Trường THPT Yên Thế – Bắc Giang: Tiếp bước truyền thống, tự tin trưởng thành
Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, trường THPT Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ các năm học đề ra.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Nhiều năm gần đây, trường đã có những thành tích đáng tự hào trong công tác dạy và học cũng như phong trào thi đua toàn ngành.
Chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy
Trường Trung học phổ thông Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 06 tháng 9 năm 1966 với tên gọi là Trường cấp 3 Yên Thế. Đến năm 1981 Trường được đổi tên là Trường Phổ thông trung học Yên Thế. Năm 1992 đổi tên là trường cấp 2-3 Yên Thế, và từ năm 1998 đến nay, Trường có tên là Trường Trung học phổ thông Yên Thế. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy, nhưng nhiều thế hệ thầy và trò nhà trường đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học đề ra
Cô Hoàng Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường đánh trống khai giảng năm học mới
Nhà trường hiện có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.Hàng năm tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn không ngừng ra tăng, cho đến thời điểm tháng 6/2020 trường đã có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ.Có 1 đồng chí Lãnh đạo có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 04 đồng chí có trình độ Trung cấp lí luận chính trị.100% giáo viên có trình độ tin học văn phòng, biết sử dụng máy tính để khai thác tài nguyên trên mạng. Hiện nay, tất cả giáo viên Tiếng Anh đều đạt chuẩn C1 theo khung năng lực Châu Âu.
Cô Hoàng Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chú trọng công tác giảng dạy, hầu hết cán bộ giáo viên đã hiểu và vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy mới dạy học tích cực, học sinh chủ động. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng dạy học như xếp thời khóa biểu hợp lí cho việc chuẩn bị dụng cụ, có đủ các phòng bộ môn đúng tiêu chuẩn, có một nhân viên thiết bị công nghệ. Đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tận dụng trang thiết bị để dạy học có hiệu quả; thực hiện quản lý và sử dụng thiết bị dạy học chặt chẽ, nghiêm túc….
Cô Hoàng Thị Hạnh cũng cho biết thêm, song song với dạy văn hóa, nhà trường đã triển khai dạy tích hợp một số nội dung theo đúng hướng dẫn của cấp trên vào một số môn học, như giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tạo dựng niềm tin với cha mẹ học sinh
Nhiều năm qua, nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, như: thực hiện nghiêm túc chương trình môn Giáo dục công dân; tổ chức tốt các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp; chú trọng đến việc giáo dục truyền thống của nhà trường cũng như của địa phương; tổ chức cuộc thi tuyên truyền về tác hại của ma túy; tổ chức lao động dọn vệ sinh, trồng cây chăm sóc di tích lịch sử văn hóa; ban hành bộ Quy tắc ứng xử văn hóa; ban hành nội quy nề nếp trong nhà trường; tuyên truyền tham gia cuộc thi như: “Tìm hiểu Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, quê hương đất nước đổi mới”, cuộc thi “ Pháp luật học đường”;…
Nhờ đó, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời gian qua đã có những tiến bộ, đa số các học sinh chăm ngoan, lễ phép, không có học sinh vi phạm pháp luật, các em chấp hành tốt kỷ cương nề nếp của nhà trường, thực hiện tốt các qui định của luật ATGT… Đặc biệt nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật hay mắc các tệ nạn xã hội hoặc tình trạng kết bè đảng, băng nhóm trong nhà trường.
Video đang HOT
Lễ đón học sinh lớp 10
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Công đoàn nhà trường đã thực sự phát huy vai trò tập hợp, vân động các đoàn viên công đoàn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua, các cuộc vân động trong ngành giáo dục. Công đoàn đã thực sự là nơi để cán bộ giáo viên thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình và công đoàn nhà trường cũng đã làm tốt việc chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, vận động cán bộ giáo viên xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị trường học văn hóa.
Trong những năm qua, Đoàn trường Trung học phổ thông Yên Thế cũng không ngừng giới thiệu những đoàn viên ưu tú để Chi bộ Đảng xem xét kết nạp vào Đảng, liên tục được Đoàn cấp trên công nhận là tổ chức Đoàn trong sạch vững mạnh xuất sắc.
