Văn hóa ẩm thực: Bánh Hamburger có nguồn gốc từ Mông Cổ???
Có rất nhiều ý kiến khác nhau và nhiều giả thuyết liên quan tới món ăn này đấy các bạn ạ!
Nếu các bạn đã từng xem phim hoạt hình “Thủy thủ Popeye”, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới ông bạn Wimpy, bạn thân của Popeye, luôn luôn ngập mình trong những chiếc hamburger. Càng ăn nhiều hamburger ông càng cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có cảm thấy như vậy mỗi khi thưởng thức hamburger không? Ngày nay món hamburger đã trở thành một món ăn nhanh đã không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Đó thường là một miếng thịt bò được nướng hoặc rán lên, được làm cùng hoặc không làm cùng pho mát và thêm vào đó là rất nhiều nguyên liệu khác nhau như hành tây, rau diếp, cà chua và dưa chuột. Ngoải ra, bạn có thể ăn kèm với sốt mayonnaise, sốt cà chua hoặc mù tạt. Hamburger hiện nay đã xuất hiện hầu như trên toàn thế giới. Nhiều người biết tới xuất xứ của Hamburger là từ thành phố Hamburg, Đức; tuy nhiên, tại thời điểm đó, một người Đức đã mang món ăn này tới. Thế nhưng, những câu chuyện về Hamburger thậm chí đã xuất hiện từ trước đó, và nhiều người cho rằng món ăn nhanh này có xuất xứ từ một món ăn của những người Mông Cổ.
Câu chuyện về chiếc bánh hamburger là một câu chuyện có thật đã được bắt đầu từ khi xuất hiện chiếc máy xay thịt đầu tiên. Một số nguồn tin cho thấy rằng, hamburger bắt nguồn từ Mông Cổ, những người lính để thịt bò ở dưới yên ngựa của họ khi họ di chuyển đi để xâm chiếm những quốc gia khác. Một thời gian sau những miếng thịt ở dưới yên ngựa này đủ mềm đến nỗi hộ có thể ăn chúng khi còn sống nhất là những khi họ phải di chuyển liên tục và không có thời gian để dừng chân nghỉ ngơi.
Truyện được kể lại rằng, người Mông Cổ dưới thời của Kublai Khan sau đó đã mang những miếng thịt bò này đến với nước Nga, nơi mà sau này đã chuyển hóa món ăn sống này thành một món ẩm thực mới vô cùng hấp dẫn. Vài năm sau đó, khi mà việc thương mại hóa phát triển, những người đi biển đã mang ý tưởng về miếng thịt bò mềm này đến với thành phố Hamburg của Đức. Cũng tại nơi đây, người Đức đã quyết định cắt cho chúng ra hình miếng thịt và làm chín chúng lên, làm một thứ mà thế giới chưa có và được gọi tên là “hamburger”. Tên của loại đồ ăn này không được viết hoa, cách hiểu tên gọi này cũng rất đơn giản, Hamburg là một thành phố ở Đức và một người dân từ Hamburg được gọi là “Hamburger”, theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay phổ biến tại đây đều mang tên gọi này.
Trong cuốn sách của John T.Edge có tên “Hamburger và khoai rán”, ông đã viết “món ăn giống với hamburger này khó có thể giải thích với những chuỗi sự kiện vì chúng đã được tạo thành qua quá nhiều sự kiện”.
Bằng một vài sự trùng hợp nào đó mà những miếng “thịt hamburg” này đã đến với nước Mỹ. Và bằng một cách nào đó và một ai đó đã cho miếng thịt này lên nướng. Nhưng, ai là người đã nướng miếng thịt đó? Đây là câu hỏi mà lịch sử đã không để lại đáp án chính xác, không ai biết về việc tại sao có người lại nướng miếng thịt này và ai là người đã mang chúng sang Mỹ, chỉ biết rằng một người Đức đã mang món ăn này sang Mỹ. Hiện nay có ba giả thuyết chứng minh về việc “thịt hamburg” đã được mang đến Mỹ thế nào, và rất có thể một trong số họ chính là người đầu tiên đã phát triển món hamburger tại Mỹ, rồi phổ biến khắp thế giới như hiện nay.
Câu chuyện đầu tiên kể về bữa tối của Louis: Ở New Haven, Connecticut, một cửa hàng bánh burger đã khăng khăng khẳng định rằng họ đã phát minh ra món ăn được ưa thích vào bữa trưa (kể cả bữa tối) này vào những năm đầu của thế kỉ 20. Được trích từ website của cửa hàng: “Một ngày đẹp trời vào năm 1900, đã có một người đàn ông đến một quán ăn nhỏ ở New Haven và yêu cầu cửa hàng phục vụ một món ăn để ông có thể ăn trên đường đi. Louis Lassen, chủ cửa hàng, nhanh chóng làm một chiếc sandwich và rán một miếng thịt bò sau đó kẹp vào giữa hai lát bánh mì và đưa cho người đàn ông để ông có thể nhanh chóng tiếp tục hành trình của mình, và từ đó câu chuyện bắt đầu từ chiếc bánh hamburger đầu tiên của nước Mỹ.”
Video đang HOT
Nhưng đối với một ai đó đã đến hội chợ mùa hè ở Seymour thì họ lại tin tưởng vào giả thuyết thứ hai này: “Hamburger của Charlie Nagreen”. Truyện kể lại rằng ông bắt đầu bán những túi thịt viên vào năm ông 15 tuổi tại những hội chợ mùa hè ở Seymour, Wiscousin. Nhưng Charlie là một chàng trai năng động và sáng tạo. Sau khi không đạt nhiều lợi nhuận với việc bán những viên thịt này, và ngay sau đó ông đã có những ý tưởng xuất phát từ những chiếc bánh mì. Ông nhận thấy rằng mọi người không thể mang những viên thịt cùng bánh mì này theo người và ông đơn giản đã đập bẹp những viên thịt này và sau đó kẹp chúng vào giữa hai lát bánh mì. Ông đã gọi chúng là “hamburger” và tất nhiên vào năm 1885 hamburger đã được sinh ra trong một hội chợ lần đầu tiên ở Seymour, Wiscousin.
