Vỡ mộng ở Hàn Quốc, người đàn ông này khao khát được về Triều Tiên

Theo dõi VGT trên

Kwon Chol Nam liều mạng trốn khỏi Triều Tiên năm 2014 để tới Hàn Quốc với hy vọng bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn nhưng nhanh chóng vỡ mộng. Giờ đây mong ước duy nhất của Kwon được quay lại Triều Tiên.

Vỡ mộng ở Hàn Quốc, người đàn ông này khao khát được về Triều Tiên - Hình 1

Kwon Chol Nam ngồi trong căn phòng thuê ở Seoul, Hàn Quốc

Kwon, 44 t.uổi, liều mạng bơi qua con sông biên giới vào ban đêm, bò qua hàng rào dây thép gai, vượt rừng ở Lào để đến Thái Lan rồi từ đây bay tới Hàn Quốc để bắt đầu cuộc sống mới sau khi ly hôn và khánh kiệt t.iền bạc. Đặt chân tới Hàn Quốc tháng 11.2014, Kwon định cư tại Ulsan, một thành phố công nghiệp ở phía đông nam.

Anh làm đủ mọi công việc chân tay từ trang trại sang xây dựng. Anh thường bị chế giễu vì không hiểu được những từ tiếng Anh mà người Hàn Quốc thường sử dụng trong các cuộc đối thoại hàng ngày của họ. (Khoảng 63% người đào tẩu Triều Tiên nói họ bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc, theo một nghiên cứu của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc năm ngoái).

“Họ gọi tên tôi, đối xử với tôi như một thằng ngốc, không trả t.iền lương cho tôi bằng những người khác chỉ vì tôi đến từ phương Bắc”, Kwon nói, giọng tức giận.

Vỡ mộng ở Hàn Quốc, người đàn ông này khao khát được về Triều Tiên - Hình 2

Kwon đang tha thiết yêu cầu chính phủ Hàn Quốc cho anh hồi hương.

Chỉ cao hơn 1,52 m, Kwon không thể làm nổi những công việc đòi hỏi về thể chất. Do đó, càng gặp nhiều khó khăn, anh càng nhớ gia đình mình ở Triều Tiên, đặc biệt là cậu con trai.

Anh cũng cảm thấy tội lỗi sau khi biết rằng bố anh đã mất mà anh không thể có mặt để đưa tang.

Tồi tệ hơn, Kwon bị kẻ môi giới đưa anh ta từ Trung Quốc đến Thái Lan khởi kiện, cáo buộc anh không trả phí và bị đuổi việc.

“Tôi sẽ trở về Triều Tiên và tổ chức họp báo để nói lên sự thật về cuộc sống ở Hàn Quốc. Tôi không muốn sống đau khổ ở đây nữa”, Kwon uất ức hét lên với ông chủ và cảnh sát.

Đến ngày 22.6 năm ngoái, cảnh sát đột kích vào nhà và bắt anh về tội âm mưu chạy trốn sang Triều Tiên, một tội có thể bị phạt 7 năm tù. Kwon được thả ra vào tháng 9 năm ngoái nhờ được khoan hồng.

“Tôi đã cố gắng nhưng Hàn Quốc không dành cho tôi. Tôi muốn về Triều Tiên để đoàn tụ với vợ cũ và con trai 16 t.uổi của mình”, Kwon nói. Tuy nhiên, đối với những người đào tẩu như Kwon, nếu không thích nghi được với cuộc sống ở Hàn Quốc và muốn trở về quê hương, thì không có cách nào để thực hiện điều đó.

Việc đào tẩu của Kwon biến anh trở thành kẻ thù của Bình Nhưỡng, và bây giờ khao khát muốn trở lại Triều Tiên biến anh thành kẻ hoang tưởng ở Hàn Quốc. Giống như tất cả những người đào tẩu, anh trở thành một công dân Hàn Quốc khi đến đây, và bất cứ người Hàn Quốc nào đến Triều Tiên mà không có sự cho phép của chính phủ đều bị khép tội.

Video đang HOT

Ước tính, 30.000 người Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc kể từ những năm 1990. Tuy nhiên, chỉ khoảng 25 người trong số này quay về Triều Tiên trong 5 năm qua.

Theo Danviet

Người Triều Tiên đào tẩu nói bị coi như 'cặn bã' ở Hàn Quốc

Một người đàn ông đào thoát khỏi Triều Tiên đang khao khát hồi hương sau khi nếm trải nhiều cay đắng tại Hàn Quốc.

Người Triều Tiên đào tẩu nói bị coi như cặn bã ở Hàn Quốc - Hình 1

Kwon Chol-nam, một người đào tẩu Triều Tiên, trong căn phòng thuê với giá 267 USD/ tháng ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: New York Times.

