Uống thuốc với sữa, nước trái cây có hại không?
Cho con uống thuốc với tôi là việc vô cùng khó khăn nên tôi thường nghiền thuốc vào sữa, nước trái cây cho bé uống nhưng vừa rồi tôi nghe nói làm vậy có thể gây tác dụng phụ…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Uyên An (nguyenthi…@gmail.com) hỏi: Bé nhà tôi 3 tuổi và rất khó cho uống thuốc, nên tôi hay nghiền thuốc viên thành bột, hoặc bẻ đôi viên nhộng để lấy phần bột bên trong hòa chung với sữa hoặc nước cam để bé dễ uống nhưng vừa rồi có đợt bé bệnh chữa hoài không dứt hẳn. Bạn tôi bảo tại tôi nghiền thuốc và uống chung lung tung nên thuốc gây tác dụng phụ. Có phải vậy không?
Bạn đọc Trần Thanh Hòa (35 tuổi, TP HCM) hỏi: Con tôi 4 tuổi, mỗi lần uống thuốc, vợ tôi hay cho cháu uống chung với nước ngọt, nước trái cây, sinh tố…cho dễ trôi. Điều đó có nên không?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Có những loại thuốc việc nghiền, mở viên nhộng hay uống chung với đồ uống ngọt không sao hết nhưng cũng có những loại mà việc “ sáng tạo” cách uống thuốc có thể gây vấn đề.
Đầu tiên là một số thuốc có thể tương tác với các protein trong sữa, khi đi vào cơ thể bị vón lại cùng với sữa, có thể khiến cơ thể giảm hấp thu thuốc hoặc thậm chí là hầu như không hấp thu được.
Với những đồ uống ngọt như nước đường, nước trái cây, phần lớn thuốc khi dùng chung cũng không sao nhưng cũng có vài loại sẽ bị hạn chế tác dụng.
Ngoài ra, việc nghiền thuốc, mở viên nhộng có thể ảnh hưởng đến quá trình tác dụng của thuốc: một số thuốc cần tác dụng chậm, cần để viên nén hoặc vỏ bọc tan ra từ từ trong cơ thể, nếu bị nghiền, mở vỏ, thuốc có thể bị dịch ruột phân hủy hết quá nhanh, vậy là mất hoặc giảm tác dụng. Ngoài ra, một số thuốc khi bị hấp thu quá nhanh, nồng độ hóa chất trong máu tăng vọt có thể dẫn đến tác dụng phụ.
Để biết thuốc nào có thể uống chung với đồ uống khác, thuốc nào không, cách duy nhất là bạn phải hỏi bác sĩ kê toa xem nó có tương tác bất lợi với thứ đồ uống bạn định cho bé uống cùng hay không, có thể bẻ ra hay không.
Tốt nhất khi bé khó cho uống thuốc, bạn nên nói rõ điều này với bác sĩ để cân nhắc các cách uống hợp lý hơn, có thể cho thuốc dạng siro hoặc loại có vị mà bé dễ chấp nhận. Trẻ con mỗi bé mỗi tính, có bé chịu uống thuốc ngọt nhưng sợ thuốc đắng, có bé ngược lại.
Video đang HOT
Đồng thời các bạn nên xem kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng lúc. Không chỉ đồ uống, thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: có thuốc cần uống lúc no, có thuốc cần uống lúc đói, loại này có thể vừa uống vừa ăn, loại này cần uống cách bữa ăn một khoảng thời gian nhất định… Nên tuân thủ điều này để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.
Anh Thư thực hiện
Theo nld.com.vn
8 đồ vật quen thuộc nhưng lại gây nguy hiểm cho trẻ
Những vật dụng thường ngày tưởng chừng vô hại lại ẩn chứa nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
1. Xe tập đi
Những ảnh hưởng xấu đã được chứng minh có tác động đáng kể hơn là hiệu quả tích cực của chúng. Xe tập đi cho trẻ đã bị cấm ở Canada.
Để giảm thiểu tác hại, cha mẹ chỉ nên cho bé sử dụng xe tập đi 2 lần/ngày, mỗi lần không quá 15 phút. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia chỉnh hình.
2. Nước trái cây và sữa
Nước ép trái cây đóng hộp có hàm lượng vitamin thấp, nhưng giàu chất đường gây ra vấn đề về răng và béo phì. Bác sĩ nhi khoa tư vấn chỉ nên cho trẻ em dưới một tuổi uống nước trái cây tươi nhưng hạn chế.
Sữa bò nguyên chất có hàm lượng chất sắt thấp nhưng quá nhiều chất dinh dưỡng và không cần thiết cho em bé. Nó có thể gây hại cho thận và gây thiếu máu, dị ứng và rối loạn vi khuẩn. Sữa bò có thể được dùng cho trẻ em trên một tuổi, nhưng không quá 0.5 lít mỗi ngày. Thay thế sữa bằng thực phẩm giàu canxi (thức ăn chế biến từ sữa, rau xanh và trái cây) và thực phẩm giàu vitamin D (trứng, gan bò).
