WSJ: Dự án hạt nhân của Mỹ chậm tiến độ nhiều năm
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Lầu Năm Góc đưa tin, việc tân trang các hầm chứa tên lửa đã tồn tại hàng thập kỷ của Mỹ sẽ tốn kém hơn hàng tỷ USD so với dự kiến ban đầu và có thể phải mất 5 năm nữa mới được thực hiện.
Các phi công Không quân đang làm việc trên một tên lửa đạn đạo gần Căn cứ Không quân Malmstrom ở Montana. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo nguồn tin, vào tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định sẽ tiếp tục triển khai chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sentinel, mặc dù chi phí ước tính đã tăng gần gấp đôi so với mức ban đầu là 78 tỷ USD. Lầu Năm Góc cho biết không có giải pháp thay thế nào khác cho các tên lửa Minuteman III cũ kỹ của nước này.
Dẫn lời một số quan chức trong cuộc họp gần đây ở thị trấn Kimball, Nebraska, tờ Wall Street Journal đưa tin việc hiện đại hóa khoảng 450 hầm chứa tên lửa hiện có để chứa các tên lửa mới có thể mất 5 năm hoặc lâu hơn nữa mới bắt đầu. Cộng đồng gần 3.000 dân này được bao quanh bởi “một trong những bãi tên lửa lớn nhất thế giới”.
Chuẩn tướng Colin Connor nói vào đàu tháng này: “Có rất nhiều điều chưa biết ở đây. Tôi hiểu sự thất vọng của mọi người”.
Video đang HOT
Mỹ đã đưa các tên lửa Minuteman III vào sử dụng vào đầu những năm 1970 và những tên lửa này dự kiến được thay thế sau một thập kỷ. Năm 2020, Washington cuối cùng đã “bật đèn xanh” cho chương trình Sentinel, trao hợp đồng ban đầu trị giá 13,3 tỷ USD cho Northrop Grumman, sau khi Boeing rút lui. Người quản lý dự án Sentinel, Đại tá Charles Clegg, đã bị sa thải vào tháng 6 vì những lý do không xác định.
Cùng với các tên lửa mới, vẫn đang trong giai đoạn thiết kế, dự án này tập trung vào việc hiện đại hóa các hầm chứa và trung tâm chỉ huy đã 50 năm tuổi. Quá trình này bao gồm việc lắp đặt hàng nghìn km cáp quang cùng nhiều nhiệm vụ khác.
Tuy nhiên, việc đóng cửa các hầm chứa hoặc các cơ sở chỉ huy này là không thể, vì học thuyết hạt nhân của Mỹ yêu cầu những cơ sở này phải luôn trong trạng thái sẵn sàng. Một số hầm chứa cũng có thể phải xây dựng lại từ đầu.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Mua sắm và Duy trì Bill LaPlante cho hay quy mô, phạm vi và mức độ phức tạp của dự án Sentinel là “điều mà chúng ta chưa từng thử với tư cách là một quốc gia trong hơn 60 năm qua”. Song ông nhấn mạnh dù sao thì vẫn phải thực hiện dự án này.
Theo ông LaPlante, Không quân Mỹ đang tìm cách giảm bớt mức độ phức tạp của dự án, nhưng có thể mất tới 18 tháng để quyết định về những thay đổi đó. Ông hy vọng có thể thực hiện dự án này vào đầu năm 2025.
Theo WSJ, tình trạng chậm trễ này có thể gây ra những vấn đề khác cho Lầu Năm Góc. Chính phủ Mỹ đã đàm phán khoảng 1/3 các giao dịch bất động sản cần thiết để lắp đặt hàng nghìn km cáp quang. Nhưng một số có thể cần phải được lắp đặt lại theo mốc thời gian mới.
Trong khi đó, chi phí xây dựng và nguyên liệu thô tăng cao đã khiến các ước tính chi phí ban đầu “không đáng tin cậy và không thực tế”, giới chức Lầu Năm Góc cho hay.
Chương trình tên lửa hạt nhân thế hệ mới của Mỹ tăng chi phí, chậm tiến độ
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tên lửa hạt nhân Sentinel sẽ bị hoãn đến năm 2026, trễ 2 năm so với chương trình dự kiến phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ kế tiếp của Mỹ.
Mô phỏng tên lửa Sentinel. ẢNH NORTHROP GRUMMAN
Báo The Hill hôm 28.3 dẫn tài liệu của Không quân Mỹ cho ngân sách tài khóa năm 2025 cho thấy tên lửa Sentinel dự kiến sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 2.2026, trong khi theo kế hoạch ban đầu là đáng lẽ phải bay thử trong năm nay.
Diễn biến trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy chương trình ICBM được nhiều kỳ vọng của Mỹ gặp trục trặc, chủ yếu cho chi phí tăng vọt so với ước tính trước đây.
Theo Không quân Mỹ, việc trì hoãn đến từ khâu phát triển các linh kiện máy tính hướng dẫn của tên lửa.
Northrop Grumman, nhà thầu chịu trách nhiệm phát triển tên lửa Sentinel với hợp đồng ban đầu 13 tỉ USD, đã thực hiện một số thử nghiệm sơ bộ cho các thành phần cấu tạo tên lửa. Những cuộc thử nghiệm này đã thành công.
Chương trình ICBM thế hệ kế tiếp của Mỹ đang đối mặt chỉ trích vì vượt ngân sách dự trù trong giai đoạn đầu đến 37% tính đến tháng 1. Điều đó kích hoạt cơ chế của Đạo luật vi phạm Nunn-McCurdy, có nghĩa là giờ đây bộ trưởng quốc phòng phải can thiệp để xem xét lại dự án.
Theo tính toán mới, chương trình giờ đây cần khoảng 131 tỉ USD mới có thể hoàn tất, và bị hoãn triển khai ít nhất 2 năm, thay vì vào năm 2030 như dự kiến.
Tướng Mỹ: Kho vũ khí hạt nhân Nga 'đa dạng' nhất thế giới
Nga liên tiếp tập trận với bệ phóng tên lửa hạt nhân 'con trai quỷ satan' Chưa đầy một tháng, Liên bang Nga đã tiến hành liên tiếp hai cuộc tập trận liên quan đến bệ phóng tên lửa hạt nhân di động RS-24 Yars khi mà cuộc xung đột giữa nước này với Ukraine chưa nhìn thấy hi vọng kết thúc. Các lực lượng Liên bang Nga triển khai bệ phóng tên lửa hạt nhân di động RS-24...