Năm 2014, ly hôn và tay trắng, Kwon Chol-nam trốn chạy khỏi Triều Tiên. Hành trình gian nan bắt đầu với chuyến vượt sông rồi bò trườn dưới hàng rào dây thép gai để sang Trung Quốc. Tiếp theo đó là chuỗi ngày vượt rừng ở Lào. Và sau bao khó khăn, người đàn ông Triều Tiên cũng đến được Thái Lan. Từ đó, ông Kwon được bay tới Hàn Quốc bắt đầu một cuộc sống mới.

Giờ đây, sau bao chông gai và nguy hiểm, người đàn ông đào tẩu khỏi Triều Tiên lại đổi ý và muốn hồi hương, theo New York Times.

Công dân hạng hai

"Anh phải ngồi lên ngựa thì mới biết được con ngựa đó có dành cho mình hay không. Tôi đã thử và Hàn Quốc không dành cho tôi. Tôi muốn về nhà, đoàn tụ với vợ cũ và đứa con trai 16 tuổi", ông Kwon trả lời trong một cuộc phỏng vấn tại Seoul.

Dù thế giới nhìn Triều Tiên như là quốc gia hà khắc, với ông Kwon, điều đó chẳng có nghĩa lý gì. Ông cho rằng giấc mộng về cuộc sống tốt đẹp ở Hàn Quốc chỉ là ảo ảnh vì ở đây, những người đào tẩu khỏi Triều Tiên như ông bị đối xử như công dân hạng hai.

"Họ đặt biệt danh cho tôi, đối xử với tôi như thằng ngốc, và không trả công cho tôi như những người khác dù làm cùng một công việc, chỉ bởi vì tôi đến từ Triều Tiên", ông Kwon nói bằng giọng giận dữ.

Người đàn ông Triều Tiên này đã tổ chức các cuộc họp báo, nộp đơn thỉnh cầu lên Liên Hợp Quốc và đứng biểu tình trước các tòa nhà chính phủ ở Seoul với mong muốn chính phủ Hàn Quốc sẽ để ông quay về quê hương.

Kể từ những năm 1990, hơn 30.000 người Triều Tiên đã trốn chạy sang Hàn Quốc. Trong vòng 5 năm qua, 25 người đã quay trở lại quê nhà một cách bí ẩn. Giới chức Hàn Quốc cho rằng những người này bị dụ dỗ sang Trung Quốc rồi từ đó bị bắt cóc về Triều Tiên. Sau đó, chính phủ Triều Tiên đã biến họ thành công cụ tuyên truyền chính trị, lên tiếng nói về "cuộc sống địa ngục" mà họ nếm trải ở miền Nam.

Nỗ lực quay trở lại Triều Tiên đã đẩy ông Kwon vào tù vào tội. Cũng giống như nhiều người đào tẩu khác, một khi đặt chân đến Triều Tiên, ông Kwon nghiễm nhiên trở thành công dân Hàn Quốc. Và theo luật, công dân Hàn Quốc, nếu muốn sang Triều Tiên, phải được chính phủ cho phép.

Về mặt lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, do đó công dân hai nước không được phép trao đổi thư từ, chứ đừng nói đến việc tự do đi lại qua biên giới.

Ông Kwon là người thứ hai sau bà Kim Ryen-hi, một công nhân may mặc, công khai bày tỏ nguyện vọng muốn quay trở lại Triều Tiên. Bà Kim Ryen-hi kiên trì kiến nghị kể từ năm 2015.

"Những trường hợp như thế này cho thấy rõ sự phức tạp của vấn đề ly tán gia đình từ 70 năm trước. Vấn đề đó vẫn tồn tại đến giờ dưới các hình thức khác nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến người dân trên bán đảo Triều Tiên", theo Tomás Ojea Quintana, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, người đã từng tiếp xúc với ông Kwon vào tháng trước.

Với chính quyền Triều Tiên, những người đào tẩu như ông Kwon trở thành công cụ tuyên truyền chính trị hoàn hảo.

"Lời khẩn cầu đẫm nước mắt của Kwon Chol-nam, rằng ông ấy không thể nào sống ở một nơi địa ngục như Hàn Quốc, cho thấy nhiều công dân của chúng ta đã bị ép buộc tới miền Nam và đang khao khát trở về với tổ quốc", theo một thông cáo hồi tháng 6 của Triều Tiên. Trong thông báo này, Triều Tiên nhấn mạnh việc Hàn Quốc không cho phép ông Kwon trở về quê hương là minh chứng cho thấy "sự đạo đức giả" trong các phát biểu về chủ nghĩa nhân đạo.

