Xôi gà sáng Sài Gòn với cải xá bấu kiểu người Hoa
Vị thân thuộc mà cô Thu nhắc tới chính là cải xá bấu theo ẩm thực người Hoa. Những ai ở Sài Gòn hồi đó hẳn là mê mẩn cái vị xá bấu giòn tan, mằn mặn ấy mà vì muốn tối giản các công đoạn làm xôi, nhiều hàng xôi bỏ qua nguyên liệu này.
Hộp xôi gà “no căng bụng” cho bữa sáng – Ảnh: Minh Đức
Xôi mặn hay xôi gà đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của tôi. Có lẽ đó là món ăn hoài không ngán sau ngót nghét cũng 30 năm sống trên đời. Hồi nhỏ, tôi gọi tất cả các loại xôi mặn là
“Ăn xôi chắc bụng” là câu nói tôi chẳng nhớ là mẹ hay bà nội đã nói với tôi, hồi còn nhỏ xíu, song người lớn hẳn có cái lý của họ.
Xôi thường nấu bằng gạo nếp, ngon hay dở đều phụ thuộc vào quá trình chọn gạo, thậm chí là… trộn gạo để xôi có độ dẻo và không bết dính đúng ý muốn. Chính vì nhiều calo, tinh bột trong gạo nếp sẽ giúp no lâu hơn nếu so với các thành phần tinh bột như bún, bánh mì, bánh phở…
Do thói quen ăn uống vô tội vạ khi đó, có lúc tôi chọn ăn xôi chỉ để bụng no lâu, bớt cảm giác thèm ăn vặt. Nhưng nói thật, xôi luôn là món mà tôi cất công đi tìm những nơi xôi ngon, đậm vị.
“Ăn xôi chắc bụng” có lẽ là câu nói khiến món hay xôi mặn trở nên thân thuộc với người lao động – Ảnh: Minh Đức
Xôi mặn hay xôi gà đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của tôi. Có lẽ đó là món ăn hoài không ngán sau ngót nghét cũng 30 năm sống trên đời. Hồi nhỏ, tôi gọi tất cả các loại xôi mặn là
Thuở chỉ có chút chà bông heo, vài lát chả lụa rưới nước sốt, sau thì nâng cấp lên với vài miếng lạp xưởng, trứng cút… Bây giờ, món ngày ấy đã có nhiều tên gọi, nào là xôi phá lấu, xôi tôm khô và dĩ nhiên chẳng thể thiếu món xôi gà.
Sau này thì đi học và đi làm trên Sài Gòn, quán xôi chè ở góc đường Bùi Thị Xuân trở thành điểm ăn sáng (và cả ăn trưa) quen thuộc bởi xôi ở đây dẻo, mềm, nước sốt thần sầu.
Vậy mà chẳng có hàng xôi nào giống hàng xôi nào, nhất là một nơi nhiều dân nhập cư như Sài Gòn, vị xôi cũng vì thế có chút khác biệt, mỗi nơi một hương vị.
Video đang HOT
Nhưng có lẽ, hàng xôi cô Thu là gần gũi với tuổi thơ của tôi nhất: xôi gà xé sợi, nước sốt đúng hương vị beo béo ngòn ngọt ngày xưa.
Hàng xôi lúc nào cũng sạch sẽ, tươm tất của cô Thu mỗi sáng – Ảnh: Minh Đức
Nằm đầu con hẻm 103 Yersin, Xôi gà cô Thu quả như lời đồn “nổi tiếng khắp quận 1″ vì dù đã tồn tại 30 năm (hồi trước cô bán tại Trường THCS Đồng Khởi), hàng xôi ngày nào cũng đông khách, cứ vài ba phút lại lớp lớp xe chạy tới mua xôi.
“Sau dịch mọi cái nó lên giá hết nhưng cô không dám lên, mình lên chút ít thì cũng ngại với khách quen. Chỉ là giờ cô không có cho thêm nữa chứ hồi trước, tụi nhỏ đến hay quen xin gì cô cũng cho thêm, chút rau, chút gà xé…” – cô Thu niềm nở kể chuyện, khuôn mặt hiền hậu và dễ gần.
“Nhiều người tới ăn xôi cô bảo giống vị hồi nhỏ hay ăn, nên quay lại hoài. Cô biết vậy nên không bao giờ thay đổi gì, nguyên liệu cô tự làm, còn đi lấy nguồn hàng duy nhất đó giờ mấy chục năm tại mình cũng sợ hóa chất, độc hại…”.
Vị thân thuộc mà cô Thu nhắc tới chính là cải xá bấu theo ẩm thực người Hoa. Những ai ở Sài Gòn hồi đó hẳn là mê mẩn cái vị xá bấu giòn tan, mằn mặn ấy mà vì muốn tối giản các công đoạn làm xôi, nhiều hàng xôi bỏ qua nguyên liệu này.
Xôi nếp dẻo vừa, không bị khô, không bị bết dính – Ảnh: Minh Đức
Tôi không thích ăn xôi với tương ớt hay rau gò, vì nó không còn là vị ngày xưa nữa, nó trở nên công nghiệp với công thức bán xôi đâu đâu cũng như nhau.
May sao, xôi gà cô Thu có món gà xé rất thuần vị, gà được rim vừa ăn, sau đó xé sợi, hoàn toàn không bỏ tiêu hay thêm quá trình nào, thịt gà thậm chí còn không bở như các hàng quán nổi tiếng khác.
