Thách thức cho hòa bình Ukraine
Tuy tiến trình hòa đàm cho Ukraine có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn thách thức không nhỏ đối với hòa bình lâu dài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin khuya 18.3 (theo giờ VN) thực hiện hội đàm qua điện thoại để thảo luận về hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine.
“Thắng lợi nhỏ” cho Mỹ lẫn Nga
Theo Reuters, qua cuộc đàm thoại kéo dài 90 phút, chủ nhân Điện Kremlin đồng ý tạm thời ngừng tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine. Nhưng ông Putin từ chối đề xuất ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày theo đề xuất của Tổng thống Trump.
Mặc dù vậy, hai bên hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên hướng tới một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn. Theo thông báo của Nhà Trắng, ông Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga ngưng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Cũng theo Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo thống nhất tổ chức các cuộc đàm phán để đạt được một lệnh ngừng bắn trên biển và xa hơn là một lệnh ngừng bắn toàn diện để đem đến hòa bình vĩnh viễn.
Tuy nhiên, để hướng đến ngừng bắn toàn diện và hòa bình vĩnh viễn, Điện Kremlin yêu cầu chấm dứt việc Ukraine động viên binh sĩ và tái trang bị lực lượng vũ trang, các nước khác chấm dứt tất cả viện trợ quân sự và chia sẻ tình báo cho Ukraine, thiết lập cơ chế giám sát ngừng bắn.
Một khu vực ở Kyiv (Ukraine) bị Nga tấn công ngày 19.3. ẢNH: REUTERS
Video đang HOT
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên hôm qua (19.3), Eurasia Group (Mỹ) – đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới – nhận định kết quả đàm thoại giữa hai tổng thống Trump và Putin là “thắng lợi nhỏ” cho cả hai bên bởi đã có một tiến triển nhất định: Nga đồng ý ngừng tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine. Như thế, Tổng thống Putin lại “chuyền banh” ngược lại trách nhiệm hòa đàm sắp tới cho Mỹ, Ukraine và phương Tây.
Nhưng thách thức không đổi
Tuy nhiên, nhìn vào điều kiện hòa bình vĩnh viễn mà Nga đặt ra thì gần như “hòn đá tảng” không hề thay đổi. Trước cuộc đàm thoại với ông Trump, trả lời truyền thông, Tổng thống Putin đã yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, Nga kiểm soát toàn bộ 4 khu vực của Ukraine mà Moscow đã sáp nhập vào Nga, đồng thời hạn chế quy mô của quân đội Ukraine. Kèm theo đó, Moscow vẫn duy trì một số yêu cầu khác mà nếu kết hợp cùng những điều kiện vừa nêu, thì đó là những điều mà cả NATO lẫn Ukraine khó chấp nhận.
TS Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group, phân tích việc ông Putin yêu cầu các nước không viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine khiến Kyiv khó đủ khả năng tự đảm bảo an ninh. “Đó là điều có thể khó chấp nhận với châu Âu. Tổng thống Trump có thể sẵn sàng đàm phán điều đó và ông cùng Tổng thống Putin có thể đổ trách nhiệm cho Ukraine cùng châu Âu. Vì vậy, Tổng thống Putin đã “cho đi một chút” trong ngắn hạn để đạt được nhiều hơn trong dài hạn”.
Trước mắt, theo TS Bremmer, dưới áp lực của Washington thì Kyiv có thể đồng thuận với kế hoạch ngừng bắn trong 30 ngày, nhưng về lâu dài thì chưa có dấu hiệu thuyết phục để đảm bảo việc duy trì lệnh ngừng bắn.
“Những gì đang diễn ra với Ukraine hơi giống những gì từng diễn ra quanh thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thỏa thuận đạt được tương đối dễ dàng nhưng các bên không thực sự từ bỏ các then chốt. Nên khi đến giai đoạn tiếp theo, các bên đều cảm thấy lợi ích không đạt được. Đó là lý do tại sao chúng ta nhìn thấy ngừng bắn đã đổ vỡ tại Dải Gaza, Israel đã tấn công trở lại khu vực này. Và đó là lý do tại sao tôi lo ngại cuối cùng chưa thể đạt hòa bình dù đã có một lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine”, TS Bremmer nhận định.
Thực tế, theo CNN, chỉ vài giờ sau khi kết quả đàm thoại giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin được công bố, Ukraine và Nga lại tiếp tục tấn công lẫn nhau.
Mỹ sắp từ bỏ ghế chỉ huy NATO ?
Đài NBC dẫn lời 2 quan chức Lầu Năm Góc cho hay cơ quan này đang tiến hành tái cấu trúc đáng kể các bộ chỉ huy của quân đội Mỹ. Trong đó, Lầu Năm Góc xem xét việc Mỹ từ bỏ vai trò Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO ở châu Âu (SACEUR). Suốt 70 năm qua, Mỹ luôn điều động một đại tướng giữ vị trí SACEUR. Và SACEUR hiện tại cũng là người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, đồng thời đang giữ vị trí chỉ huy chính giám sát hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện tại.
Gần đây, Tổng thống Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nhiều lần nhấn mạnh rằng các đồng minh châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho quốc phòng của châu lục này. Chưa rõ kế hoạch tái cấu trúc trên khi nào chính thức diễn ra. Tuy nhiên, động thái trên nếu diễn ra thì có thể gặp cản trở từ quốc hội Mỹ.
Ông Trump điện đàm với ông Putin ngày mai về thỏa thuận hòa bình Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày mai 18/3.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: NDTV).
Phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có kế hoạch điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 về các vấn đề song phương cũng như thỏa thuận hòa bình tiềm năng ở Ukraine.
"Chúng ta sẽ xem liệu chúng ta có điều gì để công bố vào thứ ba không. Tôi sẽ nói chuyện với Tổng thống Putin vào thứ ba. Rất nhiều công việc đã được thực hiện trong suốt cuối tuần. Chúng ta muốn xem liệu chúng ta có thể chấm dứt cuộc chiến đó không. Chúng ta sẽ nói về đất đai. Chúng ta sẽ nói về các nhà máy điện", ông nói.
Đây sẽ là cuộc điện đàm thứ hai với ông Putin kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi cuối tháng 1. Sau cuộc hội đàm đầu tiên hôm 12/2, phái đoàn Nga và Mỹ đã hội đàm cấp cao tại Ả rập Xê út.
Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trước đó cũng cho biết, 2 nhà lãnh đạo Mỹ, Nga sẽ có cuộc điện đàm trong tuần này để thảo luận về những nỗ lực hướng tới việc thiết lập lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Witkoff vừa trở về sau cuộc thảo luận với Tổng thống Putin tại Moscow hôm 13/3.
Ông mô tả cuộc thảo luận là "tích cực" và cho biết Nga, Ukraine đang tiến gần hơn đến các cuộc hòa đàm nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.
Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra đề xuất ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của Kiev. Trong khi đó, Tổng thống Putin cho biết, Nga ủng hộ ý tưởng ngừng bắn, song vẫn có một số vấn đề cần giải quyết như việc đảm bảo các lợi ích của Nga hay liệu ai sẽ là người giám sát lệnh ngừng bắn.
Moscow nhiều lần bác bỏ kế hoạch ngừng bắn tạm thời vì cho rằng điều này sẽ chỉ giúp Ukraine có thêm thời gian để tái vũ trang trước khi xung đột bùng phát trở lại.
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, trong đó 2 nhà ngoại giao hàng đầu đã thảo luận về các bước tiếp theo để tái lập liên lạc trực tiếp giữa 2 nước.
Hiện chưa rõ bước đi tiếp theo của chính quyền ông Trump sau tuyên bố của ông Putin.
Tuần trước, ông Trump hé lộ thế giới có thể sẽ đón nhận "tin tốt" về xung đột Nga - Ukraine vào đầu tuần này.
"Chúng tôi đang giải quyết các vấn đề với ông ấy (Tổng thống Putin), và tôi nghĩ mọi chuyện đang diễn ra rất tốt. Như các bạn đã biết, chúng tôi có một thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine. Chúng tôi cũng đang cố gắng đạt được điều đó với Nga. Tôi nghĩ cho đến nay, mọi chuyện vẫn ổn. Chúng ta sẽ biết rõ hơn vào thứ hai tới và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp", chủ nhân Nhà Trắng nói.
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi vừa nhận thông tin tốt từ Nga. Tôi nghĩ Nga sẽ đồng ý với đề xuất của chúng tôi".
Tổng thống Zelensky tuyên bố 'sứ mệnh hoàn tất' ở Kursk Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch quân sự của nước này tại tỉnh Kursk là một thành công, khi giúp kéo quân Nga bớt khỏi hướng Pokrovsk ở Donetsk. Tờ New York Post ngày 15.3 dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch quân sự của ông tại tỉnh Kursk là một thành công, trong bối cảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn

