác chứa đầy chất chống ô xy hóa như anthocyanins, axit ellagic và resveratrol, quả mọng thực sự có thể giúp đảo ngược tác hại của chất chống ô xy hóa và ngăn ngừa bệnh tật”, tiến sĩ Khan nói.
Quả mọng cũng có thể làm tăng độ nhạy insulin, do đó làm giảm lượng đường trong máu và nhu cầu dùng thuốc điều trị tiểu đường. Những người ăn quả mọng có xu hướng gầy hơn và tổng thể khỏe mạnh hơn những người không ăn.
Video đang HOT
6. Các loại đậu
Tiến sĩ Bhuyan cho biết: “Các loại đậu rất giàu folate, rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn mang thai. A xít folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi”.
7. Nghệ
“Nghệ có tác dụng chống viêm, tốt cho đường ruột của bạn và có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Nó có thể giúp giảm viêm trong cơ thể của bạn và thường được dùng như một chất bổ sung”, tiến sĩ Shah nói.
Nên kết hợp gia vị này vào chế độ ăn uống của bạn thông qua nấu ăn và đồ uống như latte sữa vàng.
8. Sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua thực vật
Tiến sĩ Khan cho biết: “Sữa chua Hy Lạp chứa đầy protein và men vi sinh. Cho dù có đầy đủ chất béo hay ít/không có chất béo thì lợi ích của sữa chua Hy Lạp là vô số. Protein trong nó giúp xây dựng xương, sụn, tóc và móng khỏe mạnh. Probiotics cũng thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, nơi phần lớn các tế bào miễn dịch và dây thần kinh của bạn sống”, theo Eat This, Not That!
9. Cải bó xôi (rau bina)
“Rau bina có hàm lượng sắt cực cao. 25% phụ nữ bị thiếu máu và phần lớn trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Kết hợp rau bina vào chế độ ăn uống có thể là một nguồn protein tự nhiên. Nó cũng có hàm lượng dinh dưỡng thực vật cao”, tiến sĩ Shah cho biết.
10. Quả hạnh (hạnh nhân)
Tiến sĩ Tolliver nói: “Siêu thực phẩm này có thể giúp giảm cholesterol. Hạnh nhân là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, một chất chống ô xy hóa có thể giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và tăng cường sức khỏe”.
11. Trứng
Trứng gà luộc – SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Khan cho biết: “Trứng chứa các chất chống ô xy hóa độc nhất không tìm thấy ở đâu khác, như lutein, chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Trái với suy nghĩ của nhiều người, ăn trứng điều độ không gây ra cholesterol cao hoặc bệnh tim. Trên thực tế, trứng có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL) giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Chúng cũng chứa nhiều vitamin B và selen giúp thúc đẩy sức khỏe não và gan, theo Eat This, Not That!
Cuối cùng, trứng là nguồn protein hoàn hảo, chứa tất cả các a xít amin thiết yếu mà cơ thể con người cần với tỷ lệ phù hợp.
12. Hạt lanh
Hạt lanh là một cách tuyệt vời để cung cấp a xít béo omega-3 từ thực vật, giúp phụ nữ có thể giảm đau bụng kinh và giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Yến mạch cũng tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ.
13. Gừng
Tiến sĩ Shah nói: Gừng có thể giúp phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể cải thiện căng thẳng, tiêu hóa và lưu lượng máu. Hãy pha trà gừng trong những tháng lạnh hơn này để giúp tiêu hóa và giảm căng thẳng. Gừng tươi là tốt nhất; hãy xay và thêm vào bữa ăn của bạn để tăng thêm sức mạnh.
14. Hạt quinoa (hoặc các loại ngũ cốc cổ khác như farro)
Tiến sĩ Khan cho biết: “Một loại thực phẩm khác có chứa tất cả 9 a xít amin thiết yếu là quinoa. Nó cùng với các loại ngũ cốc cổ khác như farro, spelt và lúa mạch chứa nhiều protein và các khoáng chất vi lượng cần thiết để chống lại bệnh tật và duy trì sức khỏe cơ bắp tốt. Những loại ngũ cốc không chứa gluten tiêu hóa chậm này cũng thúc đẩy lượng đường trong máu ổn định và cảm giác no, theo Eat This, Not That!
