Bất an với ‘Nước Mỹ trên hết’, Hàn Quốc cân nhắc lựa chọn hạt nhân ‘kiểu Nhật Bản’
Lo sợ mất “chiếc ô hạt nhân”, những tiếng nói nổi bật tại Hàn Quốc đang kêu gọi tìm kiếm năng lực tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng hoặc làm giàu uranium, với khả năng chế tạo bom.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp căng thẳng với người đồng cấp Zelensky tại Phòng Bầu dục hôm 28/2/2025. Ảnh: AP/TTXVN
Theo trang Asia Times, những căng thẳng tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là một cú sốc sâu sắc đối với Hàn Quốc, nơi không thể tin rằng một “cú quay xe” như vậy vào một đồng minh là có thể xảy ra.
“Đó là một diễn biến rất đáng quan tâm và đáng lo ngại”, nghị sĩ Wi Sung-lac và cựu nhà ngoại giao cấp cao và cố vấn chính sách đối ngoại của lãnh đạo Đảng Dân chủ Tiến bộ Lee Jae-myung, phát biểu: “Mọi người nên cẩn thận. Chúng ta đang trong giai đoạn bất ổn và khó lường với Mỹ – về liên minh, về Triều Tiên, về vấn đề hạt nhân, về thuế quan”.
Những quan điểm này đã được chia sẻ trên khắp hành lang Quốc hội Hàn Quốc. “Chúng tôi đã biết trước mọi thứ sẽ khác với Tổng thống Trump – thuế quan, chủ nghĩa bảo hộ, Nước Mỹ trên hết, ngoại giao giao dịch, Ukraine, Trung Đông. Nhưng tốc độ và cường độ của những thay đổi này trong chính sách của Mỹ thật đáng kinh ngạc”, một cựu quan chức cấp cao cho biết.
Cuộc gặp căng thẳng tại Phòng Bầu dục giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine hôm 28/2 đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc tại Hàn Quốc về độ tin cậy của cam kết trong hiệp ước an ninh Mỹ – Hàn, được đưa ra khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Cùng với sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ, hiệp ước này được thể hiện trong sự đảm bảo về khả năng răn đe mở rộng – hay cái gọi là “ô hạt nhân” – cho phép Hàn Quốc cân bằng mối đe dọa từ Triều Tiên.
Bằng chứng nổi bật nhất về phản ứng của Hàn Quốc là cuộc thảo luận ngày càng mở rộng về nhu cầu phải có năng lực vũ khí hạt nhân độc lập. Những người bảo thủ từ lâu đã ủng hộ lựa chọn đó, nhưng cuộc tranh luận hiện đã chuyển sang các nhóm tiến bộ, nơi những tiếng nói nổi bật đang kêu gọi Hàn Quốc phát triển tiềm năng hạt nhân, như khả năng tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng hoặc làm giàu uranium để có thể sở hữu vật liệu phân hạch phục vụ chế tạo bom.
Video đang HOT
Mô hình Nhật Bản?
Hiện tại, Hàn Quốc hy vọng có thể đi theo con đường do Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vạch ra, trao cho Tổng thống Trump những nhượng bộ từ thương mại, đầu tư chuỗi cung ứng và hợp tác đóng tàu cho đến thúc đẩy vai trò của Hàn Quốc như một tài sản trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Nghị sĩ Wi Sung-lac tin rằng điều tốt nhất mà họ có thể hy vọng là một cuộc họp suôn sẻ và không đối đầu theo mô hình của Thủ tướng Ishiba, sự kiện đã đưa ra một tuyên bố chung tái khẳng định liên minh Mỹ – Nhật Bản theo hướng của các tuyên bố trước đó với chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden.