3. Bình sữa, bình nước
Trẻ tiếp xúc trực tiếp với miệng bình sữa, bình nước mỗi ngày. Nếu không đảm bảo vệ sinh, bé dễ gặp phải vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch do vi khuẩn, vi-rút. Bố mẹ cần giữ sạch hai món đồ này thường xuyên và đúng cách.
Đặt bình sữa vào nồi và đun nước sôi lên để diệt khuẩn là cách nhiều gia đình lựa chọn. Lưu ý, ngoài việc vệ sinh bình sữa, những vật dụng liên quan trực tiếp đến việc pha sữa cũng cần được làm sạch và tiệt trùng.
Về chất liệu, nên chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe. Tránh sử dụng bình sữa, bình nước không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chất lượng sản phẩm.
4. Đồ chơi nhiều màu
Ở tuổi đi học mẫu giáo, trẻ em khám phá thế giới xung quanh và phân biệt được màu sắc. Màu sắc phi tự nhiên, âm thanh điện tử và nhiều chi tiết trong đồ chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tư duy sáng tạo và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách: hành vi hung hăng, lo sợ không có căn cứ và trầm cảm tuổi teen là những kết quả có thể xảy ra.
Chọn đồ chơi có màu sắc và vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc vải. Một món đồ chơi cho trẻ cần mang tính giáo dục nhiều hơn là giải trí, vì vậy đồ chơi nên thực tế.
5. Giường ngủ
Drap, gối, chăn, giường ngủ của trẻ cần được vệ sinh liên tục. Hệ miễn dịch non nớt của bé đề kháng kém trước bụi sán - loại vi sinh vật thường xuất hiện ở drap giường, gây ra bệnh viêm mũi, hen suyễn do dị ứng, nặng hơn là viêm xoang. Mồ hôi, sữa và cả những lần tè dầm của trẻ cũng tạo ra mầm bệnh nguy hiểm nếu không được vệ sinh kĩ.
Bố mẹ nên thường xuyên phơi nắng ruột chăn gối, mỗi lần từ 12 đến 24 tiếng để làm sạch vi khuẩn, ký sinh trùng. Khi giặt giũ, hạn chế sử dụng bột giặt, nước xả có mùi quá nồng, gắt vì khứu giác của bé khá nhạy. Hương nước xả dịu nhẹ như phấn rôm sẽ giúp dễ chịu, ngủ ngon hơn.
6. Quần áo ấm
Trẻ càng nhỏ thì càng chịu sự ảnh hưởng lớn của nhiệt độ. Nếu quá nóng, trẻ dễ bị chứng loạn thần kinh và có thể dẫn đến say nắng. Nếu quá lạnh, bị mặc quá nhiều quần áo ấm khiến cơ thể không thể phát triển bản năng phòng vệ đối với sự thay đổi thời tiết, có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến khả năng miễn dịch thấp.
Quần áo nên được làm từ vật liệu tự nhiên và thoáng khí. Em bé cảm thấy thoải mái khi bụng và ngực khô ráo, bàn chân và bàn tay có màu hồng và ấm áp.
7. Các thiết bị điện tử
Ánh sáng màu xanh lam từ màn hình LED gây tổn thương võng mạc, có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng trong mắt. Điều này có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và mù.
Khi sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng, một đứa trẻ bị tách rời khỏi thế giới thực. Các kỹ năng vận động và cảm giác tốt không được phát triển, và không có sự tương tác trực tiếp. Điều này dẫn đến sự kém phát triển của thùy trán, nó là nguyên nhân quyết định tiếng nói, tính cách....
Cha mẹ chỉ nên cho con sử dụng thiết bị điện tử không quá một giờ trong ngày. Chỉ cho trẻ trên 2 tuổi sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh.
8. Túi xách/ví của bạn
Đây là đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà bạn ít ngờ tới nhất. Nó thực sự tiềm ẩn mối nguy cho trẻ nếu trong túi/ví chứa nhiều đồ vật như thuốc men, vật nhỏ dễ gây hóc nghẹn hoặc những chất hóa học độc hại khác. Hoặc là bạn cần chắc chắn rằng trong túi/ví của bạn không chứa những đồ vật có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ hoặc đơn giản là để nó tránh xa tầm với của trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
10 điều gây hại cho sức khỏe khi ăn tỏi sai cách Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của tỏi tới sức khỏe, nhưng có một số trường hợp tỏi lại gây hại cho sức khoẻ nếu dùng không đúng. Ảnh minh họa 1. Nấu chín tỏi: Việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi...