‘Vua bò cạp’ lên dĩa cùng 10 loài côn trùng nức tiếng ở Nghệ An
Từ những loại côn trùng trong tự nhiên ‘khiến nhiều người khiếp vía’ như bò cạp, dế, ve sầu…, qua bàn tay chế biến khéo léo của người Nghệ An đã cho ra những món đặc sản nức thơm ngon khó cưỡng.
Ẩm thực xứ Nghệ luôn hút hồn khách du lịch nhờ hương vị lạ ít nơi nào có được, trong có phải kể đến những đặc sản được chế biến từ côn trùng.
Rất nhiều du khách đến Nghệ An cảm thấy sợ hãi khi lần đầu nhìn thấy món ăn từ côn trùng, nhưng chỉ sau khi nếm thử đã bị ‘mê hoặc’.
Châu chấu rang lá chanh, một trong những món côn trùng được du khách ưa chuộng – Ảnh: Toplist.vn
Trước đây, côn trùng chỉ được tìm bắt trong tự nhiên. Về sau, khi trở thành đặc sản khá phổ biến và đắt khách, người dân Nghệ An bắt đầu nuôi một số loại côn trùng để phục vụ thực khách và kiếm thêm thu nhập.
Anh Nguyễn Thế Thắng, chủ một trại dế ở phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An, có 14 năm làm nghề chăn nuôi và thu mua côn trùng để cung cấp ra thị trường. Anh thường tìm những nơi có côn trùng sinh sôi, hướng dẫn người dân bắt và thu mua để bán ra thị trường.
Thấy thị trường ngày càng phát triển, anh Thắng đang mở rộng quy mô, tổ chức chuyên nghiệp hơn để món côn trùng Nghệ An có thương hiệu. Không những giải quyết vấn nạn làm hại mùa màng, nghề nuôi và bắt côn trùng còn giúp tạo công ăn việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập.
Anh cũng thành lập Hội đầu bếp Nghệ An để phân phối côn trùng theo hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn…, đồng thời chế biến thành món rồi ship khắp mọi nơi khi khách hàng có nhu cầu.
Sau khi hướng dẫn người dân tìm ổ côn trùng sinh sôi để bắt, hướng dẫn người cách nuôi côn trùng, anh Thắng lại đi thu mua để bán ra thị trường
Du khách đến Nghệ An có thể thưởng thức rất nhiều loại côn trùng như dế, rắn mối, cào cào, châu chấu, bọ cạp, bọ vừng, bọ xít, ve ve, trứng kiến, sâu măng, chôm chôm,… được chế biến thành hơn 50 món đặc sản khác nhau.
Mâm đặc sản côn trùng ở Nghệ An – Theo anh Thắng, các món côn trùng đa phần chỉ cần chiên lên nhiệt độ vừa phải, sau đó cho ráo mỡ, phi hành tỏi và gia vị theo yêu cầu của mỗi món xào lại. Chỉ cần chiên ‘đúng độ’, món ăn sẽ có độ giòn và thơm ngậy.
Du khách thưởng thức món bọ cạp chiên giòn ở Nghệ An – Bọ cạp thường được bắt nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hạ. Món ăn chế biến từ bọ cạp vừa lạ vừa bổ dưỡng, giàu axit amin giúp dễ tiêu hóa và rất ngon. Thông thường bọ cạp được chế biến thành các món: Bọ cạp chiên giòn, bọ cạp nướng, bọ cạp lăn bột chiên bơ, bọ cạp trượt tuyết… chấm muối tiêu chanh (hoặc nước tương) đang là món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Phần thân vỏ giòn ngoài, phần bọng béo ngậy, bùi bùi pha vị ngọt. Phần càng thơm ngậy, ăn như thịt cua.
