Trong khủng hoảng Covid-19, thiền định là phương pháp được nhiều người tìm tới nhất: Xua tan lo âu và sợ hãi bằng cách thở và ngắm nhìn thiên nhiên
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi như lúc này, rất nhiều người trên thế giới đã tìm đến thiền định như một cách để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Chỉ 10 phút mỗi ngày là đủ để mọi người quên đi những hoang mang, lo sợ ngoài kia và tìm lại bình yên trong tâm hồn mình.
Trước khi dịch Covid-19 buộc tôi phải ngồi nhà, tôi thường thực hiện một nghi thức thiền vào buổi sáng: đứng im lặng trên ban công suốt 40 phút và nhìn vào rặng cây vàng rực phía trước.
Tối đến, tôi cũng tập thiền. Thói quen này nuôi dưỡng lòng biết ơn và trắc ẩn trong suốt quãng thời gian bất ổn này, nhất là khi tôi đang chờ đứa con thứ hai ra đời.
Tôi đã bị thu hút bởi chánh niệm và thiền định từ khi còn là một thiếu niên. Tuy nhiên, tôi mới biến nó thành thói quen hàng ngày cách đây 1 năm, sau khi một buổi học với Danielle Van de Velde.
Thiền định cho phép chuyển đổi từ lối sống bị động sang chủ động, nhờ đó ta có thể tập trung vào những điều mình muốn như suy nghĩ, trải nghiệm và chữa lành.
“Điều này rất quan trọng trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà cuộc sống của chúng ta bị hạn chế và tra tấn liên tục bởi tin tức về Covid-19″, Van de Velde – giáo viên dạy thiền người Úc với 30 năm kinh nghiệm – cho biết.
Là phương pháp đưa con người vào trong nhận thức hiện tại, thiền định tạo ra một trạng thái hiện tại mới và khả năng quay về nhận thức hiện tại theo ý muốn.
Giống như tôi, Van de Velde tin rằng thiền định đã đem lại cho bà một sức khỏe tốt, khả năng phòng ngừa bệnh tật và năng lực sống bằng trực giác. “Thiền định đối với tôi là lối sống, là trạng thái hiện tại, chứ không chỉ là một hoạt động mà tôi tham gia. Nó đã thay đổi hoàn toàn cách tôi sống”, bà tâm sự.
Van de Velde bắt đầu tập thiền từ khi mới là một đứa trẻ. “Ngay từ bé, tôi luôn khao khát được thấu hiểu cuộc sống và bản thân”, bà cho biết. Điều này, cùng với tính cách hơi nổi loạn, đã dẫn bà tới cuộc hành trình dò tìm và khám phá.
Những năm 20-30 tuổi, Van de Velde làm việc trong ngành tài chính và bất động sản tại Úc, Mỹ và châu Âu. Ngoài giờ làm, bà dành thời gian tìm tòi nhiều phương pháp chữa lành và kỹ thuật thiền, cũng như hướng dẫn tập thiền cho các nhóm khách hàng trước khi trở thành giáo viên có chứng chỉ. 15 năm trước, Van de Velde đã rời bỏ cuộc sống văn phòng để đi dạy thiền.
Hầu hết các học sinh của Van de Velde đều bị stress nặng vì cảm giác “bất lực và hoang mang” trong suốt mùa dịch Covid-19. “Những cảm xúc này dễ khiến con người tạo ra những thực tại thay thế đầy chết chóc và đau thương, tách họ ra khỏi thế giới thực sự”, bà giải thích.
Sutha Atiin – một nhân viên xã hội đến từ Indonesia – hiện đang làm học sinh của bà. Cô cảm thấy lo lắng, chóng mặt khi thấy số ca nhiễm Covid-19 cứ không ngừng gia tăng.
“Tôi có con cháu ở Anh và Singapore, đại gia đình ở Úc và toàn thể gia đình ở Indonesia. Là một người mẹ và một người bà, tôi lo chúng sẽ nhiễm Covid-19″, người phụ nữ 62 tuổi này tâm sự.
Để giải tỏa stress, Atiin thường tập thiền dưới hình thức pranayama – có nghĩa là năng lượng hay sinh lực (prana) và thở (yana). Cô cũng yêu thích nadi sodhana – phương pháp thở xen kẽ bằng mũi
“Đêm nọ, tôi bỗng dưng thấy lo lắng”, Atiin nhớ lại. “Tôi đã tập nadi sodhana: đóng lỗ mũi trái và hít vào thật chậm qua mũi phải, sau đó đóng lỗ mũi phải để thở ra thật chậm qua mũi trái”. Sau 20 phút như thế, cô ấy đã quay trở về trạng thái thư giãn.
Sutha Atiin đang tập thiền dưới hình thức pranayama.
“Trong lúc ấy, tôi cũng đồng thời gửi tới mọi người tình yêu và lòng trắc ẩn. Phương pháp này luôn khiến tôi cảm thấy bình yên trong lòng”, bà bổ sung.
