Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ung thư đại tràng phát triển ở ruột già (đại tràng) hoặc trực tràng. Hiện nay ung thư đại tràng chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại bệnh ung thư.
Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở giới trẻ.
1. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đại tràng chưa xác định được, tuy nhiên người ta nhận thấy có nhiều yếu tố nguy cơ trong đó có thể kể đến là:
Người bệnh bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người không hoặc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Người bệnh có chế độ ăn uống thiếu khoa học như thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại,…
Người hút thuốc lá hoặc uống bia rượu thường xuyên cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và một số loại ung thư khác cao hơn bình thường.
Người bệnh có độ tuổi lớn hơn 50.
Người bệnh có tiền sử bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng, trực tràng hoặc các hội chứng như đa polyp tính chất gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng hầu như không có triệu chứng.
2. Dấu hiệu ung thư đại tràng
Các dấu hiệu của ung thư đại tràng tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện. Ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng.
Rối loạn lưu thông ruột: Đây là dấu hiệu sớm, báo động ung thư nhưng hay bị bỏ qua. Sớm nhất có thể chỉ là những thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc đi ngoài, số lần đi ngoài từ vài lần đến hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân có khi bị táo bón, bị đi ngoài phân lỏng, hoặc xen kẽ cả táo bón và đi ngoài phân lỏng.
Đi đại tiện nhầy có máu: Là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng. Đây là triệu chứng quan trọng, báo hiệu ung thư trực tràng. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi, hoặc lờ mờ máu cá, từng đợt hoặc kéo dài. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có thể nhầm sang bệnh lỵ hoặc viêm đại trực tràng, trĩ.
Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân… là những dấu hiệu hay gặp.
Hội chứng đại tiện lỏng hay gặp ung thư đại tràng phải trong khi hội chứng táo bón tắc ruột gặp ở đại tràng trái.
Thay đổi khuôn phân: Phân đi đại tiện thay đổi nhão, hoặc có những rãnh, những vết trên khuôn phân được tạo ra do khối u ở trực tràng.
Những biến chứng của u như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc.
Video đang HOT
Không ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng.
3. Bệnh ung thư đại tràng có lây không?
Ung thư nói chung và ung thư đại tràng hoàn toàn không lây nhiễm tuy vậy, người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng,… dễ mắc ung thư đại tràng hơn.
4. Cách phòng ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lý, kinh tế, và xã hội.
Vì vậy, nên nội soi đại tràng định kỳ 3-5 năm/lần đối với người không có yếu tố nguy cơ, 6 tháng – 1 năm/ lần đối với người có yếu tố nguy cơ (> 50 tuổi, tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đại tràng mạn tính, có yếu tố di truyền trong gia đình). Cần đi khám ngay khi có các triệu chứng của bệnh.
Người có yếu tố di truyền trong gia đình nên đi khám sớm từ năm 20 tuổi. Ngoài ra, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Chất thải tích tụ chính là nguyên nhân hình thành polyp, lâu ngày phát triển thành các tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đào thải chất thải ra bên ngoài, làm giảm đi 40% nguy cơ bị polyp đại tràng.
Không ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Không lạm dụng bia rượu, các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Tuy nhiên, gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
5. Cách điều trị ung thư đại tràng
Điều trị ung thư đại tràng hiện nay là điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều phương pháp như: phẫu thuật, hóa chất, điều trị đích, xạ trị… Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, giai đoạn phát hiện bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Trong đó phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu, ngoài việc cắt bỏ đoạn đại tràng có ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch để đảm bảo lấy bỏ toàn bộ tổ chức ung thư. Có thể thực hiện phẫu thuật theo hai cách: phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
Ngày nay, với những ưu điểm vượt trội như ít đau sau mổ, sẹo mổ nhỏ, hồi phục nhanh sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện mà vẫn đạt được hiệu quả tương đương, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng đang dần thay thế cho kỹ thuật mổ mở truyền thống.
Hiện nay, với những tổn thương đại tràng như polyp, ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm, thì can thiệp qua nội soi đại tràng nhằm cắt polyp, cắt dưới niêm mạc – ESD là một trong những phương pháp được lựa chọn, bệnh nhân sẽ tránh được một ca phẫu thuật lớn và kết quả đem lại rất khả quan, gần như khỏi bệnh hoàn toàn.
Chế độ ăn giúp người bệnh ung thư đại tràng nâng cao thể trạng
Ngoài việc tuân thủ điều trị ung thư đại tràng thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là u xuất hiện ở phần ruột già có khả năng phát triển tại chỗ, xâm lấn ra các cơ quan xung quanh hoặc di căn đến các cơ quan ở xa khác.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy những nhóm đối tượng dễ mắc ung thư đại tràng bao gồm: Yếu tố di truyền; người tuổi trên 50; người bị viêm loét đại tràng mạn tính; người có polyp đại tràng...