Những câu chuyện về hamburger vẫn chưa dừng lại, “Anh em nhà Menches” là một chuỗi cửa hàng ở Ohio. Họ khẳng định rằng cụ của họ và anh trai của cụ (Charles và Frank) đã sáng tạo ra món ăn vào năm 1885 ở hội chợ Hamburg, New York. Hai anh em cụ ban đầu bán xúc xích thịt lợn nhưng không lâu sau đã bán hết và buộc họ phải sử dụng thịt bò, thứ thịt ở thời điểm hiện tại được coi là khá xa xỉ. John Menches, cháu của hai người đã kể lại: “Đối mặt với việc không có gì để bán, hai cụ đã phải rán thịt bò lên, nhưng chúng quá cứng và quá ngấy. Cụ của tôi quyết định cho thêm cà phê, đường nâu, và một số phụ gia vào để làm một chiếc sandwich. Cụ Frank là người mang chiếc sandwich này cho khách hàng, một người đàn ông ăn thử nó và nói: “Món ăn này gọi là gì?” cụ Frank không biết gọi món ăn này là gì, đột nhiên cụ nhìn lên trên và chiếc băng rôn có chữ “hội chợ Hamburg” xuất hiện ngay trước mắt cụ và cụ nói: “Đây là chiếc Hamburger”.
Ngày nay, món hamburger đã trở nên vô cùng nổi tiếng, chắc hẳn sẽ không có ai phải dừng lại và hỏi “đây là món ăn gì” đối với một chiếc hamburger nữa. Hiện tại, hamburger đã có rất nhiều biến thể khác nhau, hamburger nhân thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thậm chí hamburger chay cũng được thực khách yêu thích.
Theo Pháp Luật XH
Ẩm thực của người Ấn
Ẩm thực Ấn Độ đặc trưng bởi nhiều loại gia vị, thảo mộc, rau quả... Bên cạnh đó, mỗi gia đình người Ấn lại có những công thức chế biến món ăn khác nhau. Điều này phản ánh sự đa dạng của nền ẩm thực của quốc gia này.
Các nguyên liệu chủ yếu mà người Ấn sử dụng là gạo, atta (bột mì), các loại đậu, dầu thực vật. Gia vị được ưa chuộng nhất tại Ấn là ớt, tiêu, mù tạt đen, thì là, rau mùi, tỏi, quế, đinh hương.
Ở Ấn có nhiều phong cách ẩm thực độc đáo:
Kashmir
Ẩm thực Kashmirđã phát triển qua hàng trăm năm. Ban đầu ẩm thực Kashmir chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xâm lược của người Uzbekistan, sau đó nó bị tác động bởi nền văn hóa của Trung Á, Ba Tư.
Các gia vị món ăn thường sử dụng là sữa chua, dầu, nghệ, nhưng lại tránh dùng hành, tỏi. Ăn chay cũng được chú ý trong nền ẩm thực Kashmir.
Uttar Pradesh
Uttar Pradeshi bao gồm cả các món ăn chay và không ăn chay. Các nguyên liệu chính được sử dụng là thịt cừu, thịt nướng, các loại gia vị, bạch đậu khấu, nghệ tây...
Với các món ăn chay thì bánh mì, salad rau và các loại gia vị cay nồng là nguyên liệu chính. Người không ăn chay có thể kết hợp nhiều thực phẩm trong bữa ăn với cơm trắng và ăn thành nhiều bữa tùy thích.
Bihar
Bihar là các món ăn chay truyền thống, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong thực đơn của ẩm thực Bihari không được có trứng, thịt gà, cá và các sản phẩm từ động vật khác.
Một số món ăn Bihar nổi tiếng như Sattu Paratha (nhồi bột chiên) Chokha (khoai tây nghiền), cà ri Bihari Kebab, và các loại nước ép rau quả.
Kerala
Kerala là sự pha trộn giữa các món ăn bản địa với món ăn nước ngoài, tạo nên một nét ẩm thực rất riêng, độc đáo.
Đặc biệt sữa dừa được sử dụng rộng rãi trong các món ăn cùng với cà ri là thành phần chính. Ngoài ra ẩm thực Kerala còn nổi tiếng với tiêu đen, bạch đậu khấu, đinh hương, gừng, và quế.
Đồ uống
Trà là một loại đồ uống chủ lực ở Ấn Độ. Trà có thể đun sôi trong nước kết hợp với thảo quả, đinh hương, quế, và gừng, cùng một lượng lớn sữa để tạo bọt. Riêng cà phê được ưa chuộng tại miền nam Ấn Độ cùng với sữa chua.
Ngoài ra ở Ấn Độ, các loại nước ép trái cây chanh, cam, dứa, cánh hoa hồng cũng được ưa chuộng nhiều trong những năm gần đây.
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Thịt ba chỉ cuộn ớt xanh đỏ Màu xanh màu đỏ của ớt cuộn trong miếng thịt trông thật là đẹp mà cũng hợp với không khí Giáng sinh đang rộn ràng khắp nơi phải không các bạn? Nguyên liệu: Thịt ba chỉ Nấm hải sản Ớt chuông xanh, đỏ Xốt ướp thịt nướng Muối tiêu Mù tạt Cách làm: Thịt ba chỉ thái lát mỏng, ướp với chút muối...