Trộm cửa hàng trang sức 20 triệu USD như phim ở Los Angeles

Ukraine hé lộ vũ khí khắc chế UAV cảm tử của Nga

Mỹ-Philippines chuẩn bị tập trận chung Balikatan 2025

Li Băng lên kế hoạch kiểm soát vũ khí của Hezbollah, cáo buộc Israel gây trở ngại

Bị phạt hơn 5.000 USD sau khi lẻn vào đoàn tháp tùng để ôm Thủ tướng Đức

Lạc quan về thỏa thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine?

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps
Có thể bạn quan tâm

'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Justin Bieber gây tranh cãi khi hôn nữ rapper
Sao âu mỹ
23:32:07 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Tận cùng nỗi đau khi "lá vàng" ngồi khóc "lá xanh"
Pháp luật
23:20:55 18/04/2025
Nghệ sĩ Hoàng Sơn bật khóc trước người vợ ung thư thay chồng nuôi 2 con nhỏ
Tv show
23:13:26 18/04/2025
Cách 17 tuổi, Trương Ngọc Ánh và Samuel An đóng vợ chồng ra sao?
Hậu trường phim
23:05:42 18/04/2025
Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy
Tin nổi bật
23:04:59 18/04/2025
Mỹ Tâm 44 tuổi vẫn trẻ, hoa hậu 4 con Jennifer Phạm quá đẹp
Sao việt
23:03:29 18/04/2025
Vô ưu độ: Lịch chiếu, nội dung và diễn viên tham gia
Phim châu á
22:44:36 18/04/2025
1 Anh Tài bị tố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025