Thiền định không chỉ tốt cho trí tuệ mà còn bồi bổ cơ thể, kích thích não bộ sản sinh ra các chất hóa học nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ, lòng tốt và lòng vị tha đều được cho là có tác dụng này.
Bản đánh giá của 20 nghiên cứu về mối quan hệ giữa thiền định và hệ miễn dịch trên Biên niên sử của Học viện Khoa học New York năm 2016 đã chỉ ra, thói quen này có làm giảm viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.
Video đang HOT
Thiền định là chìa khóa giúp tôi bình ổn về mặt tinh thần lẫn tâm linh trước giờ sinh nở mà không cần dùng tới thuốc. Bất cứ khi nào có thể, tôi sẽ ngồi thiền ở bên ngoài hoặc ngắm nhìn thiên nhiên. Việc ngắm nhìn cây cối thực sự rất dễ chịu và đem lại cảm giác bình yên. Ngồi khoanh chân trên chiếc nệm thiền, tôi nhắm mắt lại và tập trung vào từng nhịp thở của mình. Tôi hít vào thật sâu và thở ra hết sức đều đặn, chậm rãi.
Sau vài phút tập trung thở, tôi đã đạt đến trạng thái thay đổi nhận thức và quay trở về với nhịp thở tự nhiên của mình – thứ giờ đây đã chậm rãi và thoải mái hơn nhiều. Tôi quan sát bất kỳ suy nghĩ hay âm thanh nào lọt vào tâm trí mình. Mỗi khi có suy nghĩ xuất hiện, tôi sẽ hình dung nó thành quả bóng bay và thả nó lên bầu trời.
Sau khi thiền, tôi cảm thấy bình tĩnh và hoàn toàn hiện diện ở hiện tại. Điều này giúp tôi mặc kệ những dòng cảm xúc cứ đến rồi đi trong ngày.
Trong thời gian cách ly xã hội, khi chồng tôi và các đồng nghiệp của anh ấy họp trực tuyến vào sáng thứ Hai, tôi sẽ hướng dẫn họ tập thiền đơn giản để họ thư giãn và kiểm soát stress tốt hơn.
Với phương pháp này, mọi người có thể bước vào trạng thái thiền định suốt cả ngày, không chỉ mỗi lúc ngồi tập nghiêm chỉnh. “Quá trình này diễn ra nhanh, khi cơ thể bắt đầu nhận ra được sự chuyển động nội tại và các đường dẫn truyền thần kinh được thiết lập để hình thành nên thói quen thiền”, Van de Velde giải thích. “10 phút tập trung thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo ra những thay đổi đó chỉ trong một thời gian ngắn”.
Để có thể duy trì được sự bình yên nơi tâm hồn trong thời điểm dịch bệnh này, Van de Velde gợi ý mọi người nên chuyển sang chế độ nhẹ nhàng, với lượng rau củ quả nhiều hơn. Ngoài ra, bà cũng khuyến khích kết nối với thiên nhiên và những người thân yêu xung quanh.
Atiin đã thử các hình thức thiền định khác, bao gồm việc dành thời gian để làm việc. “Tôi cảm thấy việc kết nối và chăm sóc khu vườn của mình cực kỳ dễ chịu”, bà nói. Lần đầu tiên sau nhiều năm, bà cũng thử cầm lại cọ vẽ. “Hình thức sáng tạo nghệ thuật này có tác dụng chữa lành và giúp tôi xử lý cảm xúc.”
Van de Velde tin rằng, dịch bệnh lần này là cơ hội vàng để mọi người hiểu sâu hơn về hệ thống tinh thần-thể chất-năng lượng, cũng như khả năng chữa lành và tự điều tiết của nó. “Đây có lẽ là lời mời vĩ đại nhất mà thế giới có được để trở nên tốt đẹp hơn, và điều này chỉ xảy ra với mỗi người tại một thời điểm”, bà nhận xét.
Bài chia sẻ của Angela Jelita – phóng viên thời vụ kiêm nhà hoạt động vì môi trường của SCMP.
[ẢNH] Những sai lầm tai hại khi ngủ trưa gây ảnh hưởng sức khỏe
Ngủ trưa là một thói quen lành mạnh, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lấy lại năng lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không hợp lý, khoa học, giấc ngủ vào buổi trưa có thể phản tác dụng, khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, uể oải.
Do đó, bạn cần tránh một số thói quen khi ngủ trưa như: Ngủ trưa quá nhiều, ngủ ngay sau khi ăn, ngủ sai tư thế... để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.
