Các ngân hàng quốc tế và chuyên gia dự đoán ra sao sau khi giá vàng liên tục xô đổ kỷ lục
Trong phiên giao dịch ngày 20/3, giá vàng đã xô đổ mọi kỷ lục. Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, cán mốc vượt 3.049,89/ounce tính đến 9 giờ 10 phút sáng (giờ Việt Nam).
Vàng miếng được bán tại cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết, giá vàng thỏi thậm chí vượt mức cao nhất mọi thời đại là 3.055,96 USD/ounce vào đầu phiên giao dịch.
Ông Dick Poon, tổng giám đốc tại Heraeus Metals Hong Kong (Trung Quốc) phân tích rằng vàng được tạo đà tăng bởi tình hình thị trường không chắc chắn, căng thẳng địa chính trị, đồng USD Mỹ yếu hơn và kỳ vọng rằng lãi suất sẽ được cắt giảm trong thời gian tới.
Các quyết sách thuế quan của Tổng thống Trump đã gây căng thẳng thương mại và khiến các nhà phân tích quan ngại về nguy cơ lạm phát, gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, căng thẳng ở Trung Đông tái diễn cũng góp phần vào đợt tăng giá kỷ lục của vàng. Lệnh ngừng bắn mong manh tại Gaza đã đổ vỡ khi Israel phát động chiến dịch không kích mới vào dải đất này vào sáng sớm 18/3, khiến hơn 400 người thiệt mạng. Quân đội Israel từ ngày 19/3 còn nối lại các hoạt động trên bộ ở miền Trung và miền Nam Gaza.
Sức hấp dẫn của vàng thêm được củng cố khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ám chỉ đến hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025. Sau cuộc họp kết thúc ngày 19/3, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 – 4,50%. Fed đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 và nâng dự báo lạm phát.
Trả lời phỏng vấn báo giới sau khi công bố quyết định trên, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh bất ổn hiện đang gia tăng bất thường, trong khi các chính sách thuế quan góp phần làm tăng lạm phát.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo công bố quyết định về lãi suất, tại Washington DC., ngày 19/3. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Vậy liệu giá vàng có thể duy trì lâu dài ở mức cao này?
Khó có thể dự đoán chắc chắn cho giá vàng trong tương lai, tuy nhiên có nhiều yếu tố tiềm năng để giá vàng có thể tiếp tục leo thang trong năm nay.
Theo tạp chí MoneyWeek (Anh), trong 5 năm qua, giá vàng đã tăng hơn 88%. Có ba yếu tố cơ bản thúc đẩy giá vàng tăng kể từ năm 2024: lãi suất, hiện tượng mua vào của ngân hàng trung ương và bất ổn địa chính trị.
MoneyWeek đánh giá, với nhiều bất ổn về kinh tế và địa chính trị hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư vào vàng. Các ngân hàng trung ương cũng đã mua vàng, đặc biệt là ở các quốc gia như Nga và Trung Quốc, điều này đã góp phần làm tăng giá. Trong khi đó, kim loại này ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như công nghệ nano và trí tuệ nhân tạo (AI), trong liệu pháp điều trị ung thư và chống sốt rét.
Nhà chiến lược thị trường Joseph Cavatoni tại Hội đồng Vàng Thế giới phân tích: “Với dự đoán lạm phát tăng, lãi suất thấp hơn và bất ổn liên tục, chúng tôi tiếp tục thấy yếu tố hỗ trợ cho vàng trong tương lai”. Nhìn về dài hạn, giá vàng có thể vượt xa ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Ông Prem Raja tại Currencies 4 You đánh giá: “Khi đã vượt qua ngưỡng 3.000 USD/ounce , chúng ta sẽ phải đánh giá lại và 4.000 USD/ounce là mục tiêu dài hạn tuyệt vời”.
Ngân hàng Goldman Sachs vào cuối tháng 2 cũng dự đoán đà tăng của giá vàng sẽ duy trì và đến cuối năm 2025 đạt mức tăng 8%. Đáng chú ý, các nhà kinh tế của Goldman Sachs cũng dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay. Diễn biến này sẽ tạo thêm đà bật tăng của giá vàng bởi bắt đầu hấp dẫn hơn so với trái phiếu.
Tuy nhiên, theo Goldman Sachs, nếu Fed giữ nguyên lãi suất, dự kiến giá vàng sẽ đạt khoảng 3.060 USD/ounce vào cuối năm 2025.
Trong khi đó, ông Pawan Jain tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) dự đoán với kênh CBS News: “Vào giữa năm 2025, vàng dự kiến sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng, có khả năng đạt mức từ 3.200 đến 3.300 USD/ounce . Ngoài ra, nhu cầu của nhà đầu tư vẫn kiên cường, đặc biệt là trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng và nắm giữ vật chất”.
Theo các chuyên gia, trong khi triển vọng chung về vàng vẫn tích cực, các nhà đầu tư nên thận trọng, bởi giá có khả năng biến động. Như ông Joseph Cavatoni lưu ý, nhu cầu vàng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố toàn cầu, không chỉ dừng ở USD hoặc lãi suất.
“Với bối cảnh này, chúng tôi dự đoán rằng thị trường vàng sẽ vẫn biến động, đặc biệt là khi chờ đợi sự rõ ràng hơn về chính sách thương mại và kinh tế của Mỹ. Mặc dù có thể thấy giá ở ngưỡng 3.000 USD/ounce, nhưng cũng sẽ có những biến động đôi khi kéo giá xuống dưới mức đó”.
Nhưng cố vấn tài chính Dinon Hughes tại Nvest Financial giải thích rằng nếu tin giá vàng sẽ tăng thêm vào năm 2025, nhà đầu tư có thể hưởng lợi khi đầu tư ngay bây giờ. “Hầu như mọi thứ khác đều có thể tăng: cổ phiếu, trái phiếu… Đối với các nhà đầu tư dài hạn, trọng tâm nên là vai trò của vàng như một công cụ đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro, và ít chú ý hơn đến biến động giá”, ông lập luận.
