Trông như que củi, cắn muốn gãy răng thành đặc sản của cả nước được lùng mua
Bên trong chúng chứa nhiều protein dù việc ăn vất vả kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Khi nhìn bên ngoài, ai cũng ngỡ chúng như những khối đá. Tuy nhiên đây là một đặc sản được nhiều người tìm mua.
Chhurpi hay Durkha là một loại phô mai truyền thống của Nepal
Chúng được làm từ sữa của loài bò yak hay chauri (con lai của bò thường và bò yak).
Chhurpi có 2 loại mềm và cứng. Loại mềm ăn kèm với cơm, còn loại cứng trở thành món ăn nổi tiếng khắp thế giới.
Video đang HOT
Loại phô mai cứng được nhiều người trên thế giới tìm mua có độ cứng như đá.
Loại Chhurpi mềm được làm bằng cách đun nóng sữa, tách một phần sữa và bỏ đi phần chất béo rồi đun sôi để hạ thấp hàm lượng nước, tiếp đó cho sữa chua vào khuấy đều. Khối phô mai được bọc trong miếng vải để nước ra hết.
Từ Chhurpi mềm, người ta cắt thành các đoạn nhỏ và treo ngoài trời để gió làm cứng khối phô mai hơn nữa.
Sau quá trình này, khối phô mai cứng đến mức không thể cắn nổi vì như đá. Do đó, bạn cần làm mềm trước khi thưởng thức. Để thưởng thức phô mai đặc biệt này, chúng thường được cắt thành khối hình vuông nhỏ.
Mọi người sẽ ngậm hàng tiếng đồng hồ trong miệng, nhai một chút ở lớp bên ngoài cho đến khi chúng mềm hẳn.
Trong suốt thời gian ngậm đó, hương vị của khối phô mai không mất đi.
Có thể mất đến 2 tiếng bạn mới có thể ăn xong một miếng phô mai Chhurpi cứng.
Hàm lượng protein trong khối phô mai là nguồn dinh dưỡng cho những người sống trên núi cao, điều kiện khắc nghiệt từ hàng trăm năm trước.
Mức giá bán trên một số trang bán hàng online là 320.000 đồng/kg.
Nghi Dung
Quýt hồng chưng Tết giá tiền triệu
Ông Hà Thanh Hồng, 69 tuổi, ở huyện Lai Vung trồng 150 chậu quýt hồng cho trái chín ngay dịp Tết, được thương lái "bao tiêu" hết.
Quýt hồng là đặc sản nổi tiếng của huyện Lai Vung.
Các cây quýt được lão nông này chọn trồng vào chậu phải từ 1,5 đến 2,5 tuổi, cao khoảng 2 m, dáng đẹp. Hiện sau gần một năm chăm sóc đặc biệt, mỗi chậu quýt hồng cho từ 20 đến 70 trái tròn đều, bắt đầu chín, màu sắc bắt mắt.
"Tất cả được thương lái đến đặt hàng từ hai tuần trước, với giá một đến 8 triệu đồng mỗi chậu để mang đi bán khắp nơi", ông Hồng nói và cho biết các chậu quýt này có thời gian chưng hơn một tháng. Mức giá này tương đương Tết năm trước, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi khoảng 60%.
Huyện Lai Vung có hơn 10 hộ trồng quýt hồng đặc sản trong chậu cho trái và chín ngay dịp Tết với số lượng hạn chế nên giá gấp nhiều lần so với thu hoạch bán trái bình thường.
Ông Hồng chăm sóc các chậu quýt của mình.
Toàn huyện có khoảng 850 ha quýt hồng, nhưng 30% chết trong năm 2019, nhiều diện tích còn lại bị sâu bệnh tấn công, sản lượng giảm mạnh.
Theo vnexpress
Đặc sản vùng miền vào giỏ quà Tết Tết Canh Tý 2020 chỉ còn đếm ngược hơn 20 ngày nữa, thị trường giỏ quà Tết chính thức bước vào giai đoạn cao điểm tiêu thụ Năm nay, Tết âm lịch đến sớm nên từ cuối tháng 11-2019, các cửa hàng thực phẩm, siêu thị đã rộn ràng trưng bày, giới thiệu giỏ quà Tết. Năm nay, giỏ quà được các siêu...