Trời nóng, người có bệnh này cần kiêng cua đồng vì rất độc
Cua đồng là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được xếp vào danh sách thực phẩm mang lại nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, quá trình chế biến và ăn cua sai cách lại rất gây hại cho cơ thể. Bởi hiện nay, cua tự nhiên rất dễ bị sống trong những ao hồ bị nhiễm bẩn, hoặc cua nuôi thì nghi ngờ bị nuôi bằng hóa chất.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 loại độc tố Dioxin và PCBs thường được tìm thấy nhiều ở thịt cua được nuôi ở khu vực nước bị ô nhiễm. Người ăn phải độc tố này có biểu hiện như: phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, do nhiều người không có thời gian chế biến nên thường chọn cua xay sẵn. Người bán hàng vì lợi nhuận đã xay lẫn cả cua đã chết. Trong khi đó, những cua đã chết, nhất là chết lâu, axit amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa…
Theo các chuyên gia, người có những dấu hiệu sau tốt nhất không nên ăn cua đồng:
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Canh cua, cà pháo là món được ưa chuộng khi thời tiết nắng nóng. Ảnh minh họa
Người bị bệnh gout
Video đang HOT
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người bị tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.
Người bị hen
Theo Đông y, cua đồng vốn có tính hàn, vậy nên hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt với những người bị ho do hen hay cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, những người có cơ địa bị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, tuyệt đối không nên ăn cua.
Tuy nhiên qua đợt bệnh thì ăn trở lại, không nên kiêng khem tuyệt đối vì trong cua rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Chế biến cua đúng cách
- Môi trường sống của cua đồng có thể chứa các chất độc hại hay chất bẩn, vì vậy khi chế biến cần ngâm nước muối, rửa sạch nhiều lần để có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn.
- Khi tách riêng phần thịt cua cần ngâm vào nước muối để loại bỏ những kí sinh trùng ẩn sâu trong thịt cua. Khi làm cua nếu thấy những loại ký sinh trùng này bạn nên loại bỏ, không nên vì tiếc của mà giữ lại.
- Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần. Bên cạnh đó, màu sắc của cua đồng cũng khá khác cua nuôi, cua nuôi thường xanh, trắng đục, xám trong khi cua đồng thường có màu nâu.
Theo giadinh.net
"Điểm mặt" những căn bệnh nguy hiểm thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
Thời tiết nắng nóng của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút phát triển tấn công làm suy yếu hệ miễn dịch của bé, khiến bé rất dễ bị nhiễm bệnh.
Ở trẻ em, do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện chính vì thế rất hay mắc phải các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh thường hay gặp của trẻ nhỏ vào mùa hè, bố mẹ cần tham khảo để chủ động phát hiện và có những biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho con mình:
Thời tiết nắng nóng khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa)
Bệnh rôm sảy dễ xuất hiện vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng của mùa hè thường dễ gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa ở trẻ em. Nếu trẻ không được chăm sóc tốt, đặc biệt là các vấn đề về vệ sinh ngoài da kém, rôm sảy sẽ phát triển thành nhọt, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm da kiểu mãn tính, thậm chí nặng hơn có thể phát triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Bệnh tiêu chảy bùng phát vào thời điểm nắng nóng
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì với thời tiết ẩm nóng như mùa hè là điều kiện rất thuận lợi cho ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế trẻ rất hay bị tiêu chảy vào mùa hè.
Nếu bố mẹ thấy con có các triệu chứng như: Số lần đi đại tiện 3-5 lần/ ngày hoặc có thể nhiều hơn lên đến vài chục lần/ ngày kèm theo các cơn đau bụng, buồn nôn hay nôn thì bố mẹ cần nhanh chóng theo dõi và điều trị kịp thời cho trẻ.
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Việc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh do điều hòa nhiệt độ, hay thói quen bật quạt hất thẳng vào người, ăn uống các đồ ăn lạnh như nước đá, kem vào mùa hè rất dễ khiến trẻ gặp phải các bệnh về đường hô hấp.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng như: Sốt cao, ho, hắt hơi liên tục, ngạt mũi và chảy nước mũi liên tục, đau cơ khớp, mệt mỏi kéo dài.
Để hạn chế tối đa các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ bố mẹ cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh, hạn chế cho trẻ ăn các đồ lạnh kem, nước đá. Ngoài ra cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt.
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan trong thời tiết mùa hè
Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh và dễ lan thành dịch. Nếu không được chăm sóc và điều trị kip thời rất dễ biến chứng thành viêm não và gây tử vong ở trẻ.
Khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, kém ăn và đau họng, sau đó xuất hiện các nốt ban màu hồng có đường kính 2mm ở trong khoang miệng, trên lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lí.
Bệnh sốt vi rút có dấu hiệu tăng mạnh khi thời tiết nắng nóng
Vào mùa hè, trẻ thường rất hay bị sốt vi rút. Khi bị sốt vi rút trẻ thường có các biểu hiện như: Sốt cao, đau mỏi người, đau đầu kém hắt hơi, chảy mũi và ho, hoặc trẻ có thể phát ban nổi hạch ở cổ, một số trường hợp nặng có thể co giật. Bố mẹ cần nhanh chóng theo dõi để có biện pháp xử lí, điều trị kịp thời cho trẻ.
Các biện pháp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ, tắm gội hàng ngày để tránh ngứa ngáy, thay quần áo mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm.
- Cho trẻ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều các loại quả giàu vitamin, kali và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng. Tăng cường các nhóm thực phẩm giải nhiệt rau dền, bí xanh,... Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước đá hay ăn các thực phẩm quá lạnh.
- Cho trẻ chơi trong nhà thoáng khí, mát mẻ, tránh để bé chạy nhảy, chơi ngoài nắng quá lâu.
- Không để quạt điện xối thẳng vào người hay bật điều hòa nhiệt độ quá lạnh bởi trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi ngủ sau khi vừa tắm xong.
Theo giadinhvietnam
Nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện kín bệnh nhân Nắng nóng gay gắt trên 40 độ C trong 2 ngày cuối tuần đã khiến lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột biến. Bệnh nhân cấp cứu tại BV Thanh Nhàn ngày nắng nóng Sáng Chủ nhật (19/5) khoa Cấp cứu Nội Nhi (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) rất đông bệnh nhân. Trong những ngày nắng nóng vừa qua, mỗi ngày khoa...