Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian cực kì đơn giản
Bệnh nấm lưỡi còn được gọi là tưa lưỡi thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ gây cảm giác cho bé khó chịu và biếng ăn. Nếu không chữa trị ngay sẽ làm bé ăn uống kém dẫn tới còi xương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng các phương pháp dân gian cực kì đơn giản. Ảnh Internet
Dưới đây là các cách trị tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian cực kì đơn giản. Các mẹ hãy áp dụng để cải thiện tình trạng sớm nhất nhé.
Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.
Lá hẹ
Rửa sạch hẹ, đập dập cho ít nước sôi vào khuấy đều, chắt nước, dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày. Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch lưỡi nên rất an toàn cho bé.
Nước trà xanh
Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Cách chữa này cũng hiệu quả, tuy nhiên do một số tính chất trong trà xanh, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.
Mật ong được đánh giá cao bởi khả năng diệt khuẩn và chống viêm tốt, ngoài khả năng chữa viêm họng hiệu quả thì các mẹ có thể dùng để chữa tưa lưỡi. Viêm họng sẽ giúp diệt khuẩn tốt, kháng viêm và làm dịu nhanh các tổn thương ở lưỡi. Tuy nhiên mẹ nên dùng ít mật ong và tránh để bé nuốt vào dạ dày bởi sẽ không tốt.
Video đang HOT
Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.
Lưu ý
Rửa sạch tay trước khi vệ sinh cho bé. Không nên cho con ngậm sữa trong miệng quá lâu. Mỗi lần bú xong phải vệ sinh khoang miệng cho bé luôn.
Cần giữ gìn vệ sinh núm vú hoặc ống dẫn sữa, bình sữa hoặc tất cả các đồ dùng cho bé ăn, đồ chơi hàng ngày.
Nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Với những cách chữa tưa lưỡi cho bé trên đây hy vọng sẽ giúp cho các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất. Điều trị cho trẻ hết tưa lưỡi sẽ giúp trẻ ăn uống ngon hơn ngày càng phát triển khỏe mạnh.
Bác sĩ cảnh báo: Bé 4 tuổi đã bị cong vẹo cột sống
Một số cha mẹ để mặc con tự ngồi xem tivi, điện thoại, ngồi học sai tư thế mà không nắn chỉnh nên bé đã bị cong vẹo cột sống lúc nào không hay.
"Hãy dành ra 5 phút mỗi ngày để ngắm con một cách cẩn thận!", đó là lời cảnh báo của bác sĩ Vũ Thành Luân (bác sĩ thể thao, hiện đang công tác tại CLB Bóng đá Hà Nội) sau khi thăm khám và điều trị cho 2 bé mới chỉ 4 tuổi đã bị cong vẹo cột sống vì tư thế sinh hoạt sai.
Bác sĩ Vũ Thành Luân chia sẻ, bé trai được cha mẹ tình cờ phát hiện khi thấy con có thói quen ngồi nhìn lệch hướng sang phải, còn bé gái được phát hiện khi qua nhà bác sĩ chơi thấy con bị lệch vai và nhìn lệch phải. Cả hai đã được bác sĩ chỉ định chụp X-quang kiểm tra cột sống cổ thì có kết quả như sau: Cong vẹo cột sống độ I.
Bé trai có thói quen ngồi nhìn lệch hướng sang phải (Ảnh: Bác sĩ cung cấp)
Nguyên nhân trẻ bị cong vẹo cột sống
Rất nhiều người ngạc nhiên khi trẻ mới 4 tuổi đã bị cong vẹo cột sống. Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của con người, nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải hoặc phía trước, phía sau do không còn giữa được các đoạn cong sinh lý như bình thường.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị cong vẹo cột sống, trong đó tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học bị cong vẹo cột sống khá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng đáng chú ý nhất là do thói quen ngồi, thói quen sinh hoạt sai tư thế của trẻ, chẳng hạn như:
- Do thói quen ngồi, sinh hoạt, xem điện thoại, học bài không đúng tư thế.
- Thiếu canxi.
- Bệnh lý xương khớp như còi xương, suy dinh dưỡng, loãng xương.
- Tập ngồi, tập đi quá sớm.
Bé gái bị lệch vai và nhìn lệch phải (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Đáng lo ngại nhất của tình trạng này là nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể biến chứng thành cong vẹo độ II, III, cong vẹo cột sống ngực, cột sống thắt lưng, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi...
Cách kiểm tra xem con có bị cong vẹo cột sống không
Giai đoạn ban đầu, trẻ bị cong vẹo cột sống thường không có biểu hiện gì về cảm giác đau mỏi, do vậy việc cha mẹ chú ý và phát hiện các biểu hiện bất thường là rất quan trọng, điều này quyết định đến việc mức độ cong vẹo cũng như thời gian điều trị nhanh hay chậm. Vì thế, các bố mẹ hãy dành chút thời gian để ngắm con mình một cách cẩn thận để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể mắt thường nhìn thấy như nhìn lệch, ngồi vẹo, vai lệch, cổ áo không cân...
Bác sĩ Vũ Thành Luân hướng dẫn bố mẹ cách kiểm tra tư thế của con như sau:
Cho con mặc quần ngắn, cởi áo, tư thế hai chân đứng hình chữ V, hai tay buông lỏng, mắt nhìn thẳng.
Bố mẹ ngồi phía trước quan sát các điểm để so sánh:
- Hai vai có bằng nhau không?
- Hai tai có bằng nhau so với hai vai không?
- Mắt có nhìn thẳng hay lệch trái hoặc phải không?
- Nhân trung - cằm và xương ức có thẳng hàng không?
Ngồi phía sau con quan sát:
- Cột sống lưng và cổ có thẳng hay không?
- Hai xương bả vai có bằng nhau không?
Ngồi sang trái hoặc phải quan sát:
- Tai và vai có nằm trên một đường thẳng hay không?
Nếu có các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên cho con đi khám chuyên khoa sớm nhất có thể. Trong trường hợp bị cong vẹo cột sống, trẻ cần phải điều chỉnh tư thế ngồi, sinh hoạt kết hợp với điều trị bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng; trường hợp nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Mẹo ăn vải thiều không sợ nóng và những điều lưu ý khi ăn vải Vài thiều là một loại trái cây vô cùng nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đây là thức quả gây nóng trong người. Vì thế, cần tìm hiểu những mẹo ăn vải để tránh bị nóng và ngộ độc cho cơ thể. Mẹo ăn vải thiều không sợ nóng và những điều lưu ý khi ăn vải. Ảnh...