Nếu có sự kiểm soát chặt chẽ về thời gian, một giấc ngủ trưa sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Một giấc ngủ ngắn sẽ làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực tồn tại trong mỗi người
Điều này được lý giải là do, khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh và mang lại cho bạn sự thoải mái về tinh thần
Bên cạnh đó, ngủ trưa còn là phương pháp tự nhiên giúp bảo vệ và phòng ngừa chứng khô mắt
Ngủ thiếp đi có thể làm cho các cơ bắp mắt được thả lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn, từ đó có thể ngăn ngừa mất thị lực một cách hiệu quả. Khi đó, tuyến lệ cũng bắt đầu tiết nước mắt, giúp giữ ẩm cho đôi mắt của bạn
Không chỉ giúp bảo vệ mắt và giảm căng thẳng, một giấc ngủ trưa khoa học sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ
Trong khi ngủ, thông tin từ trí nhớ ngắn hạn được chuyển sang trí nhớ dài hạn, giúp bạn ghi nhớ, xử lý và sắp xếp lại thông tin trong não bộ một cách có hiệu quả hơn
Hiệu quả công việc tăng cao nếu bạn sắp xếp cho mình một giấc ngủ trưa khoa học, hợp lý
Bên cạnh việc giảm căng thẳng, giấc ngủ trưa còn giúp cân bằng năng lượng, từ đó đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn, nâng cao hiệu suất công việc
Ngủ trưa còn là một trong những biện pháp tự nhiên giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể
Ngủ trưa là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu duy trì một số thói quen ngủ trưa sau sẽ khiến phản tác dụng, thậm chí gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, sức khỏe của bạn
Theo trang Sleep Foundation, việc ngủ quá lâu vào buổi trưa sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức nửa đầu...
Nguyên nhân là do, khi bạn ngủ trưa nhiều (khoảng 80-100 phút), cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang trạng thái ngủ sâu. Khi đó, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế sâu khiến lượng máu lưu thông lên não bị giảm, quá trình trao đổi chất bị chậm lại, dẫn tới tình trạng mệt mỏi, đau nhức, kèm theo chóng mặt... sau khi tỉnh giấc
Theo Medical News Today, thời gian ngủ trưa lý tưởng là khoảng 20-30 phút. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi đối với từng cá nhân. Bạn có thể thử nghiệm các giấc ngủ trưa trong khoảng từ 10-45 phút để tìm ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng cho mình
Đối với thanh thiếu niên, một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 30-60 phút sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nhiều người thường ngủ trưa ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ
Việc ngủ ngay sau khi vừa ăn no sẽ khiến dạ dày giảm năng suất, không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn từ bữa trưa, từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy. Để đảm bảo sức khỏe, sau khi ăn, chúng ta nên ngồi nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi bắt đầu vào giấc ngủ trưa
Do thiếu không gian, nhiều người thường ngủ trưa với các kiểu tư thế khác nhau như ngồi ngủ gật, ngủ trên hai chiếc ghế chập lại hay ngủ gục trên mặt bàn...
Theo các chuyên gia, cách nằm vặn vẹo, không thoải mái sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau mỏi cổ, vai, thậm chí tê bì các cơ do bị chèn ép, máu lưu thông không tốt. Nếu diễn ra thường xuyên, những tư thế ngủ này có thể gây ra các bệnh mãn tính về xương, khớp
Đặc biệt, tư thế nằm ngủ gục trên mặt bàn sẽ gây đè nén lồng ngực, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn, là nguyên nhân chính gây đau đầu sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, việc ngủ gục đầu vào cánh tay sẽ gây áp lực lên mắt, lâu ngày ảnh hưởng xấu tới thị lực của con người
Vì vậy, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ trưa cũng như sức khỏe của bạn, bạn có thể mua giường, ghế xếp hay các tấm nệm có thể xếp gọn sau khi ngủ, không chiếm nhiều diện tích trong căn phòng hay nơi làm việc của bạn
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi tỉnh dậy nếu ngủ trong môi trường ồn ào, có quá nhiều tiếng động
Khi ngủ trưa, bạn hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh, thoáng mát để bắt đầu giấc ngủ. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh hơn
Do công việc bận rộn, nhiều người thường ngủ trưa và thức dậy quá muộn, trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể
Việc ngủ trưa quá muộn có thể sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ vào buổi tối, gây ảnh hưởng tới tinh thần, từ đó hiệu quả làm việc, học tập bị giảm sút
Để đạt hiệu quả cao trong công việc, sau khi tỉnh giấc, thay vì ngay lập tức ngồi vào bàn làm việc, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng từ 5-10 phút và uống một cốc nước cho tỉnh táo
Ngồi vào bàn làm việc ngay sau khi thức dậy sẽ khiến cơ thể thiếu tỉnh táo, mệt mỏi, tăng thêm căng thẳng, áp lực, dẫn tới hiệu quả công việc không như ý muốn
Kiều Phương (Tổng hợp)
6 thời điểm vàng nên uống nước Uống nước vào một số thời điểm thích hợp trong ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm và hỗ trợ giảm cân... Trung bình, một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước/ngày để duy trì sức khỏe tốt. Uống nước sau khi thức dậy: Một ly nước sau khi thức giấc vào buổi sáng giúp ích cho...