Video đang HOT
Món bọ xít chiên giòn – Bọ xít sau khi rửa, ngâm vào nước vôi trong làm sạch, đem chiên giòn, bỏ gia vị, rắc lá chanh thái chỉ đưa ra. Món ăn có độ giòn, càng nhai càng bùi, dễ gây nghiện – Ảnh: Facebook Sơn La
Món ve sầu rang lá chanh – Ve sầu thường xuất hiện giữa tháng 5 và kết thúc khoảng giữa tháng 6 hàng năm, giai đoạn học sinh nghỉ hè. Ve sầu thường chui dưới đất lên vào khoảng 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Khi thấy ve bò lên thân cây để thoát xác trưởng thành thì bắt ngay và ngâm vào xô đá. Cách này giúp ve luôn mềm và ngon. Bình quân mỗi gốc cây có ve ve bò dưới dưới lòng đất tối đa khoảng 3,5 kg ấu trùng. Ảnh: Latima.vn
Đặc sản dế mèn được chế biến khá công phu. Dế sau khi chọn lựa phải được sơ chế, làm sạch bằng cách ngâm trong nước muối loãng từ 3-5 phút. Tiếp đó, đầu bếp cắt bỏ những chân có gai sắc nhọn, rút ruột và bỏ túi hôi ở gáy con dế. Công đoạn này phải thật khéo léo và nhẹ nhàng để dế không nát. Sau đó, dế được rửa lại bằng nước sôi hoặc ngâm nước măng chua để khử mùi, vớt ra cho ráo nước rồi mới chế biến món theo yêu cầu của khách. – Ảnh: vietnam.vn
Anh Thắng chia sẻ, côn trùng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng như vi chất đồng, sắt, magnesi, mangan, phosphor, selen và kẽm. Ngoài ra một số loại côn trùng có khả năng ngừa các bệnh hen suyễn, bệnh tiết niệu rất tốt, nên khách hàng ngày càng ưa chuộng.
Tuy nhiên, do một số loại côn trùng có nọc độc hoặc gây dị ứng, thói quen ăn côn trùng của người dân có thể gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong.
Vì thế, để phòng ngừa, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người có cơ địa dị ứng nên thận trọng còn mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên tuyệt đối không ăn; không nên dùng các loại côn trùng lạ theo đồn thổi, chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu…
Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ở Yên Bái có món xôi gây thương nhớ - thử một lần vương vấn mãi không quên!
Xôi trứng kiến là sự kết hợp tuyệt vời giữa mùi thơm đậm đà, quyến rũ của nếp nương với vị ngọt bùi, béo ngậy của trứng kiến. Đồng bào dân tộc Thái, Tày, Dao... ở Yên Bái rất giỏi chế biến các món ngon làm từ trứng kiến.
Đặc biệt, trứng kiến là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch) của bà con nơi đây.
Nhiều vùng miền của nước ta có trứng kiến, và ở đâu nó cũng trở thành đặc sản. Rượu ngâm trứng kiến gai đen giúp bồi bổ cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ở vùng cao, món ăn chế biến từ trứng kiến thường được ướp hạt mắc khén hoặc dổi rừng với các loại rau thơm, gói bằng lá dong rồi nướng trên than hồng để trứng kiến chín đều mà không bị cháy.
Người vùng cao thường gọi trứng kiến là "lộc rừng"
Ngoài trứng kiến nấu canh măng sặt hoặc lá lốt, trộn trứng gà đem rán, làm bánh... thì có 3 món nhất định bạn phải thử khi đến Yên Bái. Đó chính là trứng kiến sống, chả trứng kiến lá lốt và xôi trứng kiến.
Người dân sẽ dùng lá ngõa non (cùng họ với cây sung) và lá lốt rửa sạch, gói cùng trứng kiến, ăn sống kèm muối ớt. Đương nhiên, "đưa cay" cho món này không thể thiếu bát rượu ngô - nét văn hóa ẩm thực đặc trưng, giản dị và mang đậm bản sắc của người vùng cao.
Món chả trứng kiến lá lốt thơm ngon hấp dẫn lại rất dễ làm: Trứng kiến và thịt băm nêm gia vị vừa ăn, ướp khoảng 15 phút, có thể thêm chút hành hoa và lá lốt thái nhỏ. Dùng lá lốt cuốn hỗn hợp thịt - trứng kiến sao cho miếng chả đều nhau, chiên vàng trong chảo dầu nóng. Khi ăn, chả có vị ngọt của thịt, bùi ngậy của trứng kiến, hương thơm từ lá lốt và gia vị, hạt tiêu tạo nên món ăn đặc trưng, hấp dẫn thực khách.
Rất nhiều món ngon được làm từ trứng kiến
Tuy nhiên, trong rất nhiều món ăn chế biến từ trứng kiến thì xôi trứng kiến là đặc sắc hơn cả.