Đặc biệt, lối sống thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: Béo phì, thừa cân; Ăn ít trái cây và rau xanh; Ăn ít chất xơ và nhiều chất béo; Ăn nhiều loại thịt đỏ; Uống rượu bia, hút thuốc lá... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Các chuyên gia y tế cũng nhận định, một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm hệ thống và kháng insulin đồng thời dễ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, do đó làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư ở đại tràng.
Chế độ ăn nhiều thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Việc chẩn đoán sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của điều trị. Khi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng, ngoài việc tuân thủ điều trị thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh.
Theo ThS.BS Trần Đức Cảnh, Bệnh viện K Trung ương, ung thư đại tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công của bệnh có thể lên đến hơn 90%. Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư đại tràng, chúng ta cần thay đổi lối sống khoa học hơn bằng cách: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn muối chua, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn...
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về một chế độ ăn cụ thể có thể giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư ở đại tràng hay không nhưng một số nghiên cứu cho thấy, những người sống sót sau ung thư đại trực tràng ăn chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà và cá có thể sống lâu hơn những người ăn chế độ ăn nhiều đường tinh chế, chất béo, thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh ung thư đại tràng
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể người bệnh ung thư có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật và phục hồi sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Ăn đủ chất cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch; giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất, những yếu tố có thể làm suy yếu sức khỏe và khiến bệnh nặng thêm.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư, Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh ung thư cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: protein (chất đạm), carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.
Chất đạm
Chất đạm cung cấp năng lượng và giúp cơ thể phục hồi. Các nguồn thực phẩm giàu đạm tốt và dễ hấp thu bao gồm: Thịt nạc, ức gà, cá, trứng, sữa chua, các loại đậu...
Chất xơ và chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ và phục hồi DNA bị tổn thương của cơ thể.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể và trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào nên có thể làm giảm nguy cơ tế bào đột biến do bị hư hại và trở thành ung thư.
Nhiều loại vitamin, khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào. Một số loại thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại ung thư, cụ thể như thực phẩm thực vật có chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc tăng lượng chất xơ sau khi chẩn đoán ung thư ruột kết mang lại cho bệnh nhân những lợi ích bao gồm cải thiện tỷ lệ sống sót. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ thêm 5g chất xơ mà một người nào đó ăn mỗi ngày, họ sẽ giảm 22% tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng và giảm 14% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Chất béo lành mạnh
Chất béo rất quan trọng vì chúng cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt cho người bệnh ung thư đại tràng bao gồm: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt chia...); Cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ...).
Vitamin và khoáng chất
Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống giúp người bệnh ung thư đại tràng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình điều trị. Một số loại thực phẩm giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư như vitamin C, E, D, canxi, kẽm, beta-carotene và selen...
Nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh ung thư đại tràng bao gồm: Các loại rau củ quả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau; Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi, vitamin D và protein; Thịt nạc cung cấp kẽm, sắt, vitamin B12.
Lưu ý: Để giảm những triệu chứng khó chịu trong ăn uống khi điều trị ung thư, người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo lượng thức ăn cộng lại cung cấp đủ lượng calo cơ thể cần. Nên uống đủ nước mỗi ngày. Nếu nước không ngon miệng, hãy bổ sung thêm chất lỏng vào thức ăn và đồ uống khác như ăn súp, uống trà, sữa, nước ép trái cây...
Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho người bị ung thư đại tràng.
3. Những thực phẩm không tốt cho người bệnh ung thư đại tràng
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Các loại thịt đỏ.
Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng...
Đồ ăn nhanh: thịt nướng, gà rán, khoai tây chiên, hamburger...
Bơ, kem, phô mai...
Thực phẩm chứa nhiều đường
Soda, nước ngọt có gas.
Bánh, kẹo, mứt, kem.
Nước trái cây đóng hộp.
Thực phẩm sinh hơi, khó tiêu
Đậu nành.
Rau bắp cải.
Măng.
Nội tạng động vật.
Rượu, bia, thuốc lá
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, rượu có ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng hay không thì vẫn chưa rõ ràng nhưng uống rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ở nam giới. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh không nên uống rượu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người sống sót sau ung thư đại trực tràng hút thuốc có nhiều khả năng tử vong vì ung thư (cũng như do các nguyên nhân khác). Để phòng ngừa bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ ung thư đại trực tràng, việc bỏ thuốc còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Vị thuốc đông y có tiềm năng điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối Nghiên cứu mới được công bố trên trang tin khoa học ACS Pharmacology & Translational Science, cho thấy một loại trái cây thường được sử dụng trong đông y có chứa một hợp chất có thể giúp điều trị ung thư đại tràng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Hợp chất này được gọi là Schisandrin B, được tìm thấy trong quả...