Hành trình gian nan

Người Triều Tiên đào tẩu nói bị coi như cặn bã ở Hàn Quốc - Hình 2

Ông Kwon Chol-nam chuyển đến sống ở Seoul từ tháng ba. Ảnh: New York Times.

Vào năm 2014, ông Kwon, khi đó đang buôn bán dược liệu gần biên giới Triều Tiên - Trung Quốc, đã nghe lời của một người phụ nữ mà ông từng quen biết trước đó bỏ trốn sang bên kia biên giới với hy vọng sẽ có thể kiếm được nhiều t.iền hơn ở Trung Quốc.

Nhưng thực tế không như mong đợi. Người phụ nữ đã vẽ ra viễn cảnh về cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước láng giềng bỗng nhiên biến mất. Tình cảnh một thân một mình nơi đất khách đưa đẩy ông Kwon tới một tay buôn người. Kẻ này hứa sẽ đưa ông tới Hàn Quốc với giá 2.500 USD. Sau hành trình kéo dài một tháng đầy gian nan, ông Kwon đặt chân tới Hàn Quốc vào tháng 11/2014 và cư trú tại thành phố công nghiệp Ulsan nằm ở phía đông nam.

Ông Kwon vật lộn để thích ứng một xã hội Hàn Quốc tư bản cạnh tranh khốc liệt. Theo nghiên cứu của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc vào năm ngoái, khoảng 63% số người đào tẩu từ Triều Tiên cho biết họ bị phân biệt đối xử khi sống ở Hàn Quốc.

Làm đủ nghề từ làm công việc nông nghiệp cho tới lao động tại các công trường xây dựng, ở đâu, ông Kwon cũng thường bị chế nhạo vì không hiểu một số từ ngữ tiếng Anh phổ biến trong hội thoại hàng ngày. Vóc dáng nhỏ bé, chỉ cao hơn 1,5m, khiến viễn cảnh của ông Kwon về một tương lai ổn định với những công việc chân tay trở nên xa vời.

Càng vật lộn với cuộc sống ở Hàn Quốc, ông Kwon càng nhớ gia đình ở Triều Tiên, đặc biệt là con trai. Cố gắng giành dụm được 4.500 USD, ông nhờ người chuyển số t.iền đó về cho vợ cũ, người vẫn đang chờ đợi ngày đoàn tụ với ông ở quê nhà. Khi nghe tin cha mình đã qua đời, ông Kwon càng hối hận hơn về quyết định rời bỏ Triều Tiên. Khó khăn chồng chất khó khăn, ông bị người môi giới giúp ông đi từ Trung Quốc tới Thái Lan kiện vì chưa trả hết số t.iền như đã hứa.

Và vào tháng 5 năm ngoái, ông Kwon cho biết người chủ thuê ông khuân gạch không trả công đẩy đủ, đã là "giọt nước làm tràn ly". Ông yêu cầu cảnh sát can thiệp nhưng họ lại đứng về phía người chủ Hàn Quốc và bác bỏ mọi lời tố cáo của ông.

"Tôi sẽ trở về miền Bắc và tổ chức họp báo để công khai sự thật về cuộc sống ở Hàn Quốc", ông Kwon hét vào mặt cảnh sát, theo ghi nhận của tòa án.

'Tiến thoái lưỡng nan'

Người Triều Tiên đào tẩu nói bị coi như cặn bã ở Hàn Quốc - Hình 3

Đứng trước các tòa nhà chính phủ, ông Kwon Chol-nam giương tấm biển với hàng chữ "Tôi là công dân của Công hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tôi muốn trở về nhà". Ảnh: New York Times.

Khi đào tẩu khỏi Triều Tiên, ông Kwon trở thành kẻ thù của Bình Nhưỡng và giờ đây khi nhất quyết muốn quay trở lại quê hương, ông bị coi là kẻ ngoài lề xã hội Hàn Quốc.

Khát khao được trở về nhà, ông Kwon đã xin cấp hộ chiếu Hàn Quốc và xin thị thực du lịch tới Trung Quốc với hy vọng từ đó có thể vượt biên giới quay trở lại Triều Tiên. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông đổi hết t.iền tiết kiệm sang đô la Mỹ. Thậm chí, trước khi khởi hành, ông còn gửi tin nhắn tạm biệt tới một người bạn là thanh tra cảnh sát.

"Tôi không muốn sống một cuộc sống đau khổ ở đây nữa", đoạn tin nhắn viết.