Đi săn "lộc rừng"
Trước tiên cần khẳng định, không phải lên rừng cứ thấy tổ kiến nào cũng hạ, và loại kiến nào có trứng cũng ăn được. Người miền xuôi thường gọi loài kiến đẻ trứng này là "con ngạt", còn người dân nơi đây gọi trứng kiến là "lộc rừng". Trứng kiến ăn được thường có 2 loại: trứng kiến vàng và trứng kiến đen với hương vị khác nhau.
Trứng kiến vàng và trứng kiến đen có hương vị khác nhau
Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa thu hoạch trứng kiến. Theo kinh nghiệm của những người thường xuyên đi rừng, việc "săn" trứng kiến phải chọn ngày nắng to với đầy đủ dụng cụ. Tổ kiến nhìn có màu đen bạc, thớ to, cành cây hơi trĩu, nâng lên thấy nặng tay thì trứng kiến rất mẩy. Không hạ những tổ kiến đen sì, xôm xốp vì lúc này, trứng kiến đã nở thành con.
Lên rừng "săn" trứng kiến quả thật kỳ công. Mỗi "tổ săn" khoảng 2-3 người, được phân chia công việc rõ ràng. Tìm được tổ kiến ưng ý, một người trèo lên chặt cành cây, còn người đứng dưới sẽ dùng một chiếc rổ buộc vào đầu cây sào dài khoảng 3-4m, khéo tay hứng để tổ kiến không bị rớt xuống đất.
Hạ được tổ kiến xuống, "thợ săn" sẽ dùng gậy hoặc cán dao gõ nhẹ để kiến nhanh chóng tản ra ngoài. Tách đôi tổ kiến, bên trong là hạt trứng trắng muốt, căng tròn như hạt gạo tám xoan, có màu trắng đục, tỏa hương thơm dìu dịu.
Điều đặc biệt nhất là người vùng cao không bao giờ lấy hết trứng. Họ để trứng lại cho kiến còn sinh sản tiếp những mùa sau.
Thơm bùi xôi trứng kiến vùng cao
Trứng kiến được sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, lá cây và cả những con kiến già. Công đoạn này đòi hỏi đôi tay phải thật khéo léo, nhẹ nhàng để trứng kiến không bị dập vỡ.
Sau khi làm sạch, để ráo nước, người ta phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào chung. Khi thấy dậy lên mùi thơm của hành và mùi béo, bùi của trứng kiến là được.
Gạo nếp nương hạt trắng ngần, tròn mẩy, thơm nức mũi
Không phải gạo nếp nào cũng dùng để đồ xôi trứng kiến mà nhất định phải chọn nếp nương, hạt trắng ngần, tròn mẩy, thơm nức mũi. Gạo ngâm trong nước ấm khoảng 3-4 tiếng, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chung với trứng kiến.
Khi thấy hạt nếp chuyển màu trắng trong, tỏa mùi thơm xen lẫn vị béo bùi của trứng kiến với hành phi thì đó là lúc xôi đã chín. Ở công đoạn này, người ta dùng đũa xới thật nhẹ tay để xôi được chín đều mà trứng kiến không bị vỡ.
Xôi trứng kiến là sự kết hợp tuyệt vời giữa mùi thơm đậm đà, quyến rũ của nếp nương với vị ngọt bùi, béo ngậy của trứng kiến. Để thưởng thức đúng chuẩn món xôi trứng kiến, bạn phải dùng tay nhón miếng xôi nóng hổi rồi thả ngay vào miệng. Vừa nhai vừa cảm nhận tiếng trứng kiến lốp bốp, bạn sẽ hiểu thế nào là "dư vị khó quên" của món đặc sản này.
Xôi trứng kiến đậm đà, thơm bùi và béo ngậy
Người vùng cao Yên Bái thường ăn xôi trứng kiến với cá suối sấy khô nướng than chấm muối ớt trộn chanh. Một lần nữa, hương vị các loại thực phẩm của suối ngàn Tây Bắc lại được cộng hưởng, hòa quyện, thăng hoa, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
2 Cách làm nước đường chôm chôm thơm ngon thanh mát giải nhiệt mùa hè Nước đường là thức uống được khá nhiều người ưa chuộng vào những ngày hè nóng bức, đặc biệt là nước đường chôm chôm với hương vị ngọt ngào, thơm ngon. Ngay bây giờ, hãy cùng vào bếp để học ngay 2 cách làm món nước chôm chôm thanh mát này nhé! 1. Nước đường chôm chôm Nguyên liệu làm Nước đường chôm...