Nước sốt kèm xôi cũng đặc biệt hệt như thời cấp một của tôi: chính là nước sốt pha chế từ nước thịt gà rim.
Tưởng chừng đơn giản nhưng lại không có hàng xôi nào tận dụng điều này. Đa phần xôi gà đều là gà chiên dầu, vị thường rất nhạt, phải ăn kèm với các gia vị phụ như tương ớt, xì dầu… đâm ra hết ngon.
Sài Gòn muôn hình vạn trạng, xôi gà có thể ăn vào bất kỳ buổi nào trong ngày, cô Thu cũng siêng năng gánh thêm một địa chỉ bán xôi nữa ở Phan Văn Trường vào tầm 4 giờ chiều, giờ tan tầm của người lao động, hay giờ tan trường của lứa học sinh, có người là thế hệ ăn xôi cô Thu từ bé tới khi lập gia đình, sinh con.
Thật ra xôi cô Thu dễ chiều lòng số đông lắm, chỉ với hộp xôi 25.000 đồng giữa các con phố trung tâm quận 1 mà nào là gà xé sợi, lạp xưởng, trứng cút ốp la, xá bấu, da gà chiên giòn tẩm nước mắm… ăn một hộp thôi là no căng bụng tới tận trưa.
Cải xá bấu – thành phần khiến xôi cô Thu khó quên – Ảnh: Minh Đức
Hỏi sao cô không tìm mặt bằng cố định, cô Thu chỉ cười bảo quen rồi, “giờ mở quán sợ khách họ không ghé nữa” – cô vừa nói vừa làm thoăn thoắt những hộp xôi lớp lá chuối.
Sài Gòn sẽ luôn có những nơi, những người như thế. Chẳng phải họ sợ gì đâu, họ chỉ đã sống quen, và coi không khí phố phường như một nét riêng.
Xôi lá sen cô Hạnh, dẻo thơm lành 3 tiếng mỗi hôm
Quầy xôi lá sen không biển hiệu, không tên nhưng có tuổi đời gần 10 năm tuổi của vợ chồng cô Phạm Bích Hạnh sáng nào cũng nườm nượp khách xếp hàng chờ mua.
Quầy xôi lá sen của vợ chồng cô Phạm Bích Hạnh ở số 35 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Mỗi ngày từ 6h30 - 9h, quầy xôi của cô Hạnh lại tấp nập khách ghé vào mua, đa số là những mối quen ăn lâu năm, có cả người lao động, học sinh, sinh viên. Cao điểm từ 7h là đông khách mua.
Để bán trong 3 tiếng, vợ chồng cô Hạnh phải chuẩn bị từ hôm trước, chuẩn bị nguyên liệu từ hấp xôi, phi hành tỏi,... tất cả đều tự làm thủ công và có con trai đứng bán phụ.
Cô Hạnh cho biết vợ chồng cô bán từ năm 2013 đến nay, có các loại xôi như: xôi xéo, bắp, cốm, đậu phộng và xôi gấc.
"Tôi học được cách nấu xôi, nhưng trước ở miền Bắc ít lá sen nên khi bán ở ngoài ấy chỉ đựng trong lá bàng, lá chuối. Khi vợ chồng tôi vào Nam lập nghiệp thấy trong này có nhiều lá sen, tiện lợi để sử dụng nên quyết định bán xôi đựng trong lá sen luôn.
Xôi được đựng trong lá sen vừa giữa nhiệt và dẻo xôi, vừa có hương vị của lá sen thơm, bảo vệ môi trường. Ăn xong lá sen có thể lấy lá để nấu nước uống chống mỡ máu, tiểu đường. Giá xôi ngọt 12.000 đồng, xôi mặn 15.000 đồng, xôi có chả 20.000 đồng" - cô Hạnh nói.
Chị Ngọc Dung (quận Tân Bình, TP.HCM) bảo: "Tôi thường đi chợ ở đây, nhưng khi nào thấy quầy xôi không quá đông thì mới ghé mua. Thường thì tôi ăn xôi bắp vì nó ngọt và dẻo.
Giá ở đây bán ổn, phù hợp với chất lượng như vậy. Hồi xưa ở quê tôi hay ăn xôi ngọt và cô chú bán gần giống xôi của ngày xưa. Điểm đặc biệt ở đây là đựng xôi trong lá sen nên dậy mùi của xôi và thơm hơn. Nếu thèm và ăn loại xôi mình thích thì khi quán đông quá, việc phải chờ đợi cũng hợp lý".
Vợ chồng cô Hạnh vốn là người Bắc vào Nam sinh sống, và chọn lá sen làm nguyên liệu làm nên tên tuổi cho quầy xôi của cô đã gần 10 năm nay
Xôi xéo được cô cắt từng lớp đậu xanh phủ lên mặt trên
Giá xôi ngọt 12.000 đồng, xôi mặn 15.000 đồng, xôi có chả 20.000 đồng
Có các loại xôi như: xôi xéo, bắp, cốm, đậu phộng và xôi gấc
Khách xếp hàng chờ mua xôi tại quầy xôi lá sen của vợ chồng cô Hạnh
Cách làm phở cuốn thịt heo ngon đáng thưởng thức Phở cuốn thịt heo món ngon có nhiều trong thực đơn của các bữa tiệc và được thực khách hết sức ưa chuộng. Món dễ ăn ngon miệng không sợ béo rất thích hợp cho nhiều thực đơn. Bài viết sau hutu xin giới thiệu với các bạn cách làm phở cuốn thịt heo để bạn có thể thưởng thức ngay tại nhà...