Vào 22/6/2016, hơn 10 cảnh sát ập vào nhà lục soát và bắt giữ ông Kwon với cáo buộc ông đang nung nấu ý định bỏ trốn về Triều Tiên. Nếu bị kết tội, ông sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 7 năm. Nhưng sau khi bị giam giữ đến tháng 9, ông được trả tự do.

Kể từ sau khi ra tù, ông Kwon thất nghiệp và bị những người Triều Tiên đào tẩu khác xa lánh. Ông bị đẩy vào đường cùng tới mức phải hút những mẩu t.huốc l.á thừa người ta vứt trên phố.

"Ở miền Nam, tôi đã phải trải qua những khổ cực mà tôi chưa từng phải nếm trải khi còn ở miền Bắc. Tôi sợ hãi cuộc sống ở đây", ông Kwon giãi bày.

"Điều tự nhiên nhất đối với một con người chẳng phải là được trở về nhà với gia đình của mình sao", cha Moon Dae-gol, người cưu mang ông Kwon kể từ khi ông chuyển đến Seoul hồi tháng ba, "Một quốc gia chối bỏ việc đó không tốt đẹp gì hơn một con quái thú".

Đứng trước các tòa nhà chính phủ, ông Kwon giương tấm biển với hàng chữ "Tôi là công dân của Công hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tôi muốn trở về nhà". Nhiều người thấy thế cho rằng ông ngu dại. Nhưng ông không lay chuyển.

Ông Kwon quả quyết rằng kể cả khi bị chính quyền Triều Tiên trừng phạt vì tội đào tẩu, ông cũng chấp nhận và coi đó là cái giá phải trả. Ông nói rằng rất tự hào về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông thề sẽ "trung thành (với tổ quốc) cho đến cùng". Ông cho biết không chấp nhận bất cứ lời chỉ trích nào nhắm vào Triều Tiên.

Quyết tâm của ông Kwon cho thấy dù cuộc sống vật chất ở Hàn Quốc tốt hơn, ông vẫn thích sống một cuộc sống đơn giản ở nơi chôn rau cắt rốn.

"Ở miền Bắc, có thể tôi không giàu nhưng tôi hiểu những người sống xung quanh mình và tôi sẽ không bị đối xử, như cặn bã, như cách người ta đã đối xử với tôi ở miền Nam".

An Hồng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Taylor Swift thông báo The Eras Tour sẽ kết thúc cuối năm nay

Nhạc quốc tế

11:00:51 16/06/2024
Một Taylor thời thượng, tỏa sáng trong 1989 với những bộ croptop lấp lánh đầy sắc màu. Hay một Taylor trưởng thành, bình yên với những bộ váy dài trong Folklore.

Đúng ngày mai, thứ Hai 17/6/2024, 3 con giáp hứng trọn lộc thiên hạ, vận may đỏ chót

Trắc nghiệm

10:59:46 16/06/2024
3 con giáp hứng trọn lộc thiên hạ, t.iền vàng thi nhau vào nhà, vận may đỏ chót vào đúng ngày mai 17/6/2024. Theo tử vi 12 con giáp, người t.uổi Thìn có tâm lý rất tốt và khá cởi m

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Nữ giúp việc nhận 26 triệu mỗi tháng, lương khủng còn bao ăn ở, sự thật vỡ mộng

Netizen

10:50:34 16/06/2024
Dù nhận về mức lương siêu khủng đối với ngành nghề là giúp việc, lên đến 26 triệu đồng mỗi tháng và bao ăn ở, tuy nhiên người phụ nữ U50 làm công việc này vẫn cảm thấy không hài lòng với bản thân. Lý do sâu xa khiến ai nghe qua cũng phả...

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.

Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"

Sao việt

10:03:21 16/06/2024
Với cô dâu tháng 6 , chồng như một người bạn đời, âm thầm bên cạnh yêu thương và đồng hành cùng cô trong suốt thời gian qua và cả cuộc sống hôn nhân sau này.

NTK Thủy Nguyễn đưa áo bà ba cách điệu tới Tuần lễ Thời trang Quốc tế

Thời trang

10:00:59 16/06/2024
NTK Thủy Nguyễn đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên Lả lơi áng mây trôi tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Xuân/Hè 2024.

"Bắt chước" y chang Diệu Nhi, Anh Tú chơi cùng 1 chiêu trên truyền hình nhưng nhận cái kết không ngờ!

Tv show

09:59:42 16/06/2024
Ngay từ phần lộ diện, Anh Tú Atus đã gây chú ý với tuyên bố quyết chiến hết mình và không nhường cho bất cứ ai. Anh Tú có kết quả đáng chú ý khi lần đầu làm nhóm trưởng tại chương trình Anh Trai Say Hi.