“Vòng 1″ nhỏ đi vì uống thuốc tránh thai lâu dài
Các thành phần chính của thuốc tránh thai là estrogen và progesterone. Hàm lượng estrogen vào cơ thể quá nhiều sẽ gây rối loạn nội tiết, làm cho “vòng 1″ nhỏ đi.
Em năm nay 26 tuổi, đã lập gia đình được 4 năm. Nhưng dạo gần đây em để ý thấy rằng “vòng 1″ của em bị nhỏ hơn so với trước. Vợ chồng em vẫn “sinh hoạt” đều đặn. Mặc dù chồng em không chê nhưng em cảm thấy rất tự ti về “vòng 1″ của mình.
Ngoài ra, em cũng thường xuyên không ăn uống đầy đủ vì muốn giảm cân. Bình thường em vẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày , nhưng khi hết thuốc mà chưa kịp uống lại thì em dùng thuốc tránh thai khẩn cấp(trong khoảng hơn 2 năm nay).
Bác sĩ cho em hỏi có phải do em uống thuốc tránh thai (cả hai loại) nên “vòng 1″ của em bị nhỏ đi không? Em phải làm thế nào để cải thiện “vòng 1″ của em được như trước? Em xin cảm ơn! (Theo K. M)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn K.M thân mến,
Trước hết, phải nói rằng bạn không phải là người duy nhất có “vòng 1″ khiêm tốn, vậy nên, bạn đừng quá tự ti về chuyện này. Số đo “vòng 1″ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: cấu tạo cơ thể, gen, lượng mỡ trong cơ thể…
Ảnh minh họa
Các hormone estrogen đóng vai trò quyết định về kích cỡ của “vòng 1″. Estrogen được sản xuất rất nhiều trong thời kỳ dậy thì, khi đó ngực của các em gái phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, khi hết tuổi dậy thì, loại hormone có chứa estrogen bị giảm đáng kể, làm cho ngực dừng ở kích thước hiện tại đang có và không phát triển nữa.
Về lý thuyết, trong “núi đôi” có những lớp biểu bì mỡ. Do đó, nếu bạn tăng cân, lượng mỡ phía dưới “núi đôi” có thể tăng lên và ngược lại, nếu bạn giảm cân thì lượng mỡ ở bộ phận đó cũng giảm đi nên kích thước của nó cũng sẽ giảm đi. Vì vậy, nếu bạn đang ăn uống ít đi với mục đích giảm cân thì khả năng “vòng 1″ của bạn nhỏ hơn trước kia cũng là điều dễ xảy ra.
Video đang HOT
“Vòng 1″ đẹp, căng tròn là điều mà chị em nào cũng mong muốn, nhưng không phải chị em nào cũng biết cách giữ cho “vòng 1″ của mình vừa đẹp vừa khỏe mạnh. Có những thói quen tưởng vô hại nhưng lại vô tình làm cho “vòng 1″ của bạn nhỏ đi một cách nhanh chóng. Một số nguyên nhân đe dọa kích cỡ của “vòng 1″ có thể bao gồm: tắm nước quá nóng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa caffeine, cơ thể thiếu nước, cắt giảm quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống, lạm dụng thuốc tránh thai (uống thuốc tránh thai lâu dài), lười tập thể dục hoặc mặc áo ngực không thích hợp…
Các thành phần chính của thuốc tránh thai (cả thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp) là estrogen và progesterone. Hàm lượng estrogen vào cơ thể quá nhiều sẽ gây rối loạn nội tiết, phá vỡ cân bằng. Điều này có thể ảnh hưởng đến các yếu tố giới tính như kinh nguyệt không đều, làm cho “vòng 1″ càng thêm nhỏ…
Để cải thiển vòng 1, bạn có thể chọn những thực phẩm như sau: Cá, vitamin A, rau quả tươi, thịt, cá, trứng, sữa… tập những môn thể thao giúp bầu ngực săn chắc là bơi lội đặc biệt là bơi ếch, chèo thuyền, hít đất. Chọn áo ngực đúng kích cỡ cũng là một cách để có một bầu ngực đẹp.
Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc!
Theo VNE
7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phải cắt bỏ tử cung ở chị em
Có rất nhiều lý do để bác sĩ phụ khoa kết luận cần phải cắt bỏ tử cung. Và điều này cần phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Cắt bỏ tử cung được các bác sĩ phụ khoa thực hiện và đã trở thành một trong những loại phẫu thuật khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh.
Dưới đây là một vài điều bạn nên biết về việc cắt bỏ tử cung.