Ngoài công tác chuyên môn nhà trường đã kết hợp chặt chẽ ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục học sinh.Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.Nhà trường đã chiếm được mối thiện cảm, uy tín, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Với thành tích nổi bật trong những năm qua, Trường Trung học phổ thông Yên thế, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành xuất sắc các kế hoạch, nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.
Năm học 2015-2016 nhà trường được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm học 2016-2017, 2017-2018, nhà trường được công nhận tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2018-2019 nhà trường đã được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được tặng Cờ thi đua của UBND Tỉnh. Năm học 2019-2020 Nhà trường đã được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
Nói về kế hoạch trong thời gian tới, cô Hoàng Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: ” Tập thể trường THPT Yên Thế sẽ chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Xây dựng các chủ đề tích hợp, nội dung dạy- học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.Chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị và kỹ năng sống, sự hiểu biết xã hội cho học sinh.
Tăng quyền chủ động của các tổ, nhóm chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý điều hành. Tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn và viết sáng kiến kinh nghiệm chất lượng, hiệu quả. Với ý chí quyết tâm, trường THPT Yên Thế sẽ phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được và khắc phục nhứng tồn tại, khó khăn, hạn chế để vươn lên phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần cùng toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Cả sân trường nín lặng khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói về lòng hiếu thảo
"Tôi muốn truyền đến với các em thông điệp rằng, khi bậc sinh thành của chúng ta còn mạnh khoẻ, đừng để cho nước mắt họ phải trào rơi".
Từ sáng sớm, hơn 1000 học sinh trường Trung học phổ thông Yên Thế, huyện Yên Thế, Bắc Giang ngồi lặng yên, nghiêm túc giữa cái rét tê tái của vùng sơn cước và lắng nghe từng lời truyền thụ của diễn giả, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong buổi hội thảo chuyên đề: "Hiếu thảo, hiếu học và cách mạng công nghệ 4.0" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trò chuyện trong buổi hội thảo (ảnh: Trung Dũng)
Dường như những chia sẻ của vị Giáo sư này về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện về đạo làm con đã chạm đúng tâm lý của các bạn trẻ đang tuổi mới lớn, nên suốt trong 3 tiếng đồng hồ đã có không biết bao nhiêu biểu cảm của học trò được thể hiện.
Đặc biệt khi đề cập đến chuyện tình cảm gia đình, vị diễn giả đã nêu lên thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện đại, khi khoảng cách giữa các thế hệ trong cùng một mái nhà đang ngày càng xa hơn.
Lặng im ít phút, giọng trầm buồn Giáo sư lấy luôn ví dụ ngay trong chính gia đình mình để các học sinh dễ hiểu.
Cả sân trường như nín lặng khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể về lòng hiếu thảo (ảnh: Trung Dũng)
Ông kể: "Tôi có hai người con đặt tên là Hiếu và Thảo với mong muốn cuộc đời mình sẽ được chúng đền đáp lại giống như tên gọi đó và may mắn cuộc đời đã cho tôi toại nguyện.
Tôi muốn truyền đến với các em thông điệp rằng, khi bậc sinh thành còn mạnh khoẻ đừng để cho nước mắt của họ phải trào rơi".
Vừa dứt câu chuyện, cả sân trường như nín lặng trong mấy phút, lũ học trò vừa xôn xao trước đó giờ không ai bảo ai ngồi lặng yên, như muốn dành ít phút để suy nghĩ về bản thân mình, liệu một ai trong số chúng đã từng làm bố mẹ phải buồn chưa, mười mấy năm trời bố mẹ nuôi dưỡng mình đã thực sự là người con hiếu thảo hay chưa.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng Khuyên học sinh nên chăm lo học hành để báo hiếu cho mẹ cha (ảnh: Trung Dũng)
Để xua tan đi sự tĩnh lặng đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp tục bằng lời khuyên: "Với những người làm cha, làm mẹ khi có con đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc các em chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô đã là một sự báo hiếu lớn nhất với họ rồi.
Các em hãy nhớ lấy điều đó và hãy tạo dựng một cuộc sống lành mạnh, vì chính các em sau này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta đang bước vào vận hội mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hãy phấn đấu hơn nữa để không bị tụt hậu so với thế giới".
Không khí trầm lắng kết thúc, thay vào đó là sự sôi nổi tranh luận và những câu hỏi dí dỏm của các cô cậu học trò dành cho Giáo sư.
Em Trần Huyền Trân, lớp 11A7 hỏi: "Thưa Giáo sư, làm thế nào để biết được đâu là việc mình thích đâu là việc mình đam mê và thành công với đam mê đó?".
Đáp lại câu hỏi này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trả lời rằng: "Việc đam mê hay là chỉ thích nhất thời còn phải phụ thuộc vào trí thông minh của mình. Muốn biết cụ thể nhất, em có thể lên mạng hoặc nhờ cô giáo chủ nhiệm tìm hiểu về 8 trí thông minh là gì, bởi trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp để nói hết được chủ đề này cho em hiểu thì thời lượng là không đủ.
Tương ứng với những trí thông minh đó, bản thân em phải biết em có thế mạnh và nghiêng về trí thông minh nào. Nếu công việc của mà em đang theo đuổi phù hợp với trí thông minh của em thì em có khả năng trở thành người tài giỏi".
Không chỉ quan tâm đến tri thức và kỹ năng sống, các em học sinh còn có sự tư duy và liên hệ rất nhanh đến cuộc cách mạng 4.0 mà vị diễn giả đang nói tới.
Em Hoàng Ngọc Anh, lớp 12A8 mạnh dạn đặt ra vấn đề liên quan đến việc kiếm tiền từ game. Cậu lấy ví dụ là những streamers, youtubers nổi tiếng với thu nhập cả trăm triệu hàng tháng của họ.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đánh giá đây là một câu hỏi khá thú vị. Tuy nhiên Giáo sư cũng đưa ra những lời khuyên:
"Tôi thấy rất ít những người chơi game mà kiếm được tiền. Chủ yếu là những người làm game, lập trình game thì có thu nhập rất tốt. Việc chơi game mà có tiền chỉ đến từ một số nhỏ nhưng phải chơi thật giỏi. Ngoài ra các em cũng nên bảo vệ sức khỏe của mình, tránh chơi game thâu đêm suốt sáng rất có hại".
Học sinh hỏi giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Làm gì để trở thành người tự do (ảnh: Trung Dũng)
Còn em Đoàn Thuỳ Dung, lớp 10A7 lại tỏ ra quan tâm đến quan điểm "Học để trở thành người tự do" của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: "Giáo sư có nói rằng, tương lai của mình chỉ có bản thân mình tự quyết định chứ không ai có thể quyết định thay mình, nếu sau này học ra trường em muốn đi xuất khẩu lao động thì Giáo sư có thể cho biết thu nhập khi làm ở nước ngoài là bao nhiêu và điều kiện để đi xuất khẩu lao động mình cần có là gì không ạ?"
Câu hỏi này của Thuỳ Dung được Giáo sư trả lời rằng: "Các em hãy cố gắng học để trở thành con người tự do. Trong đó có sự tự do về lựa chọn. Đại học không phải là con đường và cái đích duy nhất mà người học hướng đến.
Các em có thể đi xuất khẩu lao động nếu như cảm thấy việc thi và học đại học là không cần thiết. Điều kiện để đi xuất khẩu lao động phải dưới 30 tuổi, có đủ sức khỏe và biết một ngoại ngữ ở trình độ A.
Hiện nay có rất nhiều thị trường lao động tiềm năng nhưng tôi khuyên các em nên học tiếng Nhật và đi lao động tại Nhật Bản".
Cô Hoàng Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Thế cảm ơn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam và Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (ảnh: Trung Dũng)
Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Yên Thế chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (ảnh: Trung Dũng)
Để kết thúc buổi hội thảo, cô Hoàng Thị Hạnh - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Thế gửi lời cảm ơn đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo mang đến cho thầy cô và các em học sinh nhà trường nhiều bài học ý nghĩa.
Đồng thời mong Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục lan tỏa chương trình ý nghĩa này đến với nhiều trường học, chuẩn bị hành trang cho các em học sinh bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thái Bình: Trung tâm ngoại ngữ, tin học phải công khai tiêu chuẩn chất lượng Sở GD&ĐT Thái Bình vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý của trung tâm ngoại ngữ, tin học; giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa. Ảnh minh họa/internet Trong văn bản này, sở GD&ĐT đề nghị chủ đầu tư, giám đốc trung tâm: ngoại ngữ, tin học; giáo dục kỹ năng sống; hoạt...