Việt Nam có ba loại bánh truyền thống suốt ngày bị nhầm với nhau chỉ vì lý do này
Chạy xe ngang thấy hàng bánh gói lá chuối hình chóp nhọn quen thuộc, bèn dừng lại nói “cô ơi bán cho con chiếc bánh giò” thì nhận lại sự ngỡ ngàng trên mặt người bán…
Lá chuối là món dùng để gói bánh phổ biến ở Việt Nam, đó là một chuyện. Tuy nhiên hình dạng các loại bánh lại là chuyện khác. Bánh truyền thống Việt Nam rất đa dạng, cho dù hay sử dụng nguyên liệu tương tự nhau như gạo, nếp, đậu… thì những món bánh đều có hình dáng rất khác nhau, và đôi khi chính cái hình dáng này lại là điểm quan trọng nhất để phân biệt chủng loại bánh. Ví dụ như ta có bánh tét và bánh chưng, về cơ bản đều có nhân nếp, đậu và thịt mỡ, tuy nhiên do hình dạng khác nhau (một loại hình vuông dẹt một loại hình trụ) nên được xem là hai loại bánh khác.
Ấy vậy mà, bên cạnh đó cũng có những loại bánh tuy khác vị, nhưng lại có cùng hình thức khiến nhiều người phải nhức đầu là bánh giò, bánh ú và bánh ít. Ba loại bánh này cũng được gói bằng lá chuối, buộc bằng lạt và có hình chóp nhọn. Đã vậy kích thước còn giống nhau nên thường xuyên bị nhầm.
Bánh giò
Bánh giò được làm từ bột gạo tẻ và bột năng, hoà cùng nước xương hầm, có nhân mặn làm từ thịt nạc vai lợn, trộn với nấm mộc nhĩ, hành, hạt tiêu, nước mắm, muối… Đôi khi bánh còn có cả nhân trứng cút. Món bánh này có đặc trưng là có hình dáng như khối tam giác giống kim tự tháp, được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ. Bánh thơm, ngọt và bùi hương gạo tẻ, đậm đà vị thịt và giòn giòn, sần sật phần nấm. Đây là món bánh có xuất xứ miền Bắc nhưng được người dân mọi miền yêu thích như một thức ăn sáng hoặc ăn nhẹ.
Bánh ú
Video đang HOT
Bánh ú là loại bánh có nhiều chủng loại, nhưng về cơ bản thì được làm từ gạo nếp. Nhân bánh đa dạng qua nhiều vùng miền, trong số đó có nhân đậu xanh là kinh điển nhất, ngoài ra thì còn có nhân chuối, nhân thịt mặn… Đây là loại bánh thường hay xuất hiện trong các lễ cúng gia tiên vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Bánh ú có nhiều biến tấu như bánh ú bá trạng, bánh ú lá gai…
Bánh ít
Cũng làm từ gạo nếp, nhưng bánh ít được làm từ gạo nếp xay nhuyễn thành bột tạo nên kết cấu mịn, dai và mềm. Nhân bánh cũng thường được làm từ đậu xanh hoặc dừa. Bánh ít có nhiều hình dáng trên khắp mọi miền nhưng ở miền Nam thì có hình chóp nhọn tương tự với bánh ú và bánh giò. Đây là một thức quà truyền thống ở các vùng quê miền Nam, được đông đảo trẻ em yêu thích. Bánh ít nhân mặn thường được ăn cùng với nước mắm, mỡ hành. Thoạt nhìn thì bánh ít khá giống với bánh giò, song do làm từ gạo nếp nên bánh ít dai hơn.
Có thể thấy:
Ba loại bánh này đều có hình chóp rất đặc trưng, thoạt nhìn dễ bị nhầm với nhau. Chính vì thế mà đôi khi đi ngoài đường, nếu chỉ nhìn qua hình dạng thì lắm khi sẽ bị “hố” bởi vì kích cỡ cũng như cách gói các loại bánh này thực sự có điểm tương đồng cực kì lớn. Bánh ú có thể nhỏ hơn bánh giò một chút, bánh ít có thể “thuôn thả” hơn hai loại bánh còn lại một chút, song điểm khác biệt nhỏ này phải để ý kỹ mới nhận ra được.
Gói bánh giò.
Không có nhiều giải thích cho việc vì sao mà người Việt thường ưa gói các loại bánh kiểu này, nhưng nếu phải suy đoán thì có lẽ bắt nguồn từ tính chất chung của bánh ú, bánh ít và bánh giò. Dễ thấy, kết cấu của ba loại bánh này nhìn chung đều rất mềm và dễ chảy, vì vậy mà việc cuộn lá chuối lại thành phễu trước rồi cho bánh vào sẽ hạn chế việc rơi vãi, và dễ tạo hình hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Bánh gio Đắc Sở, đậm hồn vị quê hương
Nghề làm bánh gio có truyền thống từ lâu đời ở xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội), theo đó cứ vào dịp Tết Nguyên đán, mọi gia đình trong xã đều cùng nhau làm bánh gio để cúng tổ tiên và thưởng thức.