15. Khoai lang
Tiến sĩ Tolliver cho biết: “Khoai lang là một nguồn cung cấp magiê dồi dào có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng trong cơ thể. Chúng cũng chứa chất xơ có thể giúp bạn thường xuyên đi vệ sinh.
16. Quả việt quất
Tiến sĩ Shah nói: “Việt quất là nữ hoàng của chất chống ô xy hóa với hàm lượng cao nhất trong tất cả các loại trái cây phổ biến! Nó rất giàu chất xơ và vitamin C, làm cho loại trái cây nhỏ bé này có một lượng lớn lợi ích cho sức khỏe của bạn. Có thể kết hợp quả việt quất vào sinh tố hoặc ăn nhẹ đơn giản, theo Eat This, Not That!
[ẢNH] Những điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn dứa giải nhiệt ngày hè
Dứa chín là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Không chỉ thơm ngon, loại trái cây này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cần tránh một số điều như: Không ăn dứa khi đói, hạn chế ăn khi bị đau dạ dày, không dùng ngay sau khi ăn hải sản... để tránh những ảnh hưởng không đáng có tới sức khỏe của bạn.
Dứa được coi là một "siêu" thực phẩm khi sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào. Một chén dứa thái lát có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magie, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt...
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, dứa đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp cho làn da trở nên căng mịn, tràn đầy sức sống, tránh khỏi tình trạng nhăn nheo hay chảy xệ...
Ngoài việc giúp phục hồi làn da, dứa còn được coi là một loại thực phẩm giúp giảm cân một cách hiệu quả
Dứa ít calo, natri, cholesterol, chất béo bão hòa, trong khi lại rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Các enzyme chứa trong quả dứa có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ giảm lượng chất béo trong cơ thể, từ đó đem đến cho chúng ta một vóc dáng thon gọn, săn chắc
Việc thêm dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày còn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt của bạn
Beta carotene và vitamin A trong dứa có thể làm chậm sự thoái hóa của điểm vàng. Hấp thu một lượng beta carotene thích hợp trong thức ăn hàng ngày có thể giúp bạn bảo vệ mắt, giúp cho mắt sáng khỏe, thị lực tốt
Những ngày hè nóng bức, dứa là loại trái cây được nhiều người sử dụng để giải khát, đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn dứa, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình
Không ăn dứa xanh: Việc ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Nguyên nhân là do, khi chưa chín, trong dứa tồn tại rất nhiều chất độc hại, có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi đói bụng là một trong những sai lầm phổ biến gây tổn hại sức khỏe mà chúng ta hay mắc phải
Nguyên nhân là do, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu
Theo các chuyên gia y tế, sau khi thưởng thức hải sản, chúng ta không nên ăn dứa
Ăn dứa ngay sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin có trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa
Nguyên nhân là bởi, trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dế gây nôn nao, khó chịu, thậm chí khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng theo chuyên gia y tế, các bà bầu, đặc biệt là những người mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn
Trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nếu ăn quá nhiều dứa sẽ dễ gây sảy thai. Do đó, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ và thưởng thức một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo
Bạn tuyệt đối không được ăn dứa khi chúng có dấu hiệu dập nát hay hư hỏng
Là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm Candida tropicalis - một loại nấm độc. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả dứa và gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy và nổi mề đay...
Những người có bệnh xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết như máu cam, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa
Các nghiên cứu đã chỉ ra, dứa có tác dụng phân giải fibrin chống tụ huyết. Do đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi ăn dứa để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, các bà nội trợ lưu ý, khi mua dứa, hãy chọn mua những quả dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát. Trước khi ăn, hãy gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa
Nếu ăn trực tiếp (ăn sống), bạn cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc, đồng thời ức chế enzyme phân giải protein để khi ăn không còn cảm giác rát lưỡi
Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng. Chúng ta có thể chế biến dứa thành nhiều món khác nhau như mực xào dứa, dứa xào thịt bò...
Vẫn vô tư nhả khói trước mặt người khác ở bệnh viện, nơi công cộng Ghi nhận của phóng viên mấy ngày qua tại các điểm công cộng (bến xe, công viên, bệnh viện...), nhiều người phớt lờ biển báo cấm hút thuốc, thoải mái nhả khói trước mặt mọi người, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em. Hai người đàn ông hút thuốc lá trong khuôn viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) -...