Hàn Quốc thực sự lo sợ về một cuộc chiến tranh thương mại và trên thực tế họ đã bị nhắm mục tiêu bởi thuế thép. Mối đe dọa về thuế ô tô cũng đang hiện hữu. Nhưng những lo ngại về chính sách an ninh của Tổng thống Trump có lẽ còn lớn hơn. Những người bảo thủ đặc biệt đang dự đoán về áp lực lên liên minh an ninh giữa hai nước và nỗ lực mới của Tổng thống Trump nhằm kết nối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
“Chúng ta phải chuẩn bị cho chương tiếp theo của chính sách ngoại giao Mỹ – chia sẻ chi phí quốc phòng, rút quân đội Mỹ khỏi bán đảo, đàm phán với Triều Tiên”, cựu quan chức cấp cao cho biết. “Thậm chí có thể chuẩn bị cho một cuộc đối thoại chiến lược giữa Mỹ – Nga – Triều Tiên. Tôi nghĩ Tổng thống Trump cho rằng Triều Tiên là công việc còn dang dở từ nhiệm kỳ 1. Chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống tệ nhất”.
Binh sĩ Mỹ tham gia diễn tập chiến đấu trong các đường hầm, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn “Lá chắn Tự do” tại thành phố Paju, ngày 19/3/2025. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Tranh cãi về tiềm năng hạt nhân
“Tình huống tệ nhất” mà nghị sĩ Wi Sung-lac nhắc đến bao gồm việc rút lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và việc Mỹ ngừng bảo vệ ô hạt nhân.
Bất kể liên minh Mỹ – Hàn hiện quan trọng như thế nào, “có thể sẽ đến lúc khó có thể dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh”, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Yoon Young-kwan viết trong một bài xã luận được xuất bản trong tháng này. “Để chuẩn bị cho thời điểm đó, chúng ta nên tăng cường năng lực phòng thủ quốc gia, bao gồm cả năng lực hạt nhân tiềm tàng”.
Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa tiến bộ tỏ ra dè dặt hơn trong việc ủng hộ vũ khí hạt nhân, mặc dù một số người đã ủng hộ khả năng tiềm tàng hạt nhân – một sự bắt chước có chủ ý mô hình mà Nhật Bản theo đuổi để có năng lực đảm bảo chu trình nhiên liệu đầy đủ. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc có thể tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng từ các lò phản ứng điện của mình để chiết xuất plutonium cấp bom hoặc có khả năng làm giàu uranium, có thể lên đến cấp bom.
Hàn Quốc từ lâu đã tìm cách sửa đổi cái gọi là Thỏa thuận 123 về hợp tác hạt nhân với Mỹ, vốn đã hạn chế khả năng có chu trình nhiên liệu đầy đủ của nước này. Thỏa thuận này chỉ mới được tái khẳng định gần đây, vào tháng 1 khi chính quyền Tổng thống Biden kết thúc nhiệm kỳ.
Binh sĩ tham gia cuộc diễn tập tại Pyeongtaek, Hàn Quốc, ngày 11/3/2025. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trên tờ báo tiến bộ Kyunghyang Shinmun vào ngày 4/3, cựu Bộ trưởng Thống nhất Lee Jong-seok, một cố vấn thân cận khác của ứng cử viên tổng thống Lee Jae-myung, đã lập luận rằng khả năng tiềm tàng hạt nhân có thể đạt được trong khuôn khổ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và với sự đồng ý của Mỹ.
“Trung Quốc, Nga và Triều Tiên, các nước láng giềng của chúng ta, là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Nhật Bản đã chứng minh được tiềm năng của mình”, ông Lee viết. “Trong tình hình này, thật không bình thường khi Hàn Quốc, một cường quốc hạt nhân, lại không thể tái chế hoặc làm giàu uranium do những hạn chế của Thỏa thuận Năng lượng Hạt nhân Hàn Quốc – Mỹ”.
Những người khác ở Seoul ủng hộ việc từ bỏ thỏa thuận 123 nếu Mỹ giảm lực lượng đồn trú trên bán đảo – ông Kim Joon-hyung, một nhà lập pháp của Đảng Tái thiết Hàn Quốc và là một cựu nhà ngoại giao cấp cao cho biết.
