Vụ kíp trực Khoa Hồi sức Bệnh viện Cà Mau bị “tố” tắc trách: Nhân viên y tế không giải thích đầy đủ mức độ bệnh của bệnh nhân
Theo Sở Y tế Cà Mau, ngày 17/8, bệnh nhân H. từ tuyến trên chuyển về Khoa Cấp cứu, sau đó vào Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau, được chẩn đoán bị viêm phổi tác nhân đa kháng/suy kiệt.
Liên quan đến vụ kíp trực Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau bị “tố” đã tắc trách dẫn đến chết người, người nhà bệnh nhân không hài lòng thái độ xử trí của điều dưỡng, thì Sở Y tế Cà Mau cho rằng, do camera quá tải nên không trích xuất được nội dung cần đánh giá.
Trả lời đơn yêu cầu của người dân, Sở Y tế Cà Mau cho biết đã thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá lại quá trình tiếp nhận, thăm khám, điều trị, chăm sóc… đối với bệnh nhân N.N.H. (75 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau, đã tử vong).
Theo Sở Y tế Cà Mau, ngày 17/8, bệnh nhân H. từ tuyến trên chuyển về Khoa Cấp cứu, sau đó vào Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau, được chẩn đoán bị viêm phổi tác nhân đa kháng/suy kiệt.
Tại đây, bệnh nhân H. được điều trị theo phác đồ xử trí bệnh viêm phổi nặng. Đến khoảng 1h25 ngày 20/8, bệnh nhân tăng tiết nhiều đờm, thở mệt, người nhà đến báo cho điều dưỡng trực đến hút đàm. Hồ sơ đã ghi nhận, sau hút, bệnh nhân tím tái, ngưng tim. Sau hơn 30 phút hồi sức, kết quả tim đập lại, kíp trực đã cho bệnh nhân thở máy, tiếp tục điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, diễn biến bệnh không cải thiện, đến khoảng 20h30 ngày 20/8, thì bệnh nhân tử vong.
“Bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm trùng do viêm phổi nặng, tác nhân đa kháng thuốc, suy đa cơ quan”, Sở Y tế Cà Mau cho biết.
Sở Y tế Cà Mau cho rằng, quá trình tiếp nhận, xử trí bệnh nhân N.N.H, các kíp trực đã thực hiện đúng quy trình, quy định chuyên môn. Các bác sĩ đã tích cực trong khám, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu; còn điều dưỡng ở kíp trực đã thực hiện đúng chức trách được phân công trong theo dõi, chăm sóc.
“Tuy nhiên qua rà soát cho thấy, trong suốt quá trình bệnh nhân vào viện, nhân viên y tế không giải thích đầy đủ về tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân N.N.H. cho người nhà bệnh nhân biết”, Sở Y tế Cà Mau xác định.
Video đang HOT
Đáng chú ý, riêng sự việc lúc 1h25 ngày 20/8, khi bệnh nhân diễn biến nặng, người nhà bệnh nhân H. không hài lòng thái độ xử trí của điều dưỡng trực, thì Sở Y tế Cà Mau cho rằng, kiểm tra camera Khoa Hồi sức tích cực – chống độc “tại thời điểm trên do quá tải nên không trích xuất được nội dung cần đánh giá”.
Theo Sở Y tế Cà Mau, qua hội Hội đồng bệnh nhân, các ý kiến cho rằng không có vấn đề tắc trách, không không chậm trễ trong việc xử trí bệnh nhân, không có việc bỏ mặc bệnh nhân khi diễn biến nặng. “Việc điều dưỡng hút đờm một lần cho bệnh nhân là do khi thấy bệnh nhân diễn tiến quá nặng cần phải nhanh chóng báo cho bác sĩ và toàn kíp trực cùng giải quyết”, Sở Y tế Cà Mau thông tin.
Từ cơ sở trên, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Cà Mau kết luận, điều dưỡng thực hiện thủ thuật hút đờm cấp cứu cho bệnh nhân không có biểu hiện tắc trách.
“Thiếu sót mà nhân viên y tế tại các ê-kíp trực của Khoa Hồi sức tích cực – chống độc cần rút kinh nghiệm là phải thông tin, giải thích rõ tình hình, mức độ, diễn biến của bệnh nhân cho người nhà biết để hợp tác trong quá trình điều trị, tránh sự hiểu lầm và bức xúc”, Sở Y tế Cà Mau trả lời người nhà bệnh nhân tử vong.
Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 11/12, một người nhà của bà N.N.H. cho biết, vẫn chưa hài lòng với một số nội dung trả lời của Sở Y tế Cà Mau. Do đó, gia đình sẽ tiếp tục làm đơn để yêu cầu làm rõ thêm.
Kíp trực Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau bị “tố” tắc trách dẫn đến bệnh nhân tử vong. (Ảnh: CTV)
Như Dân trí đã đưa tin, bà N.N.H. (75 tuổi, ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) được người nhà đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) do viêm phổi, suy hô hấp, choáng nhiễm trùng. Qua một thời gian điều trị, sức khỏe bà H. tiến triển tốt nên được cho xuất viện về dưỡng bệnh vào ngày 17/8/2019.
Tối ngày 17/8, bà H. về tới Cà Mau và nhập viện tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau. Bà H. cai máy thở, chuyển sang tự thở oxy được duy trì cho đến đêm 20/8.
Do tình trạng bệnh lý, bà H. thường bị nghẹt đờm dẫn đến khó thở. Đêm 20/8, con trai bà H. thấy mẹ mình bị nghẹt đờm nên gọi nhân viên điều dưỡng trực, được nhân viên điều dưỡng hỏi số giường và nói sẽ qua liền.
Tuy nhiên, gia đình bà H. cho rằng nhân viên trực đã chậm trễ, tắc trách trong việc hút đờm, dẫn đến bà H. hôn mê sâu và tử vong sau đó. Gia đình bà H. đã gửi đơn yêu cầu làm rõ trách nhiệm của kíp trực này.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Ngã cầu thang, nữ sinh 14 tuổi bị mảnh bát vỡ cứa rách cổ
Vừa cầm bát cơm vừa leo cầu thang, chẳng may nữ sinh V.T.M.A. (14 tuổi, Uông Bí, Quảng Ninh) trượt chân bị ngã khiến mảnh bát vỡ cứa vào cổ với vết thương dài 10cm.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), các bác sĩ khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận trường hợp hy hữu bệnh nhân 14 tuổi bị mảnh bát vỡ cứa bị thương ở cổ khi vấp ngã cầu thang.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trong lúc di chuyển lên cầu thang tầng 2 thì M.A. bị vấp ngã, bát cơm cầm trên tay bị vỡ khiến mảnh bát vỡ cứa vào cổ. Thấy con chảy máu rất nhiều, mẹ bé đã nhanh chóng dùng khăn tay ấn mạnh vào vùng cổ và đưa ngay tới viện cấp cứu.
Vết thương dài 10cm trên cổ nữ sinh M.A. (Ảnh: BVCC).
Ngày 4/12, M.A được chuyển đến cấp cứu với vết thương vùng cổ trái dài 10cm, đã được cầm máu tạm thời và chưa thể đánh giá chính xác độ sâu. Các bác sĩ đã nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết và chuyển bệnh nhi tới phòng phẫu thuật khâu, xử lý vết thương.
Khi tiến hành phẫu thuật, ê-kíp nhận thấy, vết thương vùng cổ trái dài 10cm, gây đứt cơ đòn chũm trái, lộ động mạch cảnh ngoài và rất may mắn chưa có tổn thương đến động mạch. Sau đó bệnh nhi được rửa sạch vết thương, khâu cầm máu.
Sau phẫu thuật, hiện tại sức khỏe bệnh viện ổn định, vết mổ khô.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ em vốn rất hiếu động, bất cẩn vì vậy tai nạn luôn rình rập và xảy ra một cách bất ngờ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần luôn thận trọng trong mọi tình huống, nhắc nhở trẻ cẩn tránh xa hoặc thận trọng khi tiếp xúc với các vật dụng có thể gây nguy hại cho trẻ.
Theo thoidai
Nhiều người bị đau bụng sau ăn cứ tưởng bị đau dạ dày mạn tính, ai dè mắc bệnh lý cực nguy hiểm! Chủ quan với đau bụng, nghĩ đơn giản là đau dạ dày... nhiều người dân không đi khám. Đến khi vào viện mới biết bị thủng tạng rỗng - một bệnh lý cấp cứu ngoại nguy hiểm . Vào viện trong tình trạng sôc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng vì thủng tạng rỗng Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...