Vì sao cần vệ sinh tai nghe định kỳ?
Việc sử dụng tai nghe đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các dòng tai nghe không dây.
Ảnh: Shutterstock
Theo trang Healthline , các chuyên gia lưu ý việc sử dụng tai nghe quá nhiều có thể dẫn đến các chứng viêm tai, ù tai… Bên cạnh đó, người sử dụng tai nghe thường không để ý đến việc vệ sinh định kỳ thiết bị này, và điều đó là nguyên nhân làm tăng thêm nguy cơ gây ra các vấn đề về tai.
Tiến sĩ Sterling N.Ransone Jr., Chủ tịch Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP), cho biết quy trình vệ sinh tai nghe cần được chia làm 2 phần: làm sạch tai nghe và làm sạch ống tai của chính mình.
Trước tiên, cần làm sạch, khử trùng miếng đệm tai nghe cùng những chi tiết khác trên tai nghe để loại bỏ vết bẩn tích tụ. Bạn có thể dùng khăn mềm, vải hoặc tăm bông tẩm dung dịch khử trùng để lau chùi, tùy loại thiết bị. Nên vệ sinh tai nghe thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần. Để tai nghe khô thoáng trước khi sử dụng, và bảo quản ở nơi khô ráo khi không dùng đến.
Chúng ta cần để ý đến tình trạng của tai nghe để biết xem lúc nào nên làm sạch tai nghe và những phần nào cần được làm kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt, nếu tai nghe của bạn là loại có viền làm từ silicon, các vụn silicon có thể bị bong ra theo thời gian và bám vào sâu trong ống tai của bạn.
Kế đến, các chuyên gia lưu ý mọi người cần dành thời gian làm khô, thông khí cho ống tai của mình sau khi sử dụng tai nghe. Khi đeo tai nghe quá thường xuyên, hoặc đeo trong lúc vận động thể thao sẽ dẫn đến việc phần giữa tai ngoài (tiếp xúc với tai nghe) và màng nhĩ tích tụ hơi ẩm, lâu dần sinh ra những vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng bên trong ống tai.
Video đang HOT
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên có một khoảng nghỉ sau khi sử dụng tai nghe, tầm vài giờ đồng hồ (hoặc thậm chí lên đến 18 tiếng) tùy thuộc vào thời gian sử dụng, để ống tai có thời gian “làm khô” hơi ẩm hình thành khi tai bị bịt kín, đặc biệt là sau khi tập thể dục với tai nghe, vì mồ hôi càng làm gia tăng độ ẩm.
Loại nấm gây bệnh phụ khoa cho chị em trong mùa lũ
Trong điều kiện sinh hoạt kém, môi trường ẩm ướt, phụ nữ dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh đường sinh dục. Dưới đây là cách chữa nấm Candida vùng kín bằng bài thuốc y học cổ truyền.
Lũ đi qua, nước bẩn tràn đồng, việc thiếu nước sạch trong sinh hoạt, nhà vệ sinh không sạch sẽ... dễ khiến chị em dễ bị nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra.
Loại nấm này thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo của phụ nữ. Thông thường, môi trường hơi acid trong âm đạo sẽ "kháng cự" không cho nấm phát triển. Nhưng vì một lý do nào, đó môi trường này bị thay đổi, mất cân bằng chẳng hạn như bị acid hoá, nấm sẽ bùng phát và gây nên chứng nhiễm nấm âm đạo. Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện.
Dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo
Tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm mà các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn.
Ngoài ra, dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi. Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn. Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ. Khí hư ra nhiều, đi tiểu khó, tiểu nhiều. Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
Khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như: đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau khi giao hợp vài phút hoặc vài giờ, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.
Cách chữa nấm Candida vùng kín
- Tỳ giải thẩm thấp thang gia thương truật: Tỳ giải 12g; Sinh ý dĩ 20g; Hoàng bá 12g; Xích thược 12g; Đan bì 16g; Trạch tả 12g; Hoạt thạch 12g; Thông thảo g; Thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.
- Đan chi tiêu dao: Đan bì 12g; Sơn chi 8g; Sài hồ 12g; Bạch thược 12g; Đương quy 12g; Bạch truật 8g; Phục linh 12g; Bạc hà 4g; Đại táo 12g; Gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang
- Thể nhiệt uất ở kinh can: Ngứa cửa mình, u uất, dễ cáu giận, ngủ ít, miệng khô đắng, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Có thể dùng bài thuốc Tả can thang: Long đởm 8g; Sinh địa 8g; Sài hồ 8g; Trạch tả 8g; Đương quy 8g; Mộc thông 8g; Sa tiền tử 8g; Chi tử sao 8g; Hoàng cầm 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.
Ngoài thuốc uống, còn dùng thuốc đặt tại chỗ cũng rất tốt. Viên bột đặt tiêu viêm được bào chế gồm: Hoàng bá, Lá móng tay, Lưu huỳnh. Các vị thuốc sấy khô, tán mịn, đảm bảo độ pH của âm đạo 94,5. Mỗi ngày đặt 1 lần 10g vào âm đạo, đặt 5-7 ngày, có thể đặt liên tục hoặc cách ngày.
Phòng bệnh nhiễm nấm mùa lũ cần chú ý
Không để vùng kín ngâm mình trong nước bẩn, những vùng ngập quá đầu gối thì không nên lội nước mà di chuyển bằng thuyền... và khử khuẩn nước bẩn trước khi sử dụng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo... bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng.
Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng. Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời.
Đảm bảo lượng đường trong máu cơ thể ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đường. Nếu bệnh tái đi tái lại, hãy đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen... khiến cho cơ thể suy giảm sức đề kháng.
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, tốt nhất chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn dùng thuốc cho phù hợp, không nên tự ý điều trị.
Hong Kong đối mặt căn bệnh chết người giữa đại dịch Covid-19 Quan chức y tế Hong Kong đang cố gắng kiểm soát một loại nấm kháng thuốc có khả năng gây tử vong cao. Họ tin đại dịch Covid-19 tạo điều kiện cho dịch bệnh này lây lan. Bác sĩ Raymond Lai, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong, ngày 23/10 nói vụ...