Cá nhân ông Kim phản đối tình trạng tiềm ẩn hạt nhân. “Tôi không đồng ý với việc phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông nói, “Ngay cả khi chúng ta có vũ khí hạt nhân, tôi không nghĩ chúng ta có an ninh. Các cuộc xung đột nhỏ có thể trở nên phổ biến hơn. Bán đảo Triều Tiên quá nhỏ – vũ khí thông thường công nghệ cao là đủ”.
Những người khác thì lo ngại về sự cô lập mà Hàn Quốc có thể phải đối mặt nếu đi theo con đường này. Cho Hyun, cựu nhà ngoại giao cấp cao và cố vấn chính sách đối ngoại cấp tiến, từng giúp đàm phán Thỏa thuận 123 dưới thời chính quyền Bill Clinton, nói: “Phe cánh hữu cho rằng chúng ta nên có chương trình phát triển hạt nhân của riêng mình. Chúng tôi không nghĩ điều đó là thực tế. Một số người cấp tiến muốn yêu cầu Mỹ cung cấp toàn bộ chu trình nhiên liệu như Nhật Bản. Tôi phản đối điều này”.
Hàn Quốc, Mỹ khôi phục các lịch trình ngoại giao, an ninh song phương
Ngày 23/12, các nhà ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí khôi phục hoàn toàn các lịch trình ngoại giao và an ninh song phương, vốn bị hoãn lại do biến động chính trị tại Hàn Quốc liên quan đến lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Cờ Hàn Quốc và Mỹ tung bay cạnh nhau tại Yongin, Hàn Quốc. Ảnh (tư liệu): Reuters
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Kim Hong Kyun và người đồng cấp Mỹ Kurt Campbell đã có cuộc hội đàm đầu tiên tại Washington kể từ sau biến động chính trị.
Văn kiện cho biết hai thứ trưởng đã thảo luận về lịch trình trao đổi cấp cao giữa Hàn Quốc và Mỹ, và nhất trí sẽ tiếp tục tiến hành các sự kiện ngoại giao và an ninh đã bị hoãn lại vào thời điểm thuận tiện sớm nhất có thể.
Trong các cuộc hội đàm, ông Kim Hong Kyun và ông Kurt Campbell đã nhất trí củng cố hơn nữa lập trường phòng thủ chung của hai đồng minh. Trước các cuộc hội đàm, Thứ trưởng Campbell cũng đã nhấn mạnh cam kết "mạnh mẽ nhất có thể" của Washington đối với Seoul, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào nền dân chủ của Hàn Quốc.
Sau lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng 12, Seoul và Washington đã hoãn phiên họp của Nhóm tư vấn hạt nhân (NCG), cơ quan răn đe hạt nhân chủ chốt của các đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng không tới Hàn Quốc trong chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các động thái này làm dấy lên lo ngại rằng tình hình bất ổn ở Seoul có thể làm suy yếu sự phối hợp an ninh giữa các đồng minh trong bối cảnh căng thẳng tại bán đảo vẫn đang gia tăng.
Tổng thống Hàn Quốc tập chơi golf lại sau 8 năm để 'kết nối' với ông Trump Trong bối cảnh chính phủ các nước khác bận rộn tìm phương án ứng phó với một chính quyền Tổng thống Trump trong tương lai, ít nhất một đồng minh quan trọng của Mỹ hy vọng sẽ đạt được tiến triển mới trên trong quan hệ hai nước. Cựu Tổng thống Donald Trump là một người đặc biệt yêu thích môn thể thao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự
Có thể bạn quan tâm

Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh: 'Vỏ bọc' của Bùi Đình Khánh qua lời kể hàng xóm
Pháp luật
19:14:46 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Rầm rộ tin mỹ nhân "ngàn năm có một" chia tay tài tử Vườn Sao Băng
Sao châu á
17:43:01 18/04/2025
Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025