Uống trà sau khi ăn là thuốc độc
Uống trà là thói quen lâu đời của người Việt Nam nhưng uống trà thế nào để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Chúng ta thường có thói quen uống trà ngay sau khi rời khỏi bàn ăn vì cho rằng điều này có thể giúp cơ thể sảng khoái, sạch miệng và tốt cho hệ tiêu hoá.
Thế nhưng, quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Một nghiên cứu được chỉ ra trên tạp chí The Healthy Site cho biết hãy từ bỏ thói quen uống trà ngay sau khi ăn nếu bạn muốn cơ thể mình luôn khoẻ mạnh.
Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm.
Tổ hợp chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Tanin khi kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tanin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.
Dùng trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi…
Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày.
Video đang HOT
Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn.
1 cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.
Thưởng trà đúng nguyên tắc không phải ai cũng biết
Trà là thức uống được người dân Việt sử dụng phổ biến, trong những dịp lễ, trong những cuộc giao lưu, gặp gỡ bạn bè... Dù vậy, nhưng không phải ai cũng tuân theo quy tắc khi thưởng trà. Vậy, những nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nguyên tắc 1: Không pha trà với nước sôi
Pha trà với nước có nhiệt độ từ 56 độ C - 85 độ C để trà không bị biến đổi hương vị gốc (Ảnh minh họa)
Hầu hết mọi người đều sử dụng nước vừa đun sôi để pha trà, nhưng điều đó lại vô tình khiến lá trà bị cháy, không tiết được hết lượng chất cần thiết, làm giảm mùi vị vốn có của trà. Vì vậy, cần sử dụng nước có nhiệt độ phù hợp trong khoảng 56 độ C - 85 độ C, đủ độ chín của lá trà, mang lại mùi vị, độ thanh vừa phải cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Nguyên tắc 2: Không uống trà pha lại nhiều lần
Nên thay trà mới sau khi hết nước thứ hai để đảm bảo an toàn
Sử dụng trà pha lại nhiều lần sẽ làm mất đi những nguyên tố vi lượng, đồng thời, lá trà để lâu sẽ tiết ra các độc tố... Do đó, bạn không nên sử dựng trà pha lại nhiều lần, tránh làm mất mùi vị gốc của trà và hạn chế các ảnh hưởng xấu do trà gây ra.
Nguyên tắc 3: Không uống trà đã ngâm lâu
Không nên uống trà đã pha ngâm lâu để tránh gây hại tới sức khỏe
Nếu pha trà và ngâm quá lâu, trà sẽ tiết ra chất polyphenylene, các loại dầu dẫn đến quá trình oxy hóa, hàm lượng cafein tăng cao, các vitamin B, C sẽ bị phân rã, làm tăng số lượng vi sinh vật có hại... Vì vậy, không nên uống trà pha đã ngâm lâu để bảo vệ sức khỏe.
Nguyên tắc : Không uống trà trước và sau bữa ăn
Uống trà trước và sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn
Không nên uống trà trước và sau bữa ăn bởi, uống trà trước khi ăn, nước trà sẽ tiết ra chất "làm mềm" nước bọt, khiến bạn không còn cảm nhận được mùi vị của đồ ăn, giảm tính ngon miệng. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn, nước trà sẽ làm giảm các chức năng tiêu hóa, chính vì vậy, không nên uống nước trà trước và ngay sau bữa ăn, để tránh cảm giác chán ăn, đồng thời, bảo vệ hệ tiêu hóa, sức khỏe của bạn.
Nguyên tắc 5: Không dùng nước trà để uống thuốc
Không nên dùng trà thay nước để uống thuốc, bởi trong trà sẽ tiết ra chất gây vô hiệu hóa tác dụng của thuốc
Do thói quen, nhiều người thường sử dụng trà thay nước lọc để để uống thuốc, nhưng điều này lại mang tác hại rất lớn, bởi chất tanin có trong trà sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn làm thuốc trở nên vô tác dụng khi uống. Do đó, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng trà khi uống thuốc để không gây ra những hậu quả không mong muốn.
Nguyên tắc 6: Không uống trà lúc đói
Uống trà khi đói sẽ gây mất cân bằng các axit và kiềm trong dạ dày, làm hỏng men răng của bạn..
Trà là thức uống có lợi cho sức khỏe nếu uống đúng cách, nhưng sẽ trở thành độc dược nếu uống không đúng cách. Uống trà khi bụng đói rất nguy hiểm, làm mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, ảnh hưởng đến phần lá lách và làm hỏng men răng, xói mòn răng... Bên cạnh đó, uống trà khi đói cũng gây ra các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, khó chịu trong người...
Nguyên tắc 7: Không uống trà quá đặc
Tránh uống trà quá đặc để bảo vệ sức khỏe của bạn
Trong trà có chứa hàm lượng lớn các chất kích thích như cafein, theophyllin và tanin không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống trà quá đặc, các chất kích thích có trong trà sẽ tích tụ dần trong cơ thể của bạn, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của bạn.
Thói quen uống nước tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư Uống nước nhiều tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng uống đúng cách. Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư. Mới đây, theo kết quả của cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra, thói quen uống đồ nóng chính là một trong...