1. Lý do phải cắt bỏ tử cung
Có rất nhiều lý do để bác sĩ phụ khoa kết luận cần phải cắt bỏ tử cung. Và điều này cần phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Đa phần những người phụ nữ được chỉ định cắt bỏ tử cung là do:
Xuất huyết âm đạo quá mức dẫn tới thiếu máu và không thể khắc phục được.
Vỡ tử cung trong khi sinh hoặc do gặp chấn thương đủ nặng để gây trở ngại cho chức năng ruột và bàng quang.
U xơ tử cung.
Sa tử cung.
Lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng.
Nhiễm trùng tử cung.
Viêm vùng chậu hoặc sự phát triển của khối u ung ở các cơ quan trong khung chậu.
Có nhiều lý do khác nhau khiến chị em phải cắt bỏ tử cung. Ảnh minh họa
2. Những kiểu cắt bỏ tử cung
Cắt bỏ tử cung thường được các bác sĩ chỉ định khi tổn thương ở phần tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân. Bác sĩ phụ khoa sẽ lựa chọn phương pháp cắt tử cung tùy theo điều kiện sức khỏe cũng như vùng tổn thương của bạn. Cắt bỏ tử cung là cuộc đại phẫu thuật bao gồm cắt bỏ hoàn toàn tử cung hoặc cắt bỏ một phần tử cung.
Cắt bỏ tử cung hoàn toàn bao gồm việc loại bỏ các ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung cùng với buồng trứng nếu được yêu cầu. Và cắt bỏ một phần tử tức là chỉ cắt bỏ tử cung, để lại cổ tử cung. Đôi khi việc cắt bỏ không hoàn toàn cũng cần cắt bỏ phần phụ (một hay cả hai buồng trứng).
3. Tác dụng phụ của phẫu thuật
Cắt tử cung có thể giúp chị em giảm thiểu sự phát của các tế bào ung thư trong tử cung hoặc tránh gây xuất huyết không kiểm soát được cho những phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này cũng có những tác dụng phụ lâu dài. Những tác dụng phụ đó có thể là: gây tính khí thất thường do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra, nhiễm trùng đường tiết niệu, loãng xương, tăng cân, bệnh tim và mệt mỏi tổng thể.
4. Cắt tử cung có thể ảnh hưởng đến buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng ở cơ thể người phụ nữ. Vì thế, cắt bỏ tử cung tác động trực tiếp đến buồng trứng của chị em. Khi một người phụ nữ dưới độ tuổi mãn kinh, trong quá trình cắt tử cung thì buồng trứng thường có khả năng không bị loại bỏ, trừ khi bị chẩn đoán có tế bào ung thư đang phát triển hoặc một người phụ nữ đó có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Một khi phát hiện các tế bào ung thư và tốc độ phát triển nhanh chóng thì buồng trứng có thể sẽ phải cắt bỏ và lúc này người phụ nữ có thể được khuyến cáo liệu pháp thay thế hormone.
Trước và sau khi cắt bỏ tử cung. Ảnh minh họa
5. Các biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật
Luôn có nguy cơ xảy ra những biến chứng trong bất kì loại phẫu thuật nào và cắt tử cung cũng vậy. Khi người phụ nữ quyết đinh cắt tử cung, họ có thể sẽ phải đối diện với một số rủi ro như: Nhiễm trùng vết thương, chảy máu quá nhiều, bàng quang bị tổn thương, tụ máu ở chân, chấn thương ruột hoặc vỡ mạch máu... Điều quan trọng cần lưu ý rằng rủi ro và biến chứng liên quan đến cắt bỏ tử cung phụ thuộc vào từng trường hợp.
6. Chăm sóc hậu phẫu
Nếu bạn đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt tử cung, bạn nên làm theo các hướng dẫn được các bác sĩ đưa ra và thực hiện đầy đủ những thao tác chăm sóc hậu phẫu. Hãy chắc chắn rằng bạn không nâng vác nhưng vật nặng sau khi giải phẫu. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh táo bón và tạo cho mình thói quen tập thể dục theo đề nghị của bác sĩ để phục hồi nhanh chóng.
Theo VNE
Bí quyết gìn giữ khả năng sinh sản của chị em Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đảm bảo, bạn có thể tham khảo thêm những cách sau để giữ cho hệ thống sinh sản của mình luôn khỏe mạnh. Đau "núi đôi": Chuyển sang dùng áo ngực không nâng Với nhiều phụ nữ, những ngày "đèn đỏ" là những ngày thật đáng sợ vì nó khiến chị em đau...