Uống nước nhiều quá cũng không tốt: Những nhóm người nào không nên uống nhiều nước?
Chúng ta luôn cường điệu rằng phải uống nhiều nước mới có lợi cho sức khoẻ, nhưng phàm là cái gì quá đều không tốt. Nước cũng không nên uống quá nhiều.
Uống quá nhiều nước tại sao lại không tốt?
1. Ảnh hưởng đến độ axit của dịch dạ dày
Nếu uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm loãng dịch dạ dày, khiến cho độ axit trong dịch bị giảm( tăng giá trị pH). Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước sẽ khiến hiệu quả diệt khuẩn của dịch dạ dày giảm, khả năng tiêu hoá thức ăn cũng kém đi.
2. Tăng áp lực lên hệ thống tim mạch
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu của cơ thể, điều này sẽ làm tăng tải trọng lên tim và mạch máu. Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì sẽ tăng nguy cơ bị suy tim. Do vậy, những người mắc bệnh về tim mạch uống quá nhiều nước sẽ rất nguy hiểm.
3. Tăng gánh nặng cho thận
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên dẫn đến áp lực lên ống thận tăng. Lượng nước hấp thụ tăng lên thì sẽ đi tiểu nhiều, từ đó tăng gánh nặng cho thận.
4. Ngộ độc nước cũng có thể xảy ra
Trong một thời gian ngắn uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến giảm khả năng thẩm thấu huyết tương và tăng thể tích máu lưu thông, khiến một lượng nước bị giữ lại trong cơ thể và gây nên tình trạng ngộ độc nước.
Về lâm sàng, ngộ độc nước có thể chia làm mãn tính và cấp tính. Biểu hiện của bệnh mãn tính là cân nặng tăng, da nhợt nhạt và ẩm, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc tiêu hoá không tốt, cũng có các triệu chứng về thần kinh như nhức đầu, mê sảng. Ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dừng hoặc giảm lượng nước đưa vào cơ thể là có thể dừng các tình trạng trên.
Ngộ độc nước cấp tính do phát bệnh đột ngột, dịch nội và ngoại bào tăng, gây nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương. Bởi vì các tế bào não bị phù trướng sẽ phá huỷ sự ổn định của màng tế bào, người bệnh sẽ bởi vì các tế bào bị phù nề mô não mà sẽ có triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, có cảm giác ghê nơi cổ họng, mất trí nhớ hoặc trí nhớ kém.
Video đang HOT
Trường hợp nặng hơn có thể gây đần độn, ảnh hưởng đến nhận thức, hoảng hốt, hôn mê, hoặc có thể dẫn đến động kinh. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên hệ thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Những người nào không nên uống quá nhiều nước?
1. Những người mắc một số bệnh đặc biệt không nên uống quá nhiều nước.
Bệnh nhân bị suy tim, trướng gan, tăng nhãn áp nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, không chỉ phải kiểm soát tốt lượng nước mà còn phải uống nhiều lần với một lượng nhất định. Một lần uống tốt nhất khoảng 200-300ml nước, không thể uống quá nhiều một lần để tránh bệnh nặng hơn.
2. Không nên uống quá nhiều nước vào một số thời gian nhất định
Khi uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ đều không nên uống quá nhiều nước. Vai trò của thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là hình thành lớp bảo hộ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn ngừa việc axit ăn mòn thành dạ dày.
Nhưng nếu uống quá nhiều nước khi dùng thuốc này thì sẽ làm loãng thuốc và giảm tác dụng. Uống quá nhiều nước trước và sau bữa ăn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức ăn. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ làm đầy bàng quang khiến các thụ thể trong bàng quang được kích thích để tạo ra xung động, khiến con người có cảm giác muốn đi tiểu, giảm chất lượng giấc ngủ.
3. Sau khi làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục mạnh
Khi cơ thể tiết ra một lượng lớn mồ hôi sẽ gây mất một lượng muối trong cơ thể. Tình trạng này nên tránh uống quá nhiều nước, khiến cơ thể trong một thời gian ngắn hấp thụ quá nhiều nước mà không bổ sung muối kịp thời sẽ khiến nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu giảm nhanh chóng, từ đó dẫn đến ngộ độc nước.
Điều gì quá cũng không tốt, vì vậy chúng ta phải cân nhắc uống một lượng nước vừa đủ để bổ sung sức khoẻ cho cơ thể và tránh gây nên hậu quả không mong muốn.
Nguồn: Aboluowang
Theo Trí Thức Trẻ
Điều gì xảy ra nếu uống quá nhiều nước hàng ngày?
Không phải chỉ có chuyện uống không đủ nước mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe, việc nạp quá nhiều nước vào cơ thể mỗi ngày cũng có thể gây hại cho cơ thể.
Gây ngộ độc
Con người không thể sống nếu thiếu nước, tuy nhiên việc uống quá nhiều nước có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc. Bởi khi uống nhiều nước đến mức vượt quá khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, gây nên tình trạng ngộ độc nước.
Uống quá nhiều nước có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc (Ảnh minh họa)
Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Gây mất ngủ
Uống nhiều nước, đặc biệt là vào buổi tối có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Nguyên nhân là do khi chúng ta ngủ, não bộ giải phóng ADH, loại hormone chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm.
Uống nhiều nước vào buổi tối có thể khiến bạn bị mất ngủ (Ảnh minh họa)
Nhưng nếu như uống 2 hoặc 3 ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang, và bắt buộc chúng ta phải thức dậy để đi vệ sinh. Điều này sẽ làm rối loạn giấc ngủ, sau đó có thể rất khó để ngủ lại.
Chuột rút
Tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng chất điện giải của cơ thể. Sự mất cân bằng chất lỏng cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.
Tăng nguy cơ suy thận
Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, vì thế nếu bạn uống nhiều nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, yếu thận, suy thận.
Uể oải, mệt mỏi
Uống quá nhiều nước hơn mức cần khiến các tế bào trong cơ thể có hàm lượng natri và glucose thấp, khi đó cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng, và sự chuyển hóa sẽ chậm đi nên có khả năng dẫn đến cảm giác uể oải, mệt mỏi kéo dài.
Đổ quá nhiều mồ hôi
(Ảnh: Soha)
Uống nhiều nước là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động không tốt đến thẩm mỹ và giao tiếp sinh hoạt, công việc của bạn hàng ngày.
Cơ thể nạp quá nhiều nước có thể gây áp lực cho thận trong việc bài tiết nước tiểu, do đó bắt buộc cơ thể phải đổ mồ hôi nhiều hơn và càng đổ mồ hôi nhiều lại càng phải uống nhiều nước.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường sống, thể trạng, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hàng ngày.
Nước ở đây có thể bao gồm nước tinh khiết, trà, cà phê, sữa, các loại nước ép trái cây và ngay cả nước có trong các loại thực phẩm như trái cây và rau quả. Đối với nhứng người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn, hoặc vào mùa hè thì cần uống nhiều hơn mùa đông.
Cách tốt nhất là bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, hãy uống nước khi thấy khát. Uống vừa đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Theo giadinhvietnam
Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước? Uống nhiều nước là tốt, nhưng uống quá nhiều nước thì lại "lợi bất cập hại" cho cơ thể chúng ta. Cùng tìm hiểu những rủi ro của việc uống quá nhiều nước, theo trang tin India.com. ShutterStock Ngộ độc nước Nhiễm độc nước, có nghĩa là uống quá nhiều nước có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, tức hạ natri...