Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh vụ Vạn Thịnh Phát
Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thao túng, chi phối hoạt động để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
CQĐT còn cho rằng, bà Lan mua chuộc, đối phó, che giấu các cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan. CQĐT đề nghị truy tố bà Lan 3 tội danh Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Theo kết luận điều tra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (viết tắt là Ngân hàng SCB) đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2012, trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Đến nay, SCB có vốn điều lệ 15.231 tỷ đồng với 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước. Bà Trương Mỹ Lan ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP).
CQĐT xác định, dù không trực tiếp giữ chức vụ tại Ban quản trị, Ban điều hành Ngân hàng SCB, nhưng với việc nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần SCB (trên 90%), bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt, bà Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của SCB.
Bà Trương Mỹ Lan đã biến SCB trở thành công cụ tài chính để bị can tổ chức huy động tiền gửi, chỉ đạo các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt tại SCB và hệ sinh thái của Tập đoàn VTP do bà Lan làm chủ sử dụng hàng ngàn cá nhân, pháp nhân để lập hàng ngàn bộ hồ sơ “khống” đứng tên vay vốn Ngân hàng SCB.
Video đang HOT
Việc này nhằm để bà Trương Mỹ Lan sử dụng trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân; đối phó, che giấu hành vi tội phạm của mình và đồng bọn.
CQĐT cho rằng, hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến việc Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng.
Ngoài hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong việc thao túng, chi phối hoạt động để chiếm đoạt tiền của SCB, hành vi mua chuộc, đối phó, che giấu các cơ quan quản lý nhà nước; hành vi nhận hối lộ, làm trái công vụ của các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp tay cho bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi tội phạm.
Trong quá trình điều tra vụ án còn xác định ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Capella Holding có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản trong việc hợp tác kinh doanh với bà Lan.
Do vậy, CQĐT đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về các tội Tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
CQĐT cũng ra quyết định khởi tố bà Trương Mỹ Lan về các tội Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng SCB lên tiếng về việc bà Trương Mỹ Lan bị bắt: Không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong thông cáo "Thông tin về sai phạm của Công ty An Đông" phát đi trưa nay 8/10, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) khẳng định vụ bắt bà Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng.
Theo đó, liên quan đến vụ việc Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công An vừa có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trưa 8/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết: Ngân hàng này đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.
"Ngân hàng cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật," thông cáo của SCB nêu rõ.
Theo SCB, tại ngân hàng, quyền lợi của khách hàng được đặt ở vị trí cao nhất. Các nhu cầu, thắc mắc của khách hàng trong mọi tình huống sẽ được xử lý một cách tận tâm, trọn vẹn. SCB rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ và tin tưởng của khách hàng, cổ đông trong thời gian tới.
Cũng trong ngày 8/10, trả lời báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Liên quan đến việc nhiều nhân viên ngân hàng có hành vi lôi kéo người dân rút tiền từ SCB sang gửi tiền của ngân hàng mình, ông Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có công điện gửi các ngân hàng thương mại trên hệ thống chấn chỉnh tình trạng này. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm những trường hợp lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở ngân hàng khác.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB; đồng thời có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng.
"Chúng tôi cũng mong rằng những người gửi tiền, những khách hàng vay vốn tại SCB sẽ tiếp tục hợp tác trên tinh thần tích cực, để tạo điều kiện cho sự hoạt động ổn định, liên tục của ngân hàng trong thời gian tới," ông Đào Minh Tú nói.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành và hoạt động bình thường. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý đã, đang chỉ đạo sát sao để tập trung các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có liên quan.
Cựu Cục trưởng của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB cùng các đơn vị có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 86 bị can. Theo đó, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị Cơ quan CSĐT đề...