15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện
Đây là những loại xét nghiệm và kiểm tra mà các chuyên gia khuyên phụ nữ nên thực hiện tùy theo từng độ tuổi để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
Tất cả phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe phụ khoa bắt đầu từ độ tuổi 13-15 và nên kiểm tra hàng năm từ tuổi 21 tuổi.
Kiểm tra tiền sử và khám sức khỏe tổng thể
Yếu tố tiền sử ảnh hưởng tới mỗi người. Những cuộc đánh giá lại hàng năm có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ sớm, trước khi chúng gây hại hoặc dẫn tới những bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính. Bên cạnh việc xem xét lại những thay đổi trong tiền sử gia đình, các bác sĩ nên tìm hiểu về tiền sử kinh nguyệt, thực hành tình dục, định hướng, thói quen xã hội, cảm xúc, thể chất và lạm dụng tình dục. Các hoạt động khác như kiểm tra sức khỏe là một cơ hội để đánh giá huyết áp, cân nặng và chỉ số khối cơ thể.
Ảnh: msn.
Kiểm tra vú lâm sàng
Trong khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra vú của bạn, các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường. Kiểm tra vú lâm sàng nên được bắt đầu từ tuổi 20 và nên được lặp lại cứ 3 năm một lần từ 20 tuổi đến 39 tuổi và lặp lại hàng năm từ tuổi 40. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà và nên kiểm tra khối u hàng tháng hoặc lâu hơn.
Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh là chìa khóa để dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Đây là một kiểm tra X-quang liều thấp và bắt đầu từ 40 tuổi, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu bạn có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư vú, các bác sĩ có thể khuyến nghị chụp nhũ ảnh sớm hơn.
Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Tất cả phụ nữ đều cần được sàng lọc STD khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Nếu dưới 25 tuổi, phụ nữ nên sàng lọc bệnh lậu và Chlamydia hàng năm, sau độ tuổi này, việc sàng lọc phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng.
HPV là virus u nhú ở người, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PAP, được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần ở những phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng thường tự biến mất nên xét nghiệm này thường không được khuyến nghị cho nhóm tuổi này nếu không có kết quả test Pap bất thường.
Nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm ung thư đại tràng, một trong 3 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Việc sàng lọc nên bắt đầu từ độ tuổi 13 tới 18 đối với những người bị viêm đại tràng toàn bộ hoặc những người có tiền sử hội chứng đa polyp tuyến gia đình, một căn bệnh di truyền được chẩn đoán khi một người bị hơn 100 polýp đại tràng. Trong khi đó, những người từ 19 tới 49 tuổi nên được sàng lọc nếu họ có nguy cơ cao như bị bệnh ruột kích thích hoặc bệnh Crohn. Nhìn chung, phụ nữ nên đi nội soi đại tràng cứ 10 năm một lần bắt đầu từ tuổi 50 hoặc 45 đối với những người phụ nữ Mỹ gốc Phi, là đối tượng có tỷ lệ mắc cao và độ tuổi khởi phát sớm hơn.
Bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Bắt đầu từ độ tuổi 45, phụ nữ nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có các yếu tố nguy cơ cao như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc can thiệp sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.
Đánh giá hồ sơ lipid
Bảng xét nghiệm máu sẽ đánh giá nguy cơ bị bệnh tim cùng với đo hàm lượng cholestlerol và triglyceride của bạn. Làm các xét nghiệm này từ 13 tới 44 tuổi nếu bạn có nguy cơ cao như béo phì và có yếu tố di truyền. Sàng lọc thường quy, nhắc lại cứ 5 năm một lần, bắt đầu từ 45 tuổi. Những thay đổi về chế độ ăn có thể giảm những chỉ số này. Nếu việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc.
Viêm gan B và C
Phụ nữ có nguy cơ cao cần nghĩ đến việc sàng lọc những bệnh này bắt đầu từ 13 tới 18 tuổi. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm gan B như sử dụng ma túy, người được sinh ra ở những nước có tỷ lệ mắc bệnh này chiếm từ 2% trở lên và những người dương tính với HIV. Nguy cơ mắc viêm gan C gia tăng nếu bạn tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh, có thể qua xăm hình hoặc mẹ ruột bị bệnh. Tần suất sàng lọc thực hiện theo khuyến nghị của bác sĩ.
Xét nghiệm phiến đồ âm đạo ( Pap smear)
Trong xét nghiệm Pap smear, các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm Pap smear được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc lúc 65 tuổi. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vius HPV.
Sa cơ quan vùng chậu
Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời, điều đó có nghĩa là có từ một hoặc một vài cơ quan vùng chậu – bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng – hoạt động không đúng chức năng. Bắt đầu từ tuổi 65, phụ nữ nên được sàng lọc hàng năm bệnh này. Thông thường bệnh nhân sẽ nhận thấy có vấn đề và để ý thấy những thay đổi về thói quen ở bàng quang, ruột nhưng không chắc chắn cho tới khi đi kiểm tra.
Mật độ xương
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đi đo mật đọ xương 2 năm một lần. Và nếu họ có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị làm kiểm tra này sớm hơn. Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
Kiểm tra hormon kích thích tuyến giáp
Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Nó được khuyến nghị nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có bệnh tự miễn, hoặc tiền sử gia đình và cứ 5 năm một lần bắt đầu từ 50 tuổi.
Ung thư da
Tới khám bác sĩ da liễu để kiểm tra da tổng thể cứ 2 năm một lần hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào trên da. Một tháng một lần kiểm tra các dấu hiệu bất thường như mụn, đốm không đối xứng, bất thường ranh giới, màu sắc không đồng đều, đường kính lớn hơn 6 mm và phát triển hình dạng, kích thước.
Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm. Sau xét nghiệm cơ bản, bạn sẽ nhìn vào một biểu đồ mắt qua các thấu kính khác nhau, điều này sẽ giúp bác sĩ xác định loại kính mắt hoặc kính áp tròng bạn cần đeo.
Hải Ngân (theo msn)
7 xét nghiệm cánh mày râu nên làm
Không ai thích đến gặp bác sĩ trừ khi có những vấn đề về sức khỏe. Nhưng sự chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe là những điều nên làm để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại bệnh mà cánh mày râu nên chủ động xét nghiệm.
1. Bệnh tiểu đường
Bạn không bao giờ phải lo ngại về bệnh tiểu đường nếu duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, không bị huyết áp cao và không có quá nhiều lượng cholesterol xấu. Nhưng đối với hầu hết đàn ông trên 45 tuổi, đặc biệt là những người thừa cân, bài kiểm tra đường huyết lúc đói, hoặc làm xét nghiệm máu A1C(thử nghiệm máu thông thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2) là một việc nên làm.
Trước khi làm các xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm máu A1C, bạn cần nhịn ăn trong 8 giờ.
2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ngay cả khi đã lập gia đình trong nhiều năm, bạn vận nên làm những xét nghiệm về các bệnh lây qua đường tình dục. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục thông thường không có biểu hiện rõ ràng và có thể nhiều năm sau mới phát hiện ra bệnh.
Có rất nhiều trường hợp viêm gan C hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc không biết vì sao mình lại mắc bệnh. Nên khám sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTĐ) bất kể tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe trước đó.
3. Chỉ số khối cơ thể
Bằng công thức chung bạn có thể tự đo chỉ số khối cơ thể. Đây là một thước đo chất béo cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được ý nghĩa của con số này. Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg
- Chiều cao x chiều cao: tính bằng m
Chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 được coi là trọng lượng bình thường. Mặc dù đây chưa phải là thước đo hoàn hảo nhưng hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng nó vẫn là một phần quan trọng của việc đánh giá sức khỏe tổng thể. Từ đó, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục cho hợp lý.
4. Cholesterol
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nam giới nên kiểm tra mức cholesterol 4 đến 6 năm một lần kể từ năm 20 tuổi. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với phụ nữ, một phần là do lượng cholesterol cao.
Nhưng nên đi khám thường xuyên để sàng lọc và chẩn đoán sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tiểu đường, thói quen hút thuốc lá, hoặc huyết áp cao.
Cholesterol được đo bằng một xét nghiệm máu, và phải nhịn ăn khoảng 9 đến 12 giờ trước đó. Một thử nghiệm cholesterol sẽ đo về mức độ của cholesterol toàn phần, cholesterol tốt (HDL), cholesterol xấu(LDL) và chỉ số triglyceride.
5. Huyết áp
Hầu hết mọi người không biết khi mình bị cao huyết áp vì cao huyết áp thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng.
Việc đo huyết áp nhiều lần là rất quan trọng và cần thiết. Một lần đo cho kết quả huyết áp cao chưa hẳn là bạn bị cao huyết áp. Hoặc ngược lại, một lần đo huyết áp cho kết quả bình thường không có nghĩa là bạn không bị cao huyết áp.
Các số đo huyết áp thường được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg). Huyết áp bao gồm 2 thông số:
- Số trên (huyết áp tâm thu): Là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp
- Số dưới (huyết áp tâm trương): Là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.
Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Nếu huyết áp tâm thu của bạn trên 130 hoặc huyết áp tâm trương của bạn trên 85, bạn nên thay đổi lối sống như tập thể dụcnhiều hơn và ăn ít muối.
6. Nội soi đại tràng
Hầu hết đàn ông nên được kiểm tra ung thư đại tràng từ tuổi 50 trở lên, nhưng những người có tiền sử gia đình của bệnh nên làm xét nghiệm sớm hơn. Cả cánh mày râu và chị em đều e sợ khi phải làm những xét nghiệm này. Ống nội soi sẽ được đưa vào hậu môn và sau đó là tiên lên từ từ vào trong trực tràng và thông qua đại tràng có thể tới tận manh tràng để kiểm tra ruột già có khối u hoặc các dấu hiệu khác của ung thư hay không. Xét nghiệm này thực ra không đáng sợ như lời đồn.
Trước khi tiến hành nội soi đại tràng, bệnh nhân cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống nhiều chất xơ hoặc dùng thuốc nhuận tràng để tiện cho việc nội soi.
Nếu không có bất cứ điều gì đáng ngờ, bạn sẽ không cần phải nội soi trong vòng 10 năm tiếp theo.
7. Tuyến tiền liệt
Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt đã gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia cho rằng, xét nghiệm này là tốn tiền và không cần thiết. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đàn ông ở độ tuổi từ 50 trở lên nên đi xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là PSA) định kỳ hàng năm.
An Nhiên
Theo ABC news
Tận dụng đám đông World Cup để xét nghiệm HIV Giới chức y tế Brazil phân phát bao cao su cho người hâm mộ World Cup và tận dụng lễ hội để khuyến khích người hâm mộ tham gia xét nghiệm HIV. Ivone De Paula, một điều phối viên nhà nước của bang Sao Paulo chịu trách nhiệm về phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, cho biết: "Chúng tôi không thể...