Vụ Vạn Thịnh Phát: Tỉ phú đứng sau Trương Mỹ Lan giữ vai trò như thế nào?
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, Cơ Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, Chu Lập Cơ mang quốc tịch Hồng Kông ( Trung Quốc) và là chồng của Trương Mỹ Lan.
Tỉ phú mang quốc tịch nước ngoài này bị cáo buộc đã giúp sức cho vợ “rút ruột” hơn 19.500 tỷ đồng tại SCB.
Giúp sức “rút ruột” ngân hàng hơn 19.500 tỉ đồng
Tại kết luận vừa mới ban hành, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và giữ vai trò chỉ đạo, chi phối nhóm bị can thuộc Ngân hàng SCB về 3 hành vi là đưa hối lộ, vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng và tham ô tài sản.
Người phụ nữ bị cáo buộc tham ô hơn 304 nghìn tỉ đồng của Ngân hàng SCB; lập khống các hồ sơ, rút tiền của ngân hàng ra chi tiêu gây thiệt hại 498 nghìn tỉ đồng. Bị can Lan còn hối lộ 5,2 triệu USD cho nữ Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát II của Ngân hàng Nhà nước để được bao che vi phạm.
Đáng chú ý là trong hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan, bị can Chu Lập Cơ (tên khác là Chu Nap Kee Eric, chồng bị can Lan) bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Vợ chồng bị can Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ.
Theo kết luận điều tra, Chu Lập Cơ sinh năm 1956, quê gốc ở Quảng Đông nhưng đã thường trú tại Hồng Kông (Trung Quốc) và được chính quyền đặc khu cấp hộ chiếu. Bị can này được cho là tỷ phú, sở hữu nhiều bất động sản tại Việt Nam và cả nước ngoài.
Tại Việt Nam, vợ chồng Chu Lập Cơ, Trương Mỹ Lan cùng trú ở một chung cư cao cấp thuộc quận 3, TP.HCM và có với nhau 2 con gái chung. Cả hai con chung của đôi vợ chồng Chu Lập Cơ cũng đều có phần vốn lớn và giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Video đang HOT
Kết quả điều tra chỉ rõ, Chu Lập Cơ là Chủ tịch Công ty Times Square Việt Nam và cùng Trương Mỹ Lan điều hành hoạt động, triển khai dự án Tòa nhà Times Square. Đây là khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại tại quận 1, TP.HCM.
Giai đoạn 2009 – 2012, Chu Lập Cơ đồng ý cho vợ sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Tòa nhà Times Square để bảo đảm cho các khoản vay của cá nhân, tổ chức do Trương Mỹ Lan chỉ định. Số tiền vay từ Ngân hàng SCB liên quan đến khối tài sản này sau đó được Lan dùng cho mục đích cá nhân của bà chủ Vạn Thịnh Phát.
Cụ thể, Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ đã dùng Tòa nhà Times Square làm tài sản đảm bảo cho 46 khoản vay trị giá hơn 19.500 tỉ đồng tại SCB. Đến thời điểm vụ án bị khởi tố, tính cả dư nợ gốc lẫn lãi, các khoản nợ này lên tới 39.200 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, bị can Chu Lập Cơ đã ký các biên bản giúp sức cho bị cáo Lan dùng tòa nhà nêu trên vay tiền tại Ngân hàng SCB. Năm 2017, các khoản vay nợ đến hạn thanh toán nhưng bị can Cơ tiếp tục ký biên bản đảm bảo số dư nợ theo danh sách các “khách hàng khống” của SCB. Và thực chất, các khách hàng này chỉ là những người đứng tên vay tiền hộ cho Trương Mỹ Lan.
Ngoài hành vi bị đề nghị xử lý ở vụ án này, bị can Chu Lập Cơ và Trương Mỹ Lan còn đang bị khởi tố điều tra về hành vi rửa tiền. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng đã quyết định tách rút hồ sơ, tài liệu liên quan để xử lý ở giai đoạn sau của vụ án.
Khối tài sản “cực khủng” của Trương Mỹ Lan bị kê biên
Cũng theo Kết luận điều tra, nhằm bảo đảm thi hành án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa, kê biên hàng nghìn bất động sản, siêu xe, du thuyền cùng hàng triệu USD… của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và nhiều bị can liên quan.
Theo đó, quá trình điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã rà soát, xác minh, truy lần các dòng tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, tài khoản, tài sản đứng tên bị can Trương Mỹ Lan hoặc cá nhân được nhờ đứng tên hộ nhằm thu hồi tài sản theo quy định. Ngoài ra, các bị can và gia đình các bị can trong vụ án đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan công an để khắc phục hậu quả.
Cụ thể, CQĐT đã thu giữ tổng số tiền hơn 589 tỉ đồng và gần 15 triệu USD tiền mặt. Trong đó, có 14,5 triệu USD tiền mặt bị can Trương Mỹ Lan đưa cho Tạ Hùng Quốc Việt. Theo lời khai của Lan, số tiền 14,5 triệu USD trên là của bị can này và bị can tự nguyện sử dụng để khắc phục hậu quả đối với hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, CQĐT còn thu giữ 190.000 USD của Trần Văn Hùng (nhân viên của Lan). Theo Kết luận điều tra, ông Hùng được Trương Mỹ Lan giao việc dọn dẹp, vệ sinh đồ đạc tại một căn hộ và được giao giữ một hộp giấy chứa tiền và tài liệu của con gái Lan là Chu Duyệt Phấn.
Sau đó, ông Hùng cất giữ hộp giấy chứa tiền và tài liệu tại chỗ ở của ông này. CQĐT đã thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp, thu giữ 190.000 USD và một số tài liệu của Chu Duyệt Phấn.
Số tiền trên đã được nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định, để khắc phục hậu quả đối với hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan.
CQĐT còn tạm giữ 1.266 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận công trình xây dựng; 1.784 bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng; đã kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của các bị can hoặc cá nhân đứng tên hộ các bị can.
Cơ quan tố tụng cũng tiến hành phong tỏa 43 tài khoản của các bị can và các cá nhân đứng tên hộ bị can mở tại các ngân hàng. Tổng số tiền phong tỏa là hơn 1.896 tỉ đồng; đã kê biên 857.561.259 cổ phần SCB của Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ Lan; 137.763.300 cổ phần tại 5 công ty của các cá nhân, pháp nhân đứng tên hộ Lan…
Ngoài ra, CQĐT cũng kê biên 22 tài sản là phương tiện, gồm 1 du thuyền, 2 tàu thủy, 19 ô tô của Lan và em gái. Số phương tiện này, bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan nhờ nhiều người đứng tên hộ.
Bà Trương Mỹ Lan thao túng ngân hàng SCB, thực hư chuyện làm ngơ sai phạm
Bà Trương Mỹ Lan đã biến ngân hàng SCB thành "cây ATM" của riêng mình. Vì sao Chủ tịch Vạn Thịnh Phát có thể thao túng ngân hàng này trong suốt thời gian dài mà không bị xử lý?
Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê, nhờ hàng nghìn cá nhân để đứng tên khoản vay tại ngân hàng SCB, đứng tên đại diện pháp luật "công ty ma", đứng tên tài sản đảm bảo, đứng tên cổ phần, mở tài khoản nhận tiền, rút tiền mặt, phục vụ cho các mục đích của bà Lan.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và các công ty trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm SCB bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần để thao túng hoạt động, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Về phía cơ quan quản lý, các quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về công tác thanh tra, giám sát đối với ngân hàng SCB đều có quy định về 4 biện pháp trong công tác giám sát gồm: Giám sát an toàn vi mô; Giám sát qua báo cáo; Tiếp xúc với đối tượng giám sát; Kiểm tra, thanh tra theo định kỳ/đột xuất khi cần thiết.
Quy định là vậy, nhưng từ năm 2016 - 9/2022, Cục II và NHNN Chi nhánh TP.HCM đã không triển khai quyết liệt biện pháp kiểm tra, thanh tra định kỳ/đột xuất đối với ngân hàng SCB theo chức năng, nhiệm vụ mà chỉ triển khai biện pháp giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật và biện pháp giám sát qua báo cáo của chính SCB.
Quá trình giám sát qua báo cáo, khi xét thấy rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Tổ giám sát đề xuất lãnh đạo Cục II hoặc Chi nhánh TP.HCM có văn bản cử Tổ công tác hoặc quyết định thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với SCB.
Trong quá trình giám sát từ năm 2016-2022, Tổ giám sát đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra/ thanh tra SCB, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt nhưng không được lãnh đạo Thanh tra giám sát (TTGS) NHNN Chi nhánh TP.HCM (cơ quan được NHNN giao chủ trì công tác giám sát) chấp thuận vì nhiều lý do khác nhau.
Trên thực tế, NHNN Chi nhánh TP.HCM chỉ triển khai 2 cuộc thanh tra đột xuất năm 2020 và 2022, nhưng phạm vi thanh tra bị thu hẹp, không đúng với đề xuất của Tổ giám sát và ý kiến chỉ đạo của NHNN.
Mặt khác, các ông/bà: Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan và Nguyễn Tín với vai trò là lãnh đạo Cục II, NHNN Chi nhánh TP.HCM, TTGS NHNN Chi nhánh TP.HCM đã ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính be bét của ngân hàng SCB lên NHNN và Cơ quan TTGS NHNN; không kiến nghị NHNN đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện để kịp thời xử lý các sai phạm.
Quá trình thực hiện chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối với ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của SCB từ 470 triệu đồng - 1,8 tỷ đồng.
CQĐT cho rằng, hậu quả từ các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TP.HCM và Tổ giám sát đã để cho nhóm bà Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm, để Chủ tịch Vạn Thịnh Phát rút tiền sử dụng cá nhân, trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB.
Việc này dẫn đến thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỷ đồng).
Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc NHNN được phân công phụ trách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng từ ngày 18/1/2018. Đối với đoàn thanh tra tại ngân hàng SCB, ông Sơn được phân công phụ trách khi đoàn thanh tra đã thực hiện xong nội dung kế hoạch thanh tra.
Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN, ông Sơn đã chỉ đạo Cơ quan TTGSNH thực hiện thanh tra, báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra; dự thảo các văn bản trình ông Sơn ký lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với dự thảo kết luận thanh tra; sau đó báo cáo Chính phủ về việc tiếp thu giải trình, ý kiến dự thảo kết luận thanh tra và đã được Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đồng ý trước khi ban hành kết luận thanh tra.
Sau khi Cơ quan TTGSNH ký ban hành Kết luận thanh tra 3959, ông Sơn chỉ đạo Cơ quan TTGSNH và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của kết luận thanh tra.
Quá trình chỉ đạo, ông Sơn không gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng thanh tra (SCB); không can thiệp, áp đặt vào hoạt động thanh tra và không có động cơ mục đích vụ lợi; báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra theo đúng nội dung dự thảo, báo cáo của Cơ quan TTGSNH.
Vụ Vạn Thịnh Phát, chồng bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại hơn 9.116 tỷ đồng Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát, chồng bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, với vai trò giúp sức cho vợ. Liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, trong khi bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố...