Tuổi dậy thì nên bổ sung những loại vitamin này để có được chiều cao tối ưu
Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những loại vitamin và dưỡng chất thúc đẩy tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
Trong độ tuổi dậy thì, có nhiều cách khác nhau để tăng chiều cao của bạn. Ngoài những hoạt động thể thao thì thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Trong đó, vitamin cùng các hợp chất dinh dưỡng là một trong những điều thiết yếu nhất giúp cải thiện chiều cao một cách tự nhiên. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những loại vitamin và dưỡng chất giúp tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
Vitamin B1 thúc đẩy quá trình tăng trưởng và giúp chiều cao nhanh chóng được cải thiện hơn. Nó cũng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của quá trình tiêu hóa. Bởi vì, vitamin B1 cung cấp máu cho các cơ quan hỗ trợ trong việc đóng góp vào phát triển thích hợp của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn tác động đến sức khỏe tim mạch và bảo vệ hệ thần kinh.
Những nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào lượng vitamin B1 là đậu phộng, đậu nành, yến mạch, thịt lợn, trứng. Đặc biệt, chúng rất phong phú trong thịt gia cầm, do đó, bạn nên đảm bảo tiêu thụ thực phẩm này ít nhất 3 lần một tuần để giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất.
Vitamin B2 hoặc riboflavin cũng là một vitamin quan trọng khác giúp bạn tăng trưởng chiều cao tối ưu. Chúng có mặt chủ yếu trong các loại rau lá xanh. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ cho sự phát triển của móng tay, da, xương và tóc. Bên cạnh các loại rau thì bạn có thể bổ sung vitamin B2 từ trứng, cá và sữa…
Vitamin D hay còn được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời là một nhân tố quan trọng góp phần làm cho xương phát triển khỏe mạnh. Bởi thế mà khi thiếu hụt những dưỡng chất của vitamin này sẽ làm cho xương và răng của bạn yếu đi. Vitamin D là một khoáng chất thiết yếu giúp hấp thụ canxi và phốt pho, đồng thời góp phần tăng trưởng chiều cao.
Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua việc tiêu thụ sữa, cà chua, khoai tây, trái cây họ cam quýt, phô mai… Ngoài ra, hấp thụ ánh nắng mặt trời cũng là một cách tự nhiên để có được vitamin D. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo che chắn và lựa chọn thời điểm tắm nắng an toàn đấy nhé.
Vitamin C
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic được tìm thấy nhiều trong hầu hết các loại trái cây họ cam quýt. Vitamin này hỗ trợ loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và vì thế mà làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy sự phát triển của xương và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận này.
Video đang HOT
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây mọng nước như cam, bưởi, quýt, chanh, dứa, ổi… Bạn chỉ cần một phần trái cây mỗi ngày cũng đủ hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao rồi đấy.
Canxi
Canxi là một khoáng chất quan trọng khác giúp tăng cường sự phát triển của xương. Điều này giúp bạn có thể cao lớn, khỏe mạnh hơn. Canxi nên được hấp thụ mỗi ngày để tăng sức mạnh và tuổi thọ của xương. Tốt nhất là một ly sữa vào ban đêm sẽ cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Bên cạnh đó, bơ, phô mai, cải bó xôi… cũng là một nguồn canxi tự nhiên rất dồi dào.
Phốt pho
Bên cạnh canxi thì phốt pho cũng là một dưỡng chất cần thiết đi song hành để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình phát triển chiều cao. Bởi vì, xương của chúng ta có đến 80% là phốt pho. Chúng có vai trò trong việc cải thiện vấn đề chậm phát triển ở xương và hiện tượng loãng xương.
Các loại hạt, đậu, cá… là những loại thực phẩm chứa một lượng lớn khoáng chất này.
Nguồn: Boldsky
Theo Helino
Những kỹ năng an toàn ở bể bơi người lớn cần dạy trẻ trong mùa hè
Cho con bơi lội là điều nên làm của cha mẹ, giúp con phát triển hơn về chiều cao, thể lực. Bơi lội cũng có thể giúp con giải nhiệt cơ thể trong ngày hè oi bức. Nhưng cho con đi bơi các bậc phụ huynh phải nhớ dạy con những kĩ năng cơ bản sau để tránh con gặp nguy hiểm
Dạy con tập nhảy xuống nước
Bài tập này vô cùng quan trọng. Nó không những giúp bé biết lặn, ngụp sau này mà còn có tác dụng dạy con làm quen với nước, cách xuống nước an toàn.
Mẹ có thể bắt đầu bài tập này bằng cách để con ngồi trên thành bể bơi. Mẹ xuống nước trước và con phải đợi. Đừng lo việc con không hiểu. Trẻ nắm bắt nhanh hơn mẹ nghĩ.
Một khi đã sẵn sàng, hãy nắm tay bé và hô to "1,2,3 nhảy". Rồi kéo nhẹ bé nhảy xuống nước cùng mẹ. Nên nhớ, mẹ có thể dùng bất cứ khẩu lệnh nào. Tuy nhiên chúng phải đồng nhất, không được thay đổi.
Khi con đã quen, mẹ có thể để con tự nhảy rồi hãy nhấc con lên khỏi mặt nước.
Chú ý: Để đề phòng trơn trượt, mẹ nên cho con xuống nước trong tư thế ngồi và nắm hai tay bé để giữ thăng bằng.
Tập thở
Thổi bong bóng là một trong những cách tốt nhất để giúp bé quen với việc thở dưới nước và hình thành phản xạ thở ra chứ không nuốt khi miệng ngập nước. Trẻ em thường rất thích phun nước nên bài tập này sẽ rất vui vẻ đối với chúng.
Tập ngụp lên xuống liên tục cũng là một ý tưởng tốt. Mẹ có thể hô to 1,2,3 ngụp rồi để trẻ ngập xuống nước. Nhanh chóng nhấc lên. Làm liên tục nhiều lần. Ban đầu, chỉ để nước chạm cằm bé, rồi đến môi, mũi... và sẽ đến lúc, bé hoàn toàn có khả năng ngụp cả đầu xuống nước.
Bài tập cuối cùng của giai đoạn tập thở này là mẹ sẽ cùng ngụp lặp với con. Ban đầu hai mẹ con có thể ngụp chưa đến 2 giây, về sau, thời gian nín thở dưới nước có thể tăng dần.
Chú ý: Chỉ thực hiện bài tập này nếu mẹ thấy trẻ đã sẵn sàng học với thái độ vui vẻ thích thú. Nếu con không hợp tác, có thể dừng ngay.
Dạy con di chuyển trong nước
Một khi con đã thoải mái và làm quen được với việc thở dưới nước, mẹ có thể bắt đầu dạy bé những động tác đạp nước để di chuyển đầu tiên.
Mẹ dùng hai tay giữ nách của con. Có thể giữ con ở ngang hông mẹ, đứng đối diện với con hay đứng sau lưng tùy ý. Từ từ đừa con di chuyển trong nước, cố gắng khuyến khích bé đạp và cảm nhận sự tiến lên. Dần dần, mẹ có thể bỏ tay cho bé tự tiến về phía mẹ trong vòng vài giây rồi tăng dần thời gian và khoảng cách.
Bơi ngửa
Bằng việc có thể nổi ngửa trên mặt nước, em bé có thể học bơi, lật qua để đón hơi thở và làm thêm một số động tác khác.
Bài tập bơi ngửa này rất đơn giản - dùng hai tay đỡ lưng bé, để con nằm ngửa và giúp con nổi. Lúc đầu mẹ cần giữ chặt bé để con cảm thấy an toàn và làm quen với cảm giác "mới lạ" này. Sau đó, thả lỏng tay và giảm dần đồ tiếp xúc của tay mẹ với lưng bé cho đến khi bé hoàn toàn có thể tự nổi ngửa. Nếu bé không thoải mái ở vị trí này lần đầu tiên, mẹ có thể sáng tạo các cách làm khác - ví dụ: gối đầu của em bé trên vai của mẹ, để bé thoải mái vui đùa, đạp chân, cù nhẹ vào bụng bé.... Bé sẽ dần dần trở nên quen với vị trí nằm ngang.
Hướng dẫn con cách lên bờ an toàn
Nếu bé của mẹ chưa biết leo bậc thang để lên bờ, mẹ có thể hướng dẫn con phương pháp sau: Để bé bám hai tay vào thành của bế bơi. Phản xạ của trẻ là leo trèo. Chúng sẽ rất nhanh tự nắm bắt được việc làm thế nào để leo lên bờ, chỉ cần một cú hích mông nhẹ của mẹ là bé sẽ hoàn thành nhiệm vụ này. Tất cả những gì mẹ cần làm là luôn đứng sau hỗ trợ khi bé cần, đảm bảo an toàn cho con.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như mũ bơi, kính bơi, áo phao, nút tai, khăn lông, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, dầu nóng... khi cho trẻ đi bơi vì thứ gì cũng cần thiết.
Không bơi vào giờ "cấm kỵ"
Không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều) vì khiến trẻ dễ bị cảm nắng. Sáng sớm và cuối giờ chiều là những thời điểm "lý tưởng" cho trẻ thoải mái vùng vẫy.
Phải khởi động trước khi xuống nước
Môi trường trên cạn và dưới nước không giống nhau nên cơ thể cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi của môi trường cũng như nhiệt độ dưới nước. Nên nhắc trẻ thực hiện một số động tác khởi động chân tay, làm ấm cơ thể trước khi xuống nước, dù là ra bể bơi hay đi biển, để tránh bị chuột rút.
Cũng cần cho con tắm tráng kỹ trước khi xuống hồ bơi hay ra biển. Việc tắm tráng này giúp trẻ sạch mồ hôi, đồng thời làm quen với nước trước khi ra bơi.
Bơi ở hồ bơi phù hợp lứa tuổi
Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Khi đó độ sâu của hồ bơi sẽ phù hợp với chiều cao của trẻ tránh được tai nạn. Bên cạnh đó, những bể bơi, hồ bơi dành cho trẻ nhỏ sẽ có những vật dụng cấp cứu cũng như nhân viên cứu hộ có kinh nghiệm hơn.
Không ăn no trước khi bơi
Ăn quá no khi bơi sẽ làm trẻ có cảm giác tức bụng, khó chịu thậm chí trẻ còn có nguy cơ dễ bị ngạt nếu vừa nhai kẹo cao su vừa bơi.
Cũng không nên để bụng quá đói, trẻ dễ mệt, choáng khi bơi. Tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi xuống bể khoảng 45-60 phút. Ngoài ra, nên cho trẻ uống đủ nước, có thể mang theo nước chanh muối.
Theo www.phunutoday.vn
Những điều cha mẹ cần biết khi đưa con đi bơi trong mùa hè Cho con đi bơi vừa để con tăng cường về sức khỏe, chiều cao vừa giúp cơ thể được giải nhiệt trong ngày hè oi bức. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải biết một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của con cái khi đi bơi. Những điều chú ý trước khi...