Lý do khiến ngân hàng trung ương Trung Quốc có quyết định tương tự Fed
Ngày 20/3, Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh Bắc Kinh phải xoay xở giữa thúc đẩy tăng trưởng và ổn định đồng nhân dân tệ khi căng thẳng thương mại gia tăng.
Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm ở mức 3,1% và LPR kỳ hạn 5 năm ở mức 3,6%. Những mức lãi suất này được duy trì kể từ khi bị cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 10/2024. Trung Quốc giữ nguyên các lãi suất này đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ của họ không thay đổi.
Quyết định về lãi suất này của PBoC được đưa ra sau động thái tương tự của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong cuộc họp kết thúc ngày 19/3, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% đúng như dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, Fed đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 và nâng dự báo lạm phát. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ giảm lãi suất hai lần trong năm nay. Kênh CNBC (Mỹ) dẫn lời một số quan chức Fed tiết lộ có khả năng cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong năm 2025.
LPR của Trung Quốc được tính hàng tháng dựa trên lãi suất đề xuất của các bên cho vay thương mại được chỉ định, gửi lên PBoC. Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm ảnh hưởng đến các khoản vay của doanh nghiệp và hầu hết các hộ gia đình Trung Quốc. Trong khi đó, lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm đóng vai trò là chuẩn mực cho lãi suất thế chấp.
PBoC cũng giữ nguyên lãi suất 7 ngày, lãi suất chính sách chính của quốc gia này, ở mức 1,5% kể từ lần cắt giảm vào tháng 10/2024, thời điểm ngân hàng trung ương bảo vệ đồng nhân dân tệ đang phải đối mặt với áp lực giảm giá.
Đồng nhân dân tệ giao dịch ở nước ngoài của Trung Quốc đã phục hồi một phần trong những tuần gần đây sau khi chạm mức đáy của 16 tháng vào tháng 1 vừa qua. Bản thân đồng nhân dân tệ ở nước ngoài cũng đã suy yếu gần 1,8% kể từ khi Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2024 tại Mỹ.
Sau thông báo về lãi suất của PBoC, đồng nhân dân tệ ít thay đổi, giao dịch ở mức 7,2280 nhân dân tệ đổi 1 USD trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm hơn 2 điểm cơ bản xuống còn 1,932%.
Tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại một ngân hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong năm nay, bao gồm cả cắt giảm lãi suất vào thời điểm thích hợp, bởi Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5%. Trong Báo cáo công tác chính phủ được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội Trung Quốc) khóa XIV, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 khoảng 5%. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ phát hành thêm trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương và sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trong năm 2025.
Giới phân tích cho rằng 5% là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng yếu và thị trường bất động sản trì trệ. Ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế tại công ty quản lý tài sản Pinpoint, nhận định rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc là tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này. Ông cũng cho rằng Trung Quốc sẽ duy trì chính sách hiện tại và chưa vội nới lỏng tiền tệ bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) hoặc lãi suất, đồng thời dự đoán các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ chờ đợi thêm vài tháng trước khi đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất do tình hình thương mại còn nhiều bất ổn.
Đáng chú ý, các nhà phân tích đánh giá với kênh CNBC rằng các quyết sách của PBoC có thể sẽ phụ thuộc vào động thái chính sách thương mại của Tổng thống Trump.
Đầu tháng này, Thống đốc PBoC Pan Gongsheng đã nhắc lại rằng ngân hàng muốn duy trì ổn định của nhân dân tệ ở "mức hợp lý và cân bằng". Các nhà kinh tế phân tích việc ngăn đồng nhân dân tệ giảm giá quá nhanh có thể được coi là dấu hiệu thiện chí trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Trump về thỏa thuận thương mại nhằm đặt ra mức trần cho thuế quan.
Tổng thống Trump đã áp thuế mới 20% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời đe dọa sẽ áp thuế nhiều hơn vào đầu tháng 4. Mức thuế mới được cho là gây sức ép lên xuất khẩu của Trung Quốc. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm hơn dự kiến vào đầu năm trong khi nhập khẩu lao dốc, do nhu cầu trong nước ảm đạm và thuế quan của Mỹ.
Euro kỹ thuật số trở thành ưu tiên chiến lược của ECB trước động thái từ Mỹ Ngày 12/3, theo tờ Politico, Thống đốc Ngân hàng Pháp Franois Villeroy de Galhau nhấn mạnh rằng dự án euro kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Ông đặc biệt lưu ý đến bối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vị thế trên chiến trường tác động đến đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thế nào?

Ngân hàng trung ương toàn cầu đối mặt bài toán phá giá nội tệ khi USD suy yếu

Hỏa hoạn sau động đất thiêu rụi hơn 60.000 bài thi tuyển sinh đại học ở Myanmar

'Tác dụng' bất ngờ từ chính sách của thuế quan của Tổng thống Trump với châu Âu

Kẻ xả súng sát hại 23 người tại Texas bị tuyên 23 án tù chung thân

ECB và Ủy ban châu Âu tranh cãi về nguy cơ của tiền điện tử dưới thời Tổng thống Trump

Nga thảo luận về khả năng khôi phục kế hoạch xây dựng Tháp Trump tại Moskva

LHQ cảnh báo trung tâm lừa đảo châu Á vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới

Nga có thể đưa kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump vào sách giáo khoa

Kinh tế Canada đối mặt với suy thoái sâu, Mexico chưa đạt thỏa thuận với Mỹ

Trung Quốc tìm nguồn đậu nành thay thế Mỹ giữa cuộc chiến thuế quan

Hàn Quốc phản đối Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ tới đền Yasukuni
Có thể bạn quan tâm

'Nữ hoàng rating' Tôn Lệ thất bại liên tiếp với hai phim mới
Hậu trường phim
21:54:04 22/04/2025
Vòng đối thoại phá băng

Nguyên Vũ: Khán giả nắm quyền lực lớn nhất trong việc chế tài nghệ sĩ lệch chuẩn
Sao việt
21:51:45 22/04/2025
Chế Thanh bật mí về cuộc hôn nhân 'cưới trước yêu sau'
Tv show
21:49:19 22/04/2025
Chồng đưa 10 triệu/tháng nhưng đùng 1 cái đòi vợ phải xuất 180 triệu để đầu tư làm ăn, không được như ý thì đổ cho tôi mang tiền đi nuôi nhân tình
Góc tâm tình
21:24:50 22/04/2025
Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Tin nổi bật
21:19:35 22/04/2025
Nữ "quái xế" tông xe làm tử vong cô gái dừng đèn đỏ bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù
Pháp luật
21:11:00 22/04/2025
Không thể tin đây là diện mạo của "Thái tử phi" Yoon Eun Hye sau gần 2 thập kỷ!
Sao châu á
20:54:04 22/04/2025
1 câu nói của người trong cuộc tiết lộ concert Chị Đẹp sẽ không có D-2?
Nhạc việt
20:49:42 22/04/2025
List 10 kiểu tóc giúp cô nàng mặt dài trở nên thanh thoát, xinh đẹp hơn
Làm đẹp
20:44:10 22/04/2025