Theo người dân trong xã, bánh gio là loại bánh truyền thống được làm từ những sản vật nông nghiệp, điều đặc biệt làm nên thương hiệu cho loại bánh gio của làng là bởi vị thanh mát khác hẳn bánh ở những vùng miền khác.
Để cho ra những chiếc bánh ngon phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ, mỗi công đoạn cần có độ chính xác nhất định (Ảnh: P.N)
Trước kia, nghề làm bánh gio bắt nguồn từ xã Đắc Sở, sau đó nghề được truyền sang các xã lân cận. Thời đó, hầu hết các hộ dân trong làng đều làm bánh để bán ra thị trường nhưng ngày nay làm bánh đem lại lợi nhuận thấp hơn làm nông nghiệp, trồng cây ăn quả bởi lẽ đó ở làng số hộ sản xuất bánh để bán còn lại rất ít.
Chia sẻ về cách làm loại bánh này, ông Nguyễn Huy Sơn (người sản xuất bánh với số lượng lớn cung cấp ra thị trường) cho biết, mặc dù cũng được làm từ gạo nếp nhưng bánh gio lại có cách làm hoàn toàn khác với các loại bánh hiện nay. Bánh được làm từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio khi đủ thời gian thì được đem luộc.
Với sự công phu, tỉ mỉ đó, tạo nên sự khác biệt rất riêng cho bánh gio Đắc Sở (Ảnh: P.N)
Với những công đoạn nghe tưởng chừng khá đơn giản nhưng để làm ra được chiếc bánh gio ngon đúng vị thì cần quá trình chuẩn bị, làm bánh khá công phu và tỉ mỉ, mỗi công đoạn cần có độ chính xác nhất định. Bắt đầu từ công đoạn tạo nước tro, ngâm rửa lá rong, ngâm gạo đến gói bánh và luộc bánh, nhưng quan trọng nhất là khâu làm nước tro và ngâm gạo.
Cứ vậy, ngâm gạo sao cho đủ quy định, thay nước như thế nào để khi luộc bánh không nát, cho ra những chiếc bánh dẻo thơm,... là những bí quyết được người làm bánh gio ở nơi đây gìn giữ từ bao đời. Gạo được chọn làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng, không lẫn tẻ bởi lẽ nếu làm bánh chỉ lẫn chút ít gạo tẻ, bánh khi đó sẽ không còn vị dẻo thơm, ngon ngọt vốn có.
Theo những người dân trong làng, công đoạn quan trọng để tạo nên màu nâu vàng, phảng phất hương vôi, cùng với vị ngọt thơm mát đặc trưng của bánh là từ vỏ, quả thầu dầu, vỏ bưởi, cây vừng được đem đốt thành tro. Thứ tro ấy được người dân trộn đúng liều lượng với nước vôi theo tỷ lệ nhất định và sau đó gạo được ngâm trong loại nước này khoảng từ 5-7 giờ.
Những chiếc bánh được gói cẩn thận trước khi đun 5-6 giờ (Ảnh: P.N)
Chẳng những vậy, lá dong được chọn là những lá tẻ tươi xanh, to bản và lành lặn, rửa sạch được đem luộc cho phai bớt mùi hăng rồi lau thật khô trước khi gói. Gạo để vào lòng chiếc lá phải gọn, đều, rồi quấn lá và bẻ mép ở hai đầu bánh cho thật khít, cân đối để chiếc bánh chín bóc ra vừa có độ thơm, dẻo và còn bắt mắt.
Bánh gio nơi đây được gói với nhiều hình dáng khác nhau như: hình vuông, hình trụ (giống bánh giò) hay gói dài (như bánh tẻ),... Điều đặc biệt, từ xưa người ta vẫn thường dùng mật mía để ăn kèm với bánh gio. Với vị ngọt nhẹ và thơm tự nhiên của mật mía hòa quyện cùng hương thơm, vị dẻo của gạo nếp đã tạo nên một hương vị đặc biệt và trở thành nỗi nhớ riêng của người dân Đắc Sở trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
H. Nguyễn - P. Ngân
Theo laodongthudo
Bánh ít nhân tôm thịt - vị ngon dân dã Cả nhà quây quần cùng gói bánh, cùng trò chuyện... sẽ thật ấm cúng! Hôm nay, chia sẻ cùng các bạn một kiểu gói bánh ít khác nhé. Nguyên liệu cho 30 bánh: 400g bột nếp 350ml nước ấm 150g thịt nạc cắt hạt lựu nhỏ 200g tôm cắt hạt lựu nhỏ 3-4 tai nấm mèo (khoảng 20g) củ cà rốt (khoảng 100g)...