Vì sao bụi mịn PM2.5 nguy hiểm đến tim mạch?
PM2.5 là các hạt bụi có kích thước 2.5 micrometer hoặc nhỏ hơn. Tiếp xúc lâu dài với PM2.5 có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như: suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch…
Đặc biệt, làm tăng tỷ lệ xuất hiện các biến cố cấp tính cũng như tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở những bệnh nhân cao tuổi có suy tim mạn tính.
Mối nguy từ ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ước tính năm 2018 cho thấy, có 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
PM2.5 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m (micromet), bao gồm: sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon, bụi khoáng chất và nước. Chúng được thải ra trực tiếp từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và sinh khối từ tự nhiên như cháy rừng, bụi đất hay các hoạt động của con người như nấu nướng, giao thông và công nghiệp.
Trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, đã có nhiều bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu dịch tễ học ở châu Á và Thái Bình Dương cho rằng việc tiếp xúc với PM2.5 là tổn hại lớn nhất đối với sức khỏe – đặc biệt là các bệnh tim mạch và từ đó tạo ra các gánh nặng sức khỏe.
Nguy cơ trên hệ tim mạch
Năm 2018, các chuyên gia đã cảnh báo: “Ô nhiễm không khí dạng bụi mịn
Ô nhiễm không khí nói chung và tiếp xúc với PM2.5 nói riêng có tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe con người.
Video đang HOT
Hàng loạt các nghiên cứu mới về vấn đề này được tiến hành, nhất là ở Trung Quốc, nơi đang gặp phải các vấn đề về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đi kèm với sự phát triển kinh tế.
Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ năm 2019 cũng đi tới kết luận là tiếp xúc với PM2.5 làm tăng nguy cơ nhập viện do các bệnh lý tim mạch, đặc biệt đối với suy tim xung huyết và bệnh nhân lớn tuổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu khác mà điểm chung của chúng là đều nhấn mạnh đến các hậu quả khôn lường của PM2.5.
Bụi mịn có ảnh hưởng đến tim mạch thế nào?
Sự mất cân bằng oxy hóa và phản ứng viêm: PM2.5 có thể xâm nhập qua đường thở sau đó vào biểu mô phế nang, gây viêm cục bộ và mất cân bằng oxy hóa (được hiểu là kết quả của việc mất cân bằng giữa sự hình thành các gốc tự do có oxy và cơ chế chống lại các gốc tự do của cơ thể).
Từ đó làm tăng giải phóng từ các tế bào phổi vào máu của một số chất trung gian hóa học gây viêm, chẳng hạn như IL-6, IL-8, TNF- và interferon -. Những chất này theo máu đến hệ tuần hoàn chung, có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân, hậu quả cuối cùng là tăng áp lực lên hệ thống tim mạch.
PM2.5 làm tăng fibrinogen và Tissue factor (các yếu tố chi phối quá trình đông máu của cơ thể): Bụi mịn lưu hành trong các mạch máu cũng có thể trực tiếp kích hoạt tiểu cầu, giải thích cho việc phơi nhiễm lâu dài với PM2.5 có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến cố cấp tính do huyết khối như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
PM2.5 còn gây tổn thương tế bào nội mô của các mạch máu: PM2.5 phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis (sự chết theo chương trình) của các tế bào tại đây. Đây cũng là một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch.
Khi hệ tim mạch bị suy giảm chức năng...
Theo thời gian hệ tim mạch cũng dần bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện nhiều bệnh liên quan, nguy hiểm... Điều này thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?
Tuổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thế nào?
Khi độ tuổi càng cao mọi bộ phận cơ thể đều lão hóa trong đó có hệ tim mạch. Ở người cao tuổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng máu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ.
Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.
Thực tế nếu người cao tuổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo tuổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải.
Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi tuổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng máu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.
Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi.
Khi tuổi càng cao các bệnh lý tim mạch thường gặp là cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; ngoài ra còn gặp bệnh tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, suy tim, tắc nghẽn động mạch...
Cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đối với nhồi máu cơ tim thì phần lớn các trường hợp là do cục máu đông hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) làm tắc mạch máu.
Tăng huyết áp cũng là vấn đề gặp ở người có tuổi theo lão hóa và thời gian. Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp; các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt... không đặc hiệu; một số triệu chứng tăng huyết áp có thể tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra phải đo huyết áp đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.
Có thể nói xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch trung bình và động mạch lớn, biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Triệu chứng xơ vữa động mạch diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tiềm tàng chưa có biểu hiện bệnh lý, giai đoạn lâm sàng có triệu chứng thiếu máu của cơ quan điển hình, giai đoạn biến chứng các cơ quan do sự thiếu máu cục bộ gây ra; triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương.
Cách nào giúp hệ tim mạch khỏe mạnh?
Việc lão hóa thì không chữa khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm chậm quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Cần tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn. Hoạt động thể chất luôn đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe như: Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim...
Hệ tim mạch suy yếu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch. Để phòng tránh suy tim nên: Tránh ăn quá nhiều muối, đường; hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp...; ăn nhiều rau, củ, quả; ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ...; tránh xa rượu bia, chất kích thích.
Thực phẩm chứa chất béo tốt có lợi cho tim mạch.
Thay đổi lối sống: Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, đau tim, tiểu đường và trầm cảm. Vì khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh ăn quá no hoặc không uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn.
Không hút thuốc: Thuốc lá dù dưới hình thức nào thì nó cũng được sếp vào yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Khí carbon monoxide trong khói thuốc lá sẽ thay thế một lượng oxy trong máu. Hậu quả làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn bằng cách ép tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy.
Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng làm tăng nguy cơ suy tim và các bệnh lý về tim khác. Khi căng thẳng sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tiết ra hormone adrenalin và cortisol. Hai hormone này làm tim đập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và máu chảy mạnh hơn. Bên cạnh đó, chính những hoạt động này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ. Ngoài ra hệ thần kinh giao cảm tác động lên thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào nội mạc. Hậu quả, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ....
Việc thực hiện một lối sống lành mạnh là việc nên thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp điều trị kịp thời.
Sự lão hóa hay già hóa hệ tim mạch thường được ghi nhận từ những biến đổi ở tim, mạch máu, thành phần sinh hóa của máu và huyết áp...
Những thực phẩm cần thiết cho sức khỏe phụ nữ Chuyên gia dinh dưỡng dịch vụ SberHealth của Nga mới đây đã nói về những loại thực phẩm nên có trong thực đơn ăn uống để duy trì và cải thiện sức khỏe của phụ nữ. Chuyên gia dinh dưỡng Margarita Makukha tại dịch vụ SberHealth cho biết: "Có những đặc thù trong chế độ ăn uống của